
Trò hề ở Rôma | |
Nguyên tác: | Clowning in Rome |
Tác giả: | Henri J. M. Nouwen |
Ký hiệu tác giả: |
NO-H |
Dịch giả: | Giuse Nguyễn Anh Khoa, OP |
DDC: | 248.31 - Hướng dẫn cầu nguyện |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Lời tựa cho lần tái bản thứ I | 1 |
Dẫn nhập | 17 |
Chương I: Cô tịch và đời sống cộng đoàn | 23 |
Dẫn nhập | 24 |
Cô tịch và thân tình | 27 |
Cô tịch và quan tâm | 35 |
Cô tịch và cầu nguyện | 44 |
Kết luận | 54 |
Chương II: Độc thân khiết tịnh và nơi thiêng thánh | 57 |
Dẫn nhập | 58 |
Trong một thế giới mà đời sống độc thân được lựa chon | 60 |
Chứng nhân | 67 |
Bậc sống | 76 |
Kết luận | 83 |
Chương III: Cầu nguyện và trầm tưởng | 87 |
Dẫn nhập | 88 |
Suy tưởng miên man | 93 |
Cầu nguyện liên lỉ | 99 |
Kỷ luật | 107 |
Kết luận | 117 |
Chương IV: Chiêm niệm và sứ vụ | 119 |
Dẫn nhập | 120 |
Đời sống chiêm niệm | 122 |
Cầu nguyện chiêm niệm | 139 |
Kết luận | 145 |


Khi còn bé, cha Henri rất thích những gánh xiếc và niềm vui ấy chưa khi nào phai nhoà. Nhiều năm về sau, đặc biệt lúc cuối đời, Cha có ý viết một tiểu thuyết lấy cảm hứng từ hình ảnh gánh xiếc, qua đó đan lồng vào những cảm nghiệm tâm linh của mình. Nhưng ý nguyện ấy đã không thành vì sự ra đi đột ngột của cha.
Trong chuyến du lịch đến Rôma khi đã hơn 70 tuổi, cha Henri dần đà phát hiện ra hình ảnh “chú hề của Rôma" nơi những người chấp nhận tiêu phí thời gian đời họ cho những kẻ thấp hèn, bị bạc đãi, hắt hủi, đôi khi cả những người hung hãn từng là nạn nhân của bạo lực và ghẻ lạnh. Quan sát cuộc sống của những chú hề vô danh dám tiêu pha sức sống vào việc chăm sóc anh chị em của họ trong một thành phố, tuy nổi tiếng là một địa điểm hành hương, nhưng cũng nhuốm màu bạo lực, cha Henri được thúc đẩy kể về chú hề xuẩn ngốc khi chọ cho mình một cuộc sống chỉ biết hiến thân cho tình yêu cùng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.
Chương 1: Cô tịch và đời sống cộng đoàn
Trong chương này, tác giả đã cố gắng diễn tả thực trạng một xã hội đầy nguy biến đang ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến đời sống của chúng ta trong tư cách là thành viên gia đình, giáo dân cùng xứ và người đồng đạo. Các mối tương quan của chúng ta đang bị huỷ hoại bởi sợ hãi và giận dữ, các trách vụ chung đang bị đe doạ bởi những tan vỡ và chủ nghĩa cá nhân, đời sống cầu nguyện đã mất đi vị thế trung tâm trong đời sống thường nhật.
Thứ đến, tác giả nhấn mạnh đến việc thực hành cô tịch không phải như một giải pháp đơn thuần cho những vấn nạn nêu trên, mà còn là nơi chốn từ đó chúng ta tìm ra lời hồi đáp cho những thách thức của thời đại. Tác giả mô tả cô tịch như một nơi dành cho sự gặp gỡ tuyệt vời với Thiên Chúa, một nơi mà sự thân tình chín chắn triển nở giữa mọi người, một nơi mà chúng ta có thể khám phá và tái khám phá ra ơn gọi chung của mọi người để trở nên những đứa con cùng Cha cùng Mẹ. Tác giả đã cố gắng cho thấy sự cô tịch thật là nền tảng của một đời sống chung trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn. Và cuối cùng, tác giả muốn giúp mọi người nhìn ra tác động thâm sâu mà cô tịch đem lại: một viễn cảnh mới cho tầng ý nghĩa của sự khiết tịnh, vâng phục và nghèo khó. Cô tịch giúp chúng ta trải nghiệm tình yêu Thiên Chúa như nguồn mạch cho mọi tình cảm con người, và do đó, khiến chúng ta nhìn nhận sự khiết tịnh như một chỉ dẫn để có được tương quan thân tình với tha nhân. Cô tịch khiến chúng ta vâng theo tiếng gọi của Chúa để bước vào một đời sống chung, và cô tịch đòi hỏi chúng ta trở nên nghèo khó, nhờ vậy chúng ta có thể tạo cho mình một khoảng không tự do, một nơi mà tất cả những người khốn khổ trên thế giới này được đón nhận, được nâng đỡ bằng những lời cầu không bao giờ tắt. Do vậy, cô tịch là nền tảng để vâng phục, khiết tịnh, khó nghèo được triển nở, cùng trở nên những ân huệ to lớn cho đời sống chúng ta.
Tác giả hy vọng các bạn đã bị thuyết phục về tính quan yếu của cô tịch trong đời sống gia đình, giáo xứ và cộng đoàn. Tại thời điểm cuối cùng của thiên niên kỉ này, chúng ta hãy cùng cố cam kết thực hiện sự cô tịch, cho đến ngày được vây quanh bởi biến cố Khải Huyền, chúng ta vẫn giữ lòng trung thành với Thiên Chúa. Hãy sống thật với căn tính mình, nhờ vậy chúng ta có thể đưa dẫn nhiều người đến với những ánh nhìn hy vọng: “Xem họ thương nhau kìa, xem họ chăm sóc người khác kìa, xem họ cầu nguyện với Thiên Chúa của họ kìa”.
Chương 2: Độc thân khiết tịnh và nơi thiêng thánh
Từ việc cố gắng khơi gợi và tổng hợp những suy tư về đời sống độc thân, tác giả nhận ra còn quá nhiều thắc mắc từ phía các bạn về đời sống độc thân chưa tìm được lời giải đáp thích đáng. Tác giả nhận thấy tác giả chưa phân tích về bản năng tính dục của chúng ta cùng với những đam mê, ham muốn, những nhu cầu trong đời sống thường nhật trong một đời sống đầy căng thẳng của mỗi người. Tác giả cũng chưa nói gì đến tác động mạnh mẽ của việc thực hành cuộc sống độc thân trong đời sống cộng đoàn. Tác giả đã bỏ sót việc trình bày về hoa trái, ân sủng và niềm vui vốn đi kèm với đời sống độc thân.
Thật sự, tác giả chủ ý tránh nhấn mạnh đến khía cạnh hoa trái của sự độc thân. Nói về độc thân một cách chân phương như thể một cách sống có thể khiến chúng ta sẵn sàng hơn người khác và khuyến khích chúng ta rộng lượng chia sẻ ân sủng mình được lãnh nhận, hay giúp chúng ta bước đi tự do đến với những ai đang túng quấn, tác giả e ngại gắn cho độc thân màu sắc quá lợi ích hoặc quá hạn hẹp. Tác giả sợ rằng chúng ta không nhận thức đủ đến nỗi trở nên xuẩn ngốc khi biến mình thành một người bị thiến vì Nước Trời (Mt 19,12).
Đức Giêsu không bao giờ nói về sự độc thân như một bậc sống thực tiễn, đầy lợi ích hay có hiệu quả. Người chỉ nói rằng “ Ai hiểu được thì hiểu”. Người mời gọi chúng ta hiểu rõ rằng độc thân không luôn là lựa chọn đáng chọn nhất, dễ hiểu nhất và rõ ràng nhất cho hết thảy mọi người. Vì vậy, đối với chúng ta, cố gắng làm cho đời sống độc thân sinh hoa kết trái ví tựa như vật cống cho thần linh chủ nghĩa thực dụng Mỹ hơn là một lễ phẩm dành cho tinh thần Tin Mừng.
Đối với chúng ta, che chở và tăng triển không dành cho Thiên Chúa ở ngay giữa trung tâm xã hội để theo đuổi sự tràn đầy căn tính mình như một cứu cánh tối hậu, là một việc hầu như không hữu ích hay thực tiễn. Vậy nên chúng ta đừng để bị lừa. Có một thế lực hùng hậu trong thế giới này muốn cám đỗ chúng ta. Nó mời mọc chúng ta tin rằng dâng hai bàn tay trắng về Thiên Chúa là việc làm vô ích, tước bỏ khỏi mình quyền sở hữu chính đáng chẳng đem lại tác dụng gì, và sống mà thiếu vắng những quan hệ gần gũi với bạn đời hay con cái thì chắc chắn không phải là khôn ngoan.
Tuy vậy, cầu nguyện chiêm niệm, khó nghèo tự nguyện, và thiếu vắng tình dục là ba yếu tố của đời sống độc thân, làm chứng cho vẻ huy hoàng của khoảng không nội tâm, nơi chúng ta gọi được Thiên Chúa, lặng nghe lời thì thầm của Người, và tán dương Người trong tâm khảm chúng ta. Khi chúng ta chấp nhận sự vô ích, bất thực tiễn và ngờ nghệch về những điều này, độc thân, sau tất cả, sẽ đem lại cho chúng ta hoa trái ngọt ngào. Hoa trái này không tuỳ thuộc ở thế gian, nhưng là kinh nghiệm sâu xa về Thành Đô Thiên Chúa ngay giữa cõi lòng chúng ta. Chỉ những ai đã từng kinh qua trọn vẹn nỗi đau của sự trống vắng mới thấu được giá trị này.
Trong gánh xiếc cuộc đời, chúng ta thực sự là những chú hề! Vậy hãy để chúng ta, những chú hề, có thể trao đi bản thân mình với tất cả đam mê và nhiệt huyết cho một tiếng gọi phi thường, nhờ vậy, những người gặp gỡ chúng ta sẽ mỉm cười vì nhận ra nơi chúng ta sự hiện diện của Đấng luôn yêu thương những đứa con bướng bỉnh, cứng đầu bằng một thái độ âu yếm và quan tâm vô tận.
Chương 3: Cầu nguyện và trầm tưởng
Tác giả đã trình bày cho các bạn cầu nguyện liên lỉ không đơn thuần là một chiến công hiếm hoi của bác nông dân người Nga, nhưng là một ơn gọi mang tính thực tiễn dành cho mỗi người. Đây chắc chắn không là kiểu sống nửa máy móc bởi những thôi thúc tầm thường, nửa dễ dãi bởi vì chỉ cần cầu nguyện vào một lúc cố định. Nhưng khi chúng ta nghiêm túc chú ý và phát triển những kỉ luật thích hợp, chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự thau đổi đích thực trong đời sống, nhờ đó chúng ta gần gũi hơn với Thiên Chúa. Có được sự kết hiệp trọn vẹn với Chúa như một trạng thái vững bền và trong tâm trí rõ ràng là một lí tưởng cao vời. Chúng ta chỉ có thể đi theo ước muốn lòng mình, chú tâm vào nó và áp dụng nguyên tắc. Làm như vậy, chúng ta dần dà nhận thức được những dòng suy nghĩ quay quắt hay gây chia trí, sẽ được biến đổi thành lời ca tụng không ngơi lên Thiên Chúa. Khi bắt đầu nhận biết Thiên Chúa với sự rõ ràng và cảm kích trước dung nhan Người, chúng ta cũng ngỡ ra mình không còn chi phối bởi con người hay công việc như trước. Mặt khác, thụ tạo của Chúa có thể cho ta biết nhiều điều về Đấng mà chúng ta chiêm ngưỡng. Chúng ta từ từ ý thức được chân lý cầu nguyện, không hơn không kém, là ở lại luôn mãi trong sự hiện diện của Chúa mọi nơi, mọi lúc. Những lời thánh Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica nói về cầu nguyện dường như nặng tính yêu sách và phi thực tế. Quả thật như vậy! Nhưng tác giả hy vọng chúng ta sẽ hiểu những lời ấy như nguồn mạch của một niềm vui vô tận. Sau hết, không chỉ riêng thánh Phaolô, nhưng chính Tình Yêu đã mời gọi chúng ta dám mở đời mình ra cho khúc ca biến đổi. Nhờ vậy, thánh Tông Đồ mới có thể viết: “ Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.
Chương 4: Chiêm niệm và sứ vụ
Qua các bài suy niệm về tương quan của con người với thiên nhiên, thời gian và con người, tác giả đã cố đem cho theoria physike một ý nghĩa mang tính đương thời, là về một cái nhìn để thấy được bản chất của sự vật, và pratike, là việc thực hành và giữ kỷ luật cầu nguyện. Tác giả đã gọi theoria physike là đời sống chiêm niệm và pratike là cầu nguyện chiêm niệm. Theo lời của Evagrius, pratike và theoria physike sẽ đạt đến cực đỉnh trong theologia. Từ theología là trí thức trực tiếp về Thiên Chúa vốn tự động đưa đến sự chiêm niệm về Nguồn mạch Thánh của toàn bộ đời sống. Ở đây, chúng ta đã đi quá xa khỏi chuyện thực hành chiêm niệm, thậm chí là vượt qua cả ánh nhìn về bản chất của sự vật, để bước vào một bầu khí kết hiệp thân thiết với Chúa, Đấng gọi chúng ta là những đứa con thân yêu. Sự kết hợp giữa tâm trí và con tim này tương xứng với khát vọng sâu thẳm nhất nơi mỗi con người và cũng là hồng ân to lớn trong tất cả mọi hồng ân, là chóp đỉnh hành trình tâm linh. Vì bằng cách đó, chúng ta được siêu việt khỏi thế trần để đạt đến chỗ hiểu biết, cũng như kinh nghiệm bản thân chúng ta hiện diện nơi trái tim Thiên Chúa trong chính đời sống nội tại của Người, thế giới này sẽ là kỳ công tác tạo của tay Người. Với kinh nghiệm ấy chúng ta không phải lo lắng về lời cầu nguyện hay ý nghĩa sâu xa từ việc thi hành sứ vụ nữa. Khác biệt không còn là bận tâm đối với chúng ta. Chúng ta đang lướt qua nơi u tối để đến với nơi trong suốt, sẽ không còn những mù quáng ngăn trở chúng ta nhìn và sống trước thánh nhan Ngài.
Theologia tựa như kinh nghiệm trên núi Tabor ngày nào trong cuộc đời Đức Giêsu. Đây là kinh nghiệm hiếm hoi và chỉ được trao cho một số ít người. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, các Tông đồ cảm nghiệm được một sự thân tình vô cùng sâu sắc, và ngay cả khi đã trở về, các ông vẫn không thể diễn tả bằng lời cho những người chung quanh điều đã thấy. Bạn và tác giả có thể không trải qua phần tuyệt nhất trong đời trên đỉnh núi nhưng là dưới nơi thung lũng, nơi chúng ta được đặc quyền mang Tin Mừng đến với ngươi nghèo khó, song dẫu là như thế, chúng ta vẫn sẽ gặp Người vì Người là sự Hiện Diện, là Tình Yêu, là Lòng Thương Xót.
Đánh giá
Dù tác phẩm đã được viết và xuất bản cách chúng ta hơn 20 năm, nhưng thông điệp và giá trị mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả vẫn còn nguyên tính thực tiễn và thời sự. Ngày nay, nhân loại đang sống trong một nền kinh tế công nghiệp hoá, dịch vụ hoá, chỉ chú trọng đến năng xuất và hiệu quả lao động. Vô hình trung, con người không khác gì những con rôbốt, với những chức năng đã được cài đặt sẵn. Bên cạnh đó, nền văn hoá của chúng ta đang dần làm mất đi những giá trị tinh thần, giá trị nhân văn mà quy đổi thành vật chất. Do vậy, con người phải đối mặt với sự lẻ loi, đơn độc. Tác giả mời gọi chúng ta chọn lựa nẻo đường tâm linh, đó là sự cô tịch, độc thân, lời cầu nguyện và chiêm niệm để hiểu được mối dây liên kết giữa mình với người khác, học được cách buông mình cho Thiên Chúa và lắng nghe được tiếng nói của Đấng vẫn luôn yêu thương và mời gọi chúng ta xích lại gần hơn bằng một tình yêu vĩ đại, tình yêu hiến trao.
Trò hề ở Rôma có thể tiếp lực cho chúng ta dám mạo hiểm để hiểu hơn cuộc đời của những thân nhân, những người bơ vơ bên lề xã hội hay đã bị lãng quên. Người vô gia cư, người lính, người bị ruồng rẫy, nạn nhân của bạo lực, người lầm lạc, người ương ngạnh và cả những ai dễ bị tổn thương, tất cả đề là những ngôn sứ của thời đại đang vẫy gọi chúng ta trở nên những chú hề trong gánh xiếc cuộc đời này. Cha Henri xác tín rằng đấy là con đường để thấy được niềm vui và cả sự điên rồ khi được làm con Chúa, cùng với cảm giác yêu mến tha nhân bằng lòng chung thuỷ, sức sống và hy vọng.
(Chủng sinh Phanxicô Nguyễn Văn Hiệp)
-
Tác giả: Thánh An Phong
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Shipfriendlove J.C.T
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Thánh An Phong
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: John Main, OSB
-
Tác giả: Lm. Gaston Courtois
-
Tác giả: Lm. Hồng Phúc, CSsR
-
Tác giả: Augustin Guilierand
-
Tác giả: L. B. Brown
-
Tác giả: Catherine de Hueck Doherty
-
Tác giả: Bernard Bro
-
Tác giả: Anthony de Mello, SJ
-
Tác giả: Bertrand Georges
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: Thánh Anphong Ligori
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Học Viện Dòng Tên
-
Tác giả: Chester P. Michael
-
Tác giả: Kevin O'Brien
-
Tác giả: Les Miller
-
Tác giả: Don Tonino Bello
-
Tác giả: Lm. Vinh Sơn Mai Văn Kính
-
Tác giả: Lm. Giuse Lê Công Đức
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Nt. Phạm Thị Oanh
-
Tác giả: ĐGH. Benedicto XVI
-
Tác giả: Abbé Paul Thone
-
Tác giả: Bossuet
-
Tác giả: Jean Minery, S.J
-
Tác giả: R. P. Jacques Nouet
-
Tác giả: Mgr Grente
-
Tác giả: René Voillaume
-
Tác giả: Marcel Légaut
-
Tác giả: A. Hamman
-
Tác giả: Mgr A.-C.Renard