
Để nên môn đệ Đức Kitô | |
Nguyên tác: | Into His Likeness Be Transformed as a Disciple of Christ |
Tác giả: | Edward Sri |
Ký hiệu tác giả: |
SR-E |
Dịch giả: | Giuse Pham Vũ Hải Sơn, OP |
DDC: | 248.3 - Hướng dẫn sống đạo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Dẫn nhập | 9 |
Phần thứ I: “HÃY TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ THẦY” | 19 |
“Hãy theo Thầy” | 21 |
Lời cam kết tuyệt đối | 27 |
Trong “đám bụi mù” của một Rabbi | 40 |
Sự nỗ lực | 52 |
Không hoàn hảo, nhưng được tuyển chọn | 63 |
Phần thứ II: CUỘC ĐỐI THOẠI | 85 |
Gặp gỡ Thiên Chúa trong thung lũng | 89 |
Say “Tình” | 103 |
Tha thứ | 117 |
Chữa lành thực sự, thay đổi thực sự | 122 |
Phần thứ III: ĐƯỢC BIẾN ĐỔI NHỜ LỬA | 135 |
Giữ ngọn lửa cháy sáng | 137 |
Tình bạn Kitô giáo | 163 |
Những dấu chỉ tuyệt vời, ân sủng tuyệt vời | 174 |
Tính ưu việt của đời sống nội tâm | 189 |


Câu chuyện về sự biến đổi của thánh Phê-rô, câu chuyện tại biển hồ khi Đức Giê-su hỏi ông về lòng yêu mến của ông đối với Chúa, là câu chuyện của Thiên Chúa muốn viết lên trong lòng các môn đệ Đức Giê-su muốn gặp ta tại nơi ta đang ở, như ta là và tất cả nỗi sợ hãi, thương tích và tội lỗi của ta và Ngài muốn biến đổi trái tim “philia” của ta thành “agape”.
Những gì Đức Giê-su làm đối với thánh Phê-rô thì Người cũng sẽ thực hiện nơi mỗi người, nếu ta tập đi theo Người như một môn đệ. Để trở nên môn đệ Đức Giê-su, ta cần phải khiêm nhường nhìn ra hai điểm: Sự thật về chính mình và sự thật về những gì mình phải làm hay phải biến đổi trong Đức Ki-tô. Nhưng liệu ta có thể biến đổi? Cuốn sách này chỉ nhằm mục đích giúp độc giả tuân theo những thúc giục ban đầu của Thánh Linh, để ta có thể chủ động gặp gỡ Đức Ki-tô thêm mỗi ngày và sẵn sàng hơn trước quyền năng ân sủng của Người ngõ hầu đạt được biến đổi.
Ta đến phần thứ nhất của cuốn sách: “Hãy trở thành môn đệ Thầy”. Có thể đôi lúc ta đã trải qua những khoảnh khắc nhất định khi cảm nhận Thiên Chúa đang kêu gọi ta làm điều gì đó. Điều này có lẽ không phải là một kinh nghiệm tâm linh phi thường như nhìn thấy những thị kiến hoặc thiên thần xuất hiện với ta. Đó có thể là những thúc giục của Thiên Chúa dù nhỏ bé nhưng đó là thời điểm Đức Giê-su mời gọi ta bước theo Ngài mỗi ngày, mời gọi ta trở nên môn đệ của Người.
Thật không may, nhiều Ki-tô hữu không xem mình là môn đệ khi nói: “Tôi chỉ là một Ki-tô hữu bình thường, tôi đi lễ, tôi tin, tôi cố gắng trở thành một người tốt nhưng tôi không đủ tốt để trở thành môn đệ” và họ coi đó là ngoài khả năng của họ. Vậy nếu ta nói với họ rằng việc trở thành môn đệ không nằm ngoài khả năng và đó là điều ta có thể bắt đầu thực hiện trong tương quan với Thiên Chúa. Đôi khi ta cũng tự hỏi ta bước theo Chúa một cách thực sự hay ta chỉ là một “fan” của Người. Tác giả cho biết rằng Đức Giê-su không bao giờ lôi kéo người khác vào sứ vụ của Người nhưng Người dùng hành động cùng trái tim của Người để đánh động ta, thúc đẩy ta đến với Người. Ngài tìm kiếm những người sẵn sàng đưa ra một cam kết trọn vẹn với Người và trở thành môn đệ của Người. Hơn hết, Ngài còn muốn trở thành một phần cuộc sống của ta, trở thành trung tâm trong trái tim ta.
Vậy điều gì xảy ra khi chào đón Đức Giê-su vào cuộc đời ta, ta sẽ cảm nghiệm được một mầu nhiệm cao cả. Đó là mầu nhiệm của sự hiến thân, là sự bình an, niềm vui và ý nghĩa mục đích sâu sắc hơn khi ta sống trong Đức Ki-tô. Hơn nữa, những khi ta gặp đau khổ, tổn thương, ta sẽ nhận ra mình không đơn độc mà Đức Giê-su thật sự đang ở đây với ta để giúp ta vượt qua nó. Mục đích thật sự khi ta bước theo Đức Giê-su đó là họa lại toàn bộ lối sống của Người. Chính Đức Giê-su đã trao sứ mạng cho nhóm các Tông đồ để họ không chỉ” làm cho muôn dân trở thành môn đệ” mà còn để họ tuôn giữ tất cả những gì Người dạy.
Biết mục tiêu, mục đích khi trở thành môn đệ của Người nhưng ta có bước theo Người cách trung thực như một môn đệ. Tác giả đưa ra các dấu hiệu cho thấy ta đang trên con đường trở thành một môn đệ. Trong tâm hồn ta luôn có các cuộc chiến nội tâm, ta cũng cảm nhận được Thiên Chúa mời gọi ta yêu thương nhiều hơn, kiên nhẫn và rộng lượng và đặc biệt ta muốn yêu mến Chúa hết lòng, hết dạ, hết sức.
Ta theo bước Người và Người đồng hành với ta. Vì thế, ta cần chú ý năm điểm vàng trên con đường trở thành môn đệ:
- Các môn đệ không chọn Đức Giê-su, chính Người đã chọn các ông.
- Đức Giê-su không chỉ là Thầy mà còn là Chúa.
- Các môn đệ của Đức Giê-su không phải là những kiểu mẫu hoàn hảo. Các ông là những khuôn mẫu của một tiến trình.
- Đức Giê-su không chỉ là một khuôn mẫu để bắt chước mà Người ngự trong ta và biến đổi ta từ bên trong.
- Đức Giê-su không an ủi ta nhưng kêu gọi ta vác thập giá.
Đó là những lời kêu gọi, những thúc đẩy ta vào hành trình trở thành người môn đệ. Và khi ta đồng ý kiến và ta sẽ đối thoại với người thầy của mình để đạt được biến đổi. Đó cũng là phần hai của tác phẩm: Cuộc đối thoại. Tiến trình trở thành người môn đệ có thể được phân biệt theo bậc chuyển động.
- Cuộc đấu tranh hướng về phía trước. Đôi lúc ta không nhận ra mức độ tội lỗi, nhược điểm của mình và cách thức chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của ta ra sao. Vì thế, ta thấy mình chỉ lúng túng trong cuộc sống hoặc ngây ngô bao nhiêu để thuyết phục bản thân ta đang sống hạnh phúc. Nhưng điều đó sẽ biến đổi khi Đức Giê-su trở thành ưu tiên. Điều này thúc đẩy ta muốn thay đổi, muốn trở nên tốt hơn. Đây là chuyển động hướng thượng được phát ra bên trong người môn đệ.
- Chuyển động thứ hai là thụt lùi. Dù ta cố gắng hết mình nhưng ta vẫn sẽ phải đối mặt với hạn chế và nhược điểm của chính mình. Vì thế, ta cảm thấy mình bị thụt lùi lại phía sau. Khi đứng trước thụt lùi, ta có ba con đường lựa chọn. Con đường thứ nhất phải tránh đó là tuyệt vọng. Con đường thứ hai phải tránh là thiếu kiên nhẫn. Con đường thứ ba ta cần có là phải đối mặt với tội lỗi và thất bại
- Điều trên dẫn đến chuyển động thứ ba đó là sự khiêm nhường, đón nhận, con đường của người môn đệ.
Một điều khác khi ta vấp ngã, cảm thấy thụt lùi thì ta hãy tin rằng Đức Giê-su sẽ đến thăm hỏi ta, tha thứ ta, chữa lành ta và thêm sức mạnh cho ta.
Ta sẽ được biến đổi trong Đức Ki-tô khi ta chỉ sống cho mình Ngài mà thôi. Đây cũng là ý nghĩa chính của phần 3: Được biến đổi nhờ lửa mà tác giả muốn giới thiệu với độc giả: Đức Giê-su đến để mang tia lửa biến đổi cho ta, nâng đỡ ta bằng ân sủng của Người. Ta cần phải giữ ngọn lửa niềm tin này cháy sáng trong suốt cuộc đời mình. Làm thế nào ta giữ được mối tương quan giữa ta với Đức Giê-su ngày càng phát triển. Kinh Thánh đưa ra bốn thực hành quan trọng, đó có thể coi là thói quen quan trọng của người môn đệ. Đó là dâng hiến chính mình cho giáo huấn của các Tông đồ, sự hiệp thông, hành động bẻ bánh và cầu nguyện. Ta được biến đổi nhờ Thiên Chúa nhưng bốn thói quen trên giúp ta sẵn sàng để đón nhận ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho ta.
Muốn giữ ngọn lửa đức tin bừng cháy một cách khác đó là sự hiệp thông với tha nhân vì ở nơi tha nhân ta sẽ gặp được Thiên Chúa. Nếu ta muốn trở nên giống Đức Ki-tô hơn và thường xuyên gặp gỡ Người theo cách Người trực tiếp muốn biến đổi ta nhất thì hãy đến với các Bí tích: Tác giả tập trung vào các Bí tích sau: Hòa giải và Thánh Thể. Bí tích Hòa giải đưa ta vào trọng tâm của vị thế người môn đệ và không có cuộc gặp gỡ sâu sắc hơn nào với lòng thương xót của Chúa cho bằng trong Bí tích Hòa giải. Khi lãnh nhận bí tích Hòa giải, ta sẽ được tự do, ta sẽ được chữa lành, nâng đỡ gánh nặng của ta và cho ta một khởi đầu mới trong cuộc sống. Bí tích Thánh Thể nhận được điều tốt đẹp nhất đó là Mình và Máu Người. Vì thế, ta cần có lòng sùng kính Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể. Ta cần có sự chuẩn bị: thứ nhất hãy dọn mình để gặp Chúa trong phục vụ Lời Chúa, thứ hai dành thời gian dâng lời tạ ơn, sau khi rước lễ. Cuối cùng là dành thời gian đến viếng thăm Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể.
Ở trên là những cách thức giúp ta có thể chủ động gặp gỡ Thiên Chúa, chủ động chuẩn bị để đón nhận ân sủng của Người để Người biến đổi ta từ nên giống Người, trở thành môn đệ đích thực của Người.
(Chủng sinh: Đinh Thanh Tùng)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Fr. John Fuellenbach, SVD
-
Tác giả: Người tín hữu
-
Tác giả: M.C.S
-
Tác giả: Gloria Hutchison
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Th. Phanxicô Salêdiô
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: ĐHY. Walter Kasper
-
Tác giả: Michel Hubaut
-
Tác giả: R. P. Louis Colin, CSsR
-
Tác giả: Paul de Jeagher, SJ
-
Tác giả: Carlo Carretto
-
Tác giả: Martin Luther King
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: José Prado Flores
-
Tác giả: Wayne Syer
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Dave Toycen
-
Tác giả: John W.Crossin, OSFS
-
Tác giả: Socrates B. Villegas
-
Tác giả: Robert F. O'Toole, SJ
-
Tác giả: Josemaria Escriva
-
Tác giả: JnM. Nguyên Phương
-
Tác giả: Segundo Galilea
-
Tác giả: Dwight H. Judy
-
Tác giả: Louis Lallemant
-
Tác giả: Jean-Paul II
-
Tác giả: P. Baron, OP
-
Tác giả: CH.V. Héris
-
Tác giả: F-D. Joret
-
Tác giả: Calos Mesters
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Fr. Bernard Gaudeul
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: André Séve
-
Tác giả: Claude Geffré
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: ĐHY. Walter Kasper
-
Tác giả: Ferdinand Alquié
-
Tác giả: C.D. Darlington
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: Michel Remery
-
Tác giả: Peter Kreeft