Thinh lặng thánh | |
Tác giả: | Lm. Micae Trịnh Ngọc Tứ |
Ký hiệu tác giả: |
TR-T |
DDC: | 248.3 - Hướng dẫn sống đạo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 1 |
Hiện trạng các bản sách
|
Lời nói đầu | 3 |
CHƯƠNG MỘT: KHÁI NIỆM THINH LẶNG | 7 |
1. Phân biệt im lặng và thinh lặng | 7 |
1.1. Im lặng là gì? | 7 |
1.2. Thinh lặng là gì? | 7 |
2. Các trạng thái thinh lặng | 8 |
2.1. Thinh lặng bên ngoài | 8 |
2.2. Thinh lặng bên trong | 9 |
2.3. Thinh lặng thánh | 9 |
CHƯƠNG HAI:TẦM QUAN TRỌNG CỦA THINH LẶNG | 14 |
1. Tại sao chúng ta phải thinh lặng? | 14 |
1.1. Thinh lặng để nhận biết chính mình | 14 |
1.2. Thinh lặng để đón nhận tha nhân | 15 |
1.3. Thinh lặng để nhận biết Thiên Chúa | 17 |
2. Sự cần thiết của thinh lặng | 18 |
3. Thinh lặng là một nhân đức | 19 |
4. Thinh lặng là một mầu nhiệm | 21 |
5. Con người sợ thinh lặng | 22 |
5.1. Sợ vì phải đối diện với chính mình | 22 |
5.2. Sợ vì phải đối diện với Thiên Chúa | 23 |
5.3. Sợ vì mất thời gian | 24 |
6. Nơi ngự trị của thinh lặng | 25 |
7. Phải làm gì để giữ thinh lặng? | 26 |
CHƯƠNG BA: THINH LẶNG CHIỀU KÍCH PHONG PHÚ | 28 |
1. Thinh lặng lắng nghe | 28 |
2. Thinh lặng chiêm niệm | 29 |
3. Thinh lặng cầu nguyện | 30 |
4. Thinh lặng phụng vụ | 31 |
4.1. Thinh lặng của Lời Chúa | 34 |
4.2. Thinh lặng Thánh Thể | 36 |
4.3. Linh mục với thinh lặng | 37 |
4.4. Thinh lặng trong Thánh lễ | 39 |
CHƯƠNG BỐN: SỨC MẠNH CỦA THINH LẶNG | 42 |
1. Thinh lặng với sự dữ | 42 |
2. Thinh lặng với bệnh tật | 44 |
3. Thinh lặng với cái chết | 46 |
4. Thinh lặng Thiên đàng | 49 |
CHƯƠNG NĂM: NGƯỜI HÙNG THINH LẶNG TRONG KINH THÁNH | 51 |
1. Người hùng thinh lặng trong Cựu ước | 51 |
1.1. Tổ phụ Abraham | 51 |
1.2. Môsê | 54 |
1.3. Elia | 55 |
1.4. Gióp | 60 |
1.5. Zacharia | 63 |
2. Người hùng thinh lặng trong Tân ước | 64 |
2.1. Gioan Tẩy Giả | 64 |
2.2. Giuse, người hùng của thinh lặng | 66 |
3. Đức Maria | 71 |
4. Chúa Giêsu, bậc thầy thinh lặng | 77 |
4.1. Thinh lặng của Tình yêu Giêsu | 83 |
4.2. Thinh lặng của lòng quảng đại | 85 |
4.3. Thinh lặng của tha thứ | 86 |
5. Thinh lặng của Thiên Chúa | 88 |
6. Thinh lặng của Chúa Thánh Thần | 90 |
CHƯƠNG SÁU: NGƯỜI HÙNG THINH LẶNG TRONG HỘI THÁNH | 93 |
1. Thánh Antôn Ai Cập | 93 |
2. Thánh Monica | 95 |
3. Thánh Biển Đửc | 98 |
4. Thánh Phanxico Assisi | 100 |
5. Ignatio de Loyola | 103 |
6. Thánh Têrêsa Avila | 106 |
7. Thánh Gioan Thánh giá | 112 |
8. Thánh Gioan M. Vianney | 117 |
9. Charles De Foucauld | 124 |
10. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu | 128 |
11. Mẹ Têrêsa Calcutta | 131 |
Cuộc sống con người hôm nay đang bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố. Một trong số đó là tiếng ồn. Tiếng ồn len lỏi vào cuộc sống thường ngày, đôi khi gây ra sự xáo trộn, thậm chí đến mức ô nhiễm tiếng ồn. Con người hôm nay có lẽ cũng thích tìm đến những nơi huyên náo, ồn ào, sôi động: người trẻ thích đến những nơi đông vui, các chương trình ca nhạc, trung tâm thương mại, hội chợ… Cả hai yếu tố này đã làm cho cuộc sống con người mất đi những giây phút thinh lặng. Thật không dễ để tìm được một nơi mà hoàn toàn tránh xa được những ào ào sôi động của cuộc sống nhộn nhịp này. Chính những điều này đã dần đánh mất hay làm lu mờ giá trị của những phút giây thinh lặng cô tịnh. Người ta cho rằng cuộc sống không ồn ào là một cuộc sống buồn tẻ, cô đơn.
Để giúp con người khám phá giá trị của thinh lặng và quay trở lại với cõi lòng sâu thẳm của mình, nhiều tác giả đã viết về chủ đề này. Trong số những tác phẩm đó phải kể đến: Đức Hồng y Robert R. Sara – tác giả của cuốn sách “Sức mạnh của sự thinh lặng”; “Những nẻo đường thinh lặng” – Micael Hubaut và cuốn sách “Thinh lặng Thánh” do linh mục Trịnh Ngọc Tứ biên soạn. Cuốn sách cung cấp cho độc giả những gì cơ bản và cần thiết nhất liên quan đến thinh lặng, giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung cũng như hiểu được ý nghĩa và giá trị của thinh lặng trong cuộc sống.
Cuốn sách gồm có 6 chương được chia thành 3 phần:
Phần 1: Tác giả đề cập đến khái niệm và tầm quan trọng của thinh lặng gồm hai chương: chương I và chương II.
Phần 2: Sau khi viết về khái niệm, tác giả cho người đọc thấy những chiều kích phong phú và sức mạnh của thinh lặng gồm chương III và chương IV.
Phần 3: Hai chương cuối cùng không chỉ dừng lại ở phần lý thuyết mà tác giả còn đưa ra những con người rất sống động trong Kinh Thánh, để minh hoạ cho phần lý thuyết mà tác giả vừa trình bày ở trên.
Nội dung chi tiết.
Phần I
Trước hết tác giả đưa ra hai khái niệm im lặng và thinh lặng. Theo tác giả, im lặng là ngừng hoạt động của môi miệng và không nói ra bằng lời. Tuy vậy, có thể một người im lặng bên ngoài nhưng lại nói bằng tư tưởng, trí óc. Ngược lại, khác với im lặng thì thinh lặng không chỉ là ngừng hoạt động môi miệng nhưng còn để cả trạng thái tâm hồn không gợn sóng, đắm mình trong một không gian tĩnh tại, phẳng lặng.
Theo tác giả, “thinh lặng” cũng có nhiều trạng thái khác nhau. Thấp nhất là thinh lặng bên ngoài: khi chúng ta giữ gìn tiếng nói, giao tiếp vừa đủ nghe, tránh làm những việc gây ồn ào. Cao hơn một bậc, chúng ta có thinh lặng bên trong nghĩa là chúng ta ở trong trạng thái không suy nghĩ bất cứ điều gì, loại bỏ mọi tư tưởng bực dọc, ghen ghét. Cao hơn một bậc nữa đó là “thinh lặng thánh”. Cũng giống như thinh lặng bên trong nhưng thinh lặng thánh tiền sâu hơn một bước: thinh lặng thánh để gặp gỡ Chúa. Thinh lặng thánh diễn ra trong những khi chúng ta tham dự phụng vụ và cầu nguyện riêng tư. Ở đây, tác giả cũng lưu ý rằng: thinh lặng thánh sẽ chỉ có được khi con người ở trạng thái thinh lặng bên trong. Tác giả cũng đề cập thêm rằng: ngoài những sự thinh lặng vừa kể trên còn có một loại thinh lặng khác - đó là thinh lặng tiêu cực. Giả sử ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển, có những đứa trẻ ôm điện thoại cả ngày mà không gây ra bất cứ sự ồn ào nào. Bên cạnh đó, tác giả còn gọi tên một vài loại thinh lặng khác như: thinh lặng dửng dưng, thinh lặng khinh bỉ và thinh lặng kiêu căng…
Vậy đâu là tầm quan trọng của sự thinh lặng?
Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã trả lời một câu hỏi khác là: Tại sao chúng ta phải thinh lặng? Theo tác giả, khi thinh lặng ta trở về với cõi sâu thẳm của lòng mình. Và khi đó, ta dễ dàng nhận biết, suy xét và nhìn thấu con người thực của mình để nhận ra mình nhỏ bé trong vũ trụ, nhận ra tiếng nói của lương tâm, qua đó mình biết sống khiêm tốn. Không những thế, thinh lặng còn giúp ta đón nhận tha nhân. Như đã nói ở trên, khi thinh lặng ta trở về với chính mình, lắng nghe được tiếng nói của lương tâm. Vì thế, ta cũng dễ dàng nhận ra những thiếu xót của bản thân, từ đó mà thông cảm cho những thiếu xót của anh em sống xung quanh mình. Những phút giây thinh lặng cũng làm cho mình có cơ hội lắng nghe người khác, từ đó mà hiểu họ hơn. Cao cấp nhất, chúng ta thinh lặng để có thể gặp gỡ, trò chuyện và lắng nghe tiếng Chúa. Kinh Thánh cho chúng ta một chỉ dẫn: không một ngôn sứ, một nhân vật nào gặp Chúa trong sự ồn ào, náo nhiệt nhưng là những nơi cô tịch, thanh vắng.
Thinh lặng cần thiết và quan trọng như thế nhưng tại sao con người sợ thinh lặng? Trước hết, con người sợ đối diện với chính mình. Họ sợ rằng rơi vào thinh lặng sẽ khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt. Bên cạnh đó, họ cũng sợ nghe tiếng lương tâm, sợ đối diện với những tội lỗi, những quá khứ mà có thể ở đó có những vết nhơ. Không dừng lại ở đó, con người sợ thinh lặng vì họ sợ phải đối diện với chính Thiên Chúa. Ngoài ra, con người cũng sợ rằng thinh lặng là mất thời gian. Đối với những người đó, công việc là trên hết, công việc là thước đo giá trị một người. Vì thế, họ phải nỗ lực làm sao hoàn thành được thật nhiều việc. Ngay cả trong những việc thánh thiêng, rất nhiều người cũng không thích sự thinh lặng như: vào nhà thờ là phải đọc kinh liên tục; trong cả giờ chầu Thánh Thể, cộng đoàn và ca đoàn cũng phải luôn phiên hát hay đọc, hiếm khi có một giây phút thinh lặng…
Phần II
Thinh lặng có những chiều kích phong phú. Trước hết, đó là chiều kích lắng nghe. Chỉ thinh lặng không không thì cũng chưa có gì đáng nói nhưng phải là một sự thinh lặng đi kèm sự lắng nghe. Lắng nghe chính mình và lắng nghe những người khác. Chiều kích tiếp theo đó là thinh lặng chiêm niệm. Nơi đó, con người thinh lặng trong sự kết hợp linh thiêng với Thiên Chúa. Chiều kích tiếp theo, tác giả đề cập tới thinh lặng cầu nguyện. Tiếp theo là thinh lặng phụng vụ. Đó là những khoảng lặng trong phụng vụ như khi thú tội, khi nghe xong bài chia sẻ Lời Chúa, sau khi rước Mình Thánh…
Tiếp theo, tác giả đề cập tới sức mạnh mà thinh lặng đem lại như sau:
Trước hết, thinh lặng đẩy lui sự dữ. Tại sao lại như thế? Thưa là vì trong thinh lặng, ta kín múc được ân sủng và sức mạnh từ chínhThiên Chúa để chiến đấu với sự dữ. Đối với con người, ma quỷ luôn gây ồn ào và tìm cách thu hút con người vào những chốn ồn ào. Mục đích không gì khác hơn là ngăn cản con người đi vào sự nghỉ ngơi nơi Thiên Chúa.
Thinh lặng trong bệnh tật. Khi ta bị bệnh tật, nếu không đi vào thinh lặng mình dễ có thái độ cho rằng Thiên Chúa bỏ rơi mình, để bệnh tật làm khổ đau thân xác. Nhưng chỉ khi thinh lặng, ta nhận ra rằng Thiên Chúa không gây nên những đau khổ đó. Và hơn nữa, chính Người cũng từng chịu đau đớn thể xác khi đối diện với các chết. Như thế, khi nhận ra điều này, ta không còn ồn ào nói ra những lời than trách số phận nhưng có niềm trông cậy và được kết hợp với những đau đớn của Chúa.
Cũng tương tự như thế, khi đứng trước cái chết, đặc biệt sự ra đi đột ngột của những người thân yêu, chỉ trong thinh lặng con người mới hiểu được mầu nhiệm sự chết. Con người muốn sống lâu, trường thọ hay thậm chí không phải chết, nhưng rồi ai cũng phải đến lúc nhắm mắt lìa đời. Vì thế, trước sau con người cũng phải suy niệm về sự chết, và con đường đó chỉ tìm thấy ngang qua sự thinh lặng.
Phần III
Sau khi đã trình bày về lý thuyết của sự thinh lặng, tác giả đưa ra những minh chứng sống động cho những gì tác giả vừa trình bày.
Trước hết, đó là những nhân vật trong Cựu Ước. Nhân vật đầu tiên có thể kể đến đó là Môsê. Có rất nhiều lần Môsê đi vào thinh lặng cầu nguyện, gặp gỡ Chúa. Nhưng nổi bật nhất, đó là thời gian thanh luyện trong thinh lặng và cô tịch bốn mươi đêm ngày trên núi Sinai. Sau thời gian đó, ông đã được Thiên Chúa ban cho mười điều răn. Và sau đó, trong suốt hành trình từ Ai Cập về đất hứa, Môsê luôn lên núi thinh lặng để thỉnh ý Thiên Chúa. Nhưng nhân vật tiếp theo có thể kể đến như Elia, Gióp.
Sang thời Tân Ước, tác giả cũng đưa ra một vài hình mẫu như khuôn mẫu, tấm gương của sự thinh lặng. Trước tiên phải kể đến Gioan Tẩy Giả. Ông đã lui vào sa mạc sống thinh lặng trong một khoảng thời gian dài. Chính nơi sa mạc, Gioan đã sống một đời sống cầu nguyện liên lỉ. Trong thinh lặng, ông đã gặp gỡ Đấng đã trao phó sứ vụ cho ông. Sau Gioan, tác giả nhắc đến thánh Giuse – người hùng của sự thinh lặng. Không cần nói quá nhiều thì ai cũng rõ thánh Giuse là người thinh lặng như thế nào. Và không thể không kể đến Đức Giêsu – bậc thầy của sự thinh lặng. Trước khi đi rao giảng công khai, Chúa đã sống ba mươi năm ẩn dật – đó là quãng thời gian quý báu của sự thinh lặng. Và trong suốt hành trình đi rao giảng, sau mỗi ngày hay trước mỗi biến cố quan trọng, Chúa đều lui vào sự cô tịch, lên núi để cầu nguyện… Có khi đó là sự thinh lặng của tình yêu khi Chúa tha thứ cho cô gái bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đó là sự thinh lặng của lòng quảng đại khi Chúa nhìn cách bà goá nghèo một đồng kẽm vào đền thờ. Và đặc biệt là sự thinh lặng của tha thứ khi Ngài bị treo trên Thập giá.
Ở chương sáu là chương cuối cùng, tác giả liệt kê đến những con người thinh lặng gần gũi hơn. Đó là những con người sống gần gũi, được Giáo hội ghi nhận. Nhân vật đầu tiên là thánh Antôn Ai Cập. Được ơn thúc đẩy, ngài đã bán hết của cải, lui vào sống trong thinh lặng trong sa mạc, giữa sông Nil và Biển Đỏ. Ngài đã sống trong thinh lặng suốt hơn hai mươi năm. Chính thánh nhân đã thành lập những đan viện đầu tiên trên thế giới và ngài được gọi là cha đẻ của đời sống đan tu và là ông tổ của các đan sĩ.
Cũng giống như thánh Antôn, thánh Biển Đức cũng rời Rôma và lui vào sống trong vùng núi tĩnh mịch ở mạn đông thành phố. Chính trong thời gian này, ngài đã trưởng thành trong đời sống thiêng liêng và thắng vượt những cơn cám dỗ. Thánh nhân đã cảm nhận sâu sắc lời Thánh vịnh 64: “Lạy Chúa, đối với Chúa, thinh lặng cũng trở thành lời ca ngợi”. Thánh Biển Đức cũng là một trong những mẫu gương của đời sống đan tu.
Ngoài ra, tác giả còn kể đến thánh Phanxicô Assisi, thánh Ignatio Loyola, thánh Gioan thánh giá và gần chúng ta nhất là Mẹ Teresa Calcutta. Trong một lần được phỏng vấn, mẹ đã trả lời rằng: “Chính những giây phút thinh lặng cầu nguyện đã đem đến sức mạnh để mẹ tiếp tục những công việc mà mẹ đang làm”.
Qua những trang sách trên, có thể thấy tác giả đã cho người đọc thấy được thinh lặng thực sự là thế nào. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy sự quý giá và sức mạnh mà thinh lặng đem lại. Có thể thấy không một thánh nhân vĩ đại nào mà lại không yêu mến và sống đời sống thinh lặng. Là những người đi theo Chúa, sự thinh lặng lại càng cần thiết hơn nữa. Mong rằng qua cuốn sách nhỏ bé này, mỗi người sẽ thêm hiểu biết và càng thêm yêu mến đời sống thinh lặng hơn.
(Chủng sinh Giuse Phạm Văn Đồng)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Fr. John Fuellenbach, SVD
-
Tác giả: Người tín hữu
-
Tác giả: M.C.S
-
Tác giả: Gloria Hutchison
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Th. Phanxicô Salêdiô
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Michel Hubaut
-
Tác giả: R. P. Louis Colin, CSsR
-
Tác giả: Paul de Jeagher, SJ
-
Tác giả: Carlo Carretto
-
Tác giả: Martin Luther King
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: José Prado Flores
-
Tác giả: Wayne Syer
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Dave Toycen
-
Tác giả: John W.Crossin, OSFS
-
Tác giả: Socrates B. Villegas
-
Tác giả: Robert F. O'Toole, SJ
-
Tác giả: Josemaria Escriva
-
Tác giả: JnM. Nguyên Phương
-
Tác giả: Segundo Galilea
-
Tác giả: Dwight H. Judy
-
Tác giả: Louis Lallemant
-
Tác giả: Jean-Paul II
-
Tác giả: P. Baron, OP
-
Tác giả: CH.V. Héris
-
Tác giả: F-D. Joret
-
Tác giả: Calos Mesters
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Fr. Bernard Gaudeul
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: André Séve
-
Tác giả: Claude Geffré
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Ferdinand Alquié
-
Tác giả: C.D. Darlington
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: Michel Remery
-
Tác giả: D. J. Cardinal Mercier