Niềm hy vọng hồng phúc | |
Tác giả: | Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên |
Ký hiệu tác giả: |
PH-H |
DDC: | 230.002 - Tổng hợp về Kitô giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
PHẦN I: NIỀM HY VỌNG TRONG CUỘC SỐNG | |
Chương 1: Bao lâu còn sống là còn hy vọng | 9 |
Chương 2: Trông cậy bao nhiêu được bấy nhiêu | 15 |
Chương 3: Lớn lên trong nghịch cảnh | 19 |
Chương 4: Cầu nguyện | 25 |
Chương 5: Hy vọng là sức sống của con người | 32 |
Chương 6: Hy vọng là một động lực | 36 |
Chương 7: Ánh sáng hy vọng | 41 |
Chương 8: Niềm hy vọng thúc đấy sự sáng tạo | 45 |
Chương 9: Thất vọng | 51 |
Chương 10: Thiên chúa là hy vọng của chúng ta | 59 |
PHẦN II: BẢN CHẤT CỦA HY VỌNG | |
Chương 11: Hy vọng - một cảm xúc và một nhân đức | 63 |
Chương 12: Niềm hy vọng kitô giáo là gì? | 67 |
Chương 13: Niềm hy vọng sống lại | 74 |
Chương 14: Sống giây phút hiện tại | 78 |
Chương 15: Chấp nhận hiện tại | 84 |
Chương 16: Tin tưởng vào tương lai | 91 |
Chương 17: Trông chờ điều không thể được | 98 |
Chương 18: Lý do để hy vọng | 104 |
Chương 19: Khát vọng biến đổi thế giới | 113 |
Chương 20: Niềm hy vọng tươi đẹp | 122 |
PHẦN III: ĐỂ NIỀM HY VỌNG LỚN LÊN | |
Chương 21: Can đảm để hy vọng | 127 |
Chương 22: Rèn luyện niềm hy vọng | 132 |
Chương 23: Thanh tẩy ước muốn để niềm hy vọng lớn lên | 135 |
Chương 24: Các tội chống lại niềm hy vọng | 140 |
Chương 25: Hy vọng nảy sinh từ hoàn cảnh nào 144 | |
PHẦN IV: NIỀM HY VỌNG TRONG GIÁO HỘI | |
Chương 26: Niềm hy vọng trong kinh thánh | 151 |
Chương 27: Abraham - con người của lời hứa | 157 |
Chương 28: Niềm hy vọng trong truyền thống Phụng vụ và mục vụ | 164 |
Chương 29: Đặc sủng của đời tu | 169 |
Chương 30: Các bí tích là dấu chỉ của niềm hy vọng | 177 |
Chương 31: Giáo hội chứng nhân của niềm hy vọng | 182 |
Chương 32: Niềm hy vọng của tuổi già - một hồng ân và một sứ vụ | 192 |
Chương 33: Cái chết - hành vi trông cậy cao nhất | 207 |
A. Tổng quan
Niềm hy vọng Ki-tô giáo là nhân đức đối thần thứ hai, để trở nên trung tâm trong ngôn ngữ của Ki-tô giáo. Thế giới ngày nay đang bị đe dọa bởi khủng bố và sự thất vọng, đang cần nghe Tin Mừng của hy vọng. Nhưng các tín hữu hiểu nội dung của hy vọng trong nhiều cách khác nhau. Đối với một số người hy vọng có nghĩa là nhận ra được những khát vọng và hy vọng của xã hội, gia đình và cá nhân. Đối với những người khác, hy vọng có nghĩa là thực hiện công lý cho người nghèo.
Vậy hy vọng hồng phúc mà tác giả muốn nói đến là gì? Chúng ta lần lượt điểm qua bốn chương chính của tác phẩm.
Phần I: Niềm hy vọng trong cuộc sống
Phần II: Bản chất của hy vọng
Phần III: Để niềm hy vọng lớn lên
Phần IV: Niềm hy vọng trong Giáo hội
B. Nội Dung
Phần I: Niềm hy vọng trong cuộc sống
Hy vọng là điều tối cần thiết để con người duy trì sự sống. Bao lâu còn sống là còn hy vọng. Ở đây tác giả đã nói đến một số câu chuyện để nối kết và đặc biệt là câu chuyện về tên gian phi trong sách Tin Mừng theo thánh Lu-ca: “Một trong hai tên gian phi treo trên thập giá cũng nhục mạ Đức Giê-su: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với”. Nếu bạn là một tên tội phạm hấp hối trong đau đớn, sau một cuộc đời đầy dẫy các tội lỗi, bạn có thể hy vọng vào tình yêu của Thiên Chúa, và sự tốt lành của Ngài không? Như tên gian phi còn lại lại dám hy vọng và nói với Chúa Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông xin nhớ đến tôi”
Lớn lên trong nghịch cảnh. Hy vọng là một hạt giống và được ươm lớn lên cho đến khi nó có sức sống đầy ý nghĩa, và hội nhập một tương lai chưa thấy vào trong lối sống đó. Hy vọng lớn lên qua sự thăng trầm của cuộc đời, với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống: an ủi hay buồn phiền.
Để có niềm vui hy vọng thì tác giả đã nói đến cầu nguyện là nuôi dưỡng niềm hy vọng. Nếu tinh thần khuyến khích chúng ta sống giây phút hiện tại với tình yêu, đó chính xác là điều chúng ta làm trong cầu nguyện. Chúng ta không bao giờ dâng chính mình cho hiện tại một cách tuyệt đối cho bằng khi chúng ta cầu nguyện. Nhờ sự thân mật và đồng hóa sâu xa trong tình yêu giữa Thiên Chúa và chúng ta trong cầu nguyện, chúng ta đi vào giây phút “hiện tại” vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Hy vọng là sức sống của con người. Niềm hy vọng tăng sức để người ra sống tiếp cuộc đời mình, Niềm hy vọng đến từ việc biết rằng cuộc sống có ý nghĩa, và Thiên Chúa yêu thương chúng ta và luôn ở cùng chúng ta để giúp chúng ta mang gánh nặng của mình.
Phần II: Bản chất của hy vọng
Hy vọng một cảm xúc và một nhân đức. Hy vọng một cảm xúc mạnh mẽ của con người. Trong cuộc đời Ki-tô hữu chúng ta được kêu gọi hy vọng những gì vượt quá khả năng của chúng ta bởi Thiên Chúa trợ giúp chúng ta. Những hy vọng của chúng ta phải không bao giờ yếu đuối, chúng phải táo bạo và cực đại bởi vì chúng không dựa trên sức mạnh của chúng ta, nhưng dựa trên sự tốt lành vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi để sống vĩnh cửu bởi niềm hy vọng vĩ đại đó phù hợp với sự thật về Thiên Chúa.
Niềm hy vọng sống lại. Niềm hy vọng của Cựu Ước được sống vơi tư cách là một sấm ngôn. Trong giao ước mới niềm hy vọng được sống với tính cách là một sự phong phú hiện tại, là ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô đang chờ ngày hồng phúc trong vinh quang. Vì thế mạc khải của Đức Ki-tô gồm cả hiện tại và tương lai. Điều này dành chỗ cho niềm hy vọng. Hiện tại được bao bọc trong đêm tối của đức tin, trở nên ánh sáng trong một tương lai vẫn còn chưa trông thấy, nhưng hy vọng vào đó.
Nhờ niềm hy vọng, qua kinh nghiệm tâm linh của toàn bộ Ki-tô giáo, chúng ta bắt đầu tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Hy vọng tham dự trước lời hứa về lúc “bấy giờ” của Thiên Chúa. Với tính cách là một kinh nghiệm thần bí, hy vọng tương đối hóa quá khứ và tương lai dưới thế này, và nhấn mạnh hiện tại chúng ta cảm nhận sự sống vĩnh cửu với tính cách là lúc “bấy giờ” của Thiên Chúa. Đó là hiện tại riêng của Thiên Chúa. Tin tưởng vào tương lai. Niềm hy vọng nhìn vào tương lai nhân loại, và niềm hy vọng là kinh nghiệm về Thiên Chúa là tương lai của nhân loại, và niềm hy vọng là kinh nghiệm về Thiên Chúa với tính cách là tương lai.
Phần III: Niềm hy vọng lớn lên
Can đảm để hy vọng. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những thất vọng và sợ hãi. Trong một thế giới đầy những bất ổn và khủng hoảng như hiện nay, chúng ta cần can đảm để sống trong hy vọng. Dường như chúng ta đón nhận mỗi ngày một hay nhiều những thông tin về thân phận con người và hoàn cảnh của hành tinh chúng ta sống.
Rèn luyện niềm hy vọng. Hy vọng là sức sống cho sự viên mãn của một tương lai được Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta. Sự viên mãn này ở trong hình thức hạt giống, được kêu gọi lớn lên và phát triển cho đến khi nó có sức sống đầy ý nghĩa. Hội nhập tương lai chưa thấy vào trong lối sống đó. Hy vọng rèn luyện bởi các kinh nghiệm của con người. Không có chúng, hy vọng không phát triển được.
Niềm hy vọng trong Tân Ước. Làm thế nào Đức Giê-su lại thích hợp với sự hiểu biết về niềm hy vọng với tính cách là một thái độ cắm rễ sâu trong Thiên Chúa bảo trợ? Qua các sách Tin Mừng, Chúa Giê-su được trình bày với tư cách là “người trung gian” Đấng thu hút các “người nhà mới” cho Đấng bảo trợ trên trời, và có thể làm cho họ tiếp xúc với Thiên Chúa bảo trợ toàn năng một cách rõ ràng.
Hy vọng là một thái độ đặc trưng của Ki-tô hữu. Hy vọng là khuynh hướng nền tảng của con người, qua đó chúng ta phó thác, tin tưởng: các mục tiêu khó thực hiện có thể đạt được.
Phần IV: Niềm hy vọng trong giáo hội
Niềm hy vọng trong Kinh Thánh. Abraham – con người của lời hứa. Ông là một con người đã đặt tất cả niềm hy vọng của mình vào các lời hứa của Thiên Chúa. Ông đã khám phá ra sức mạnh có được từ các lời hứa đó và đã dám sống theo lời hứa.
Niềm hy vọng trong đời tu. Đời tu gắn kết với các lời khuyên phúc âm được giáo hội thể chế hóa. Việc này bảo đảm sự trung tín và phát triển của nó. Việc này xảy ra cho mọi đặc sủng mà không làm mất đi căn tính của nó: “Đời tu không phải là một lối sống chỉ có ý nghĩa trong hy vọng. Vì tu sĩ phải thánh hiến chính mình để loan báo cho những người khác niềm hy vọng đã trao ban ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Đó là sứ vụ. Sự thánh hiến cho sứ vụ của Giáo Hội là một phần của đặc sủng và tính triệt để ơn gọi tu sĩ.
Các bí tích là dấu chỉ của niềm hy vọng. Các bí tính là cuộc gặp gỡ với Chúa Ki-tô. Việc tham dự các bí tích giúp chúng ta đón nhận. Giáo hội loan báo niềm hy vọng. Đây là yếu tính của lời rao giảng của Giáo Hội, từ huấn quyền cao nhất đến việc phúc âm hóa bởi các Ki-tô hữu.
Cái chết – hành vi trông cậy cao nhất. Chết là cám dỗ đưa đến nỗi thất vọng của con người. Chết là kinh nghiệm đau đớn nhất của cuộc đời, ngay cả đối với người sống trong hy vọng. Nó là một kinh nghiệm mà không thể lặp lại hay truyền thông cho người khác. Nó lấy chúng ta ra khỏi cộng đoàn, hủy diệt giây phút hiện tại và khát vọng trần tục. Chúng ta chết một cách tuyệt đối và bị tước lột hoàn toàn. Chỉ Chúa Ki-tô chịu đóng đinh trên thập giá đồng hành cùng chúng ta.
(Chủng sinh: Giuse Đỗ Văn Thọ)
-
Tác giả: R. Veritas
-
Tác giả: Lm. Hồng Phúc, CSsR
-
Tác giả: Frank J. Sheed
-
Tác giả: Peter C. Phan
-
Tác giả: P. Grelot
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Louis Bouyer
-
Tác giả: Lm. Antôn Vũ Hùng Tôn
-
Tác giả: Andrew Hurrell
-
Tác giả: Henri Bougeois
-
Tác giả: J. Mouroux
-
Tác giả: Henri de Lubac, SJ
-
Tác giả: Yves Congar, OP
-
Tác giả: Mgr. Bougaud
-
Tác giả: Karl Adam
-
Tác giả: Pietro Rossano
-
Tác giả: R. Veritas