Khát khao cầu nguyện | |
Tác giả: | Jacques Philippe |
Ký hiệu tác giả: |
PH-J |
Dịch giả: | Lm. Minh Anh |
DDC: | 248.31 - Hướng dẫn cầu nguyện |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Dẫn nhập | 5 |
Chương I: Đâu là những nguy co trong việc cầu nguyện | 9 |
Chương II: Những điều kiện để cầu nguyện hiệu quả | 49 |
Chương III: Sự hiện diện của Thiên Chúa | 97 |
Chương IV: Lời khuyên thực tế cho việc cầu nguyện cá nhân | 129 |
Chương V: Cầu bầu | 179 |
Chương 1: Đâu là những nguy cơ trong việc cầu nguyện
Trong chương này, tác giả muốn giúp cho người đọc biết được những lý do chính tại sao chúng ta phải luôn cầu nguyện và đừng nản lòng. Cầu nguyện đã được Chúa Giê-su nhắc nhiều trong Tin Mừng. Người mang chúng ta cầu nguyện không ngừng để đón nhận ơn từ Chúa Cha. Cầu nguyện giúp cho linh hồn chúng ta được thanh tẩy khỏi tội lỗi, đức ái được nuôi dưỡng, đức tin được đâm rễ, đức cậy được củng cố và tinh thần được hỷ hoan và như thế cầu nguyện luôn cần thiết đối với mọi người, không ngoại trừ ai.
Trước tiên, cầu nguyện như sự đáp trả mời gọi của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đích thân mời gọi chúng ta cầu nguyện. Nền tảng vững chắc nhất của đời sống cầu nguyện không phải là việc tìm kiếm, sáng kiến riêng hay khao khát của chúng ta, mà là lời mời gọi của Thiên Chúa.
Tiếp đến, cuộc sống con người chỉ tìm được quân bình và sự tươi đẹp trọn vẹn khi đặt Thiên Chúa là trung tâm của cuộc đời. Trung thành cầu nguyện với Thiên Chúa sẽ giúp cho chúng ta chống lại những cám dỗ, khó khăn trong cuộc sống. Nên mỗi khi chúng ta gặp thử thách và mệt mỏi trong cuộc sống hãy đến với nguồn lực là Thiên Chúa để kín múc được sức mạnh.
Cầu nguyện còn giúp cho chúng ta cảm nếm trước Nước Trời. Cầu nguyện làm cho chúng ta thoáng thấy và cảm nhận một niềm hạnh phúc không thuộc về thế giới này và không gì dưới đất này có thể mạng lại cho chúng ta niềm hạnh phúc trong tay Chúa mà chúng ta hướng về và vì nó chúng ta được tạo thành. Nếu chúng ta trung thành cầu nguyện, thì chúng ta sẽ thường xuyên hưởng nếm niềm hạnh phúc này hơn. Trong cầu nguyện chúng ta học biết ngay cõi đời này hoạt động và niềm vui sướng của chúng ta sẽ là gì trong cõi đời đời đó là hỷ hoan sung mãn tươi trẻ của Thiên Chúa và vinh quang Nước Trời.
Trung thành cầu nguyện là đường dẫn đến tự do. Cầu nguyện không ngừng dạy chúng ta tìm kiếm nơi Thiên Chúa những ân ban cần thiết mà chúng ta ước nguyện và tìm được chúng. Trung thành cầu nguyện giúp chúng ta dần dần cảm nghiệm rằng, kho báu đích thực của chúng ta ở bên trong chúng ta. Để từ đó chúng ta sống thanh thoát hơn với của cải, vật chất của thế gian, nhưng biết quy hướng về Chúa là nguồn hạnh phúc và tự do đích thực của mình.
Chương 2: Những điều kiện để cầu nguyện hiệu quả
Theo tác giả, đời sống cầu nguyện của một người được coi là đúng hướng khi họ cảm nghiệm cầu nguyện như là nơi thanh tịnh, một nơi chốn ở đó họ tìm được sự bình an. Bình an không phải là chúng ta ở yên một chỗ, trốn tránh mọi việc, nhưng bình an là chúng ta biết phó thác mọi sự khó khăn vào tay Thiên Chúa.
Việc cầu nguyện của chúng ta sẽ tốt đẹp và hiệu quả nếu được xây dựng trên đức tin, đức cậy và đức mến.
Khả năng của cảm xúc, cảm nhận và biểu lộ là một vai trò không thể thiếu trong đời sống thiêng liêng. Mọi phương thức cầu nguyện và suy gẫm kích hoạt giác quan và phát huy khả năng xúc động của con người, điều hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
Lý trí đóng một vai trò nền tảng trong đời sống con người và đời sống thiêng liêng, đức tin không thể hoạt động mà không có lý trí. Chính lý trí giúp chúng ta hiểu biết hơn về Thiên Chúa qua những gì chúng ta được tiếp thu, được học hỏi về Thiên Chúa. Chúng ta dùng lý trí để suy tư, phân tích về một khía cạnh nào đó, hoặc chúng cũng dùng để cầu nguyện. Nhưng lý trí cũng có giới hạn còn Thiên Chúa vượt xa vô cùng những gì chúng ta có thể hình dung về người.
Lòng khiêm tốn luôn giúp cho một người được Thiên Chúa quan tâm hơn. Lòng khiêm tốn là sức mạnh làm cho Chúa mủn lòng trước chúng ta.
Chương 3: Sự hiện diện của Thiên Chúa
Cầu nguyện chính là chúng ta chào đón sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, trong tự nhiên, trong không gian, thời gian, trong Thánh Kinh và mọi người xung quanh. Nhưng chúng ta phải thực sự cầu nguyện mới có thể gặp được Ngài.
Thiên Chúa hiện diện với chúng ta nơi các thụ tạo của Người. Người biểu lộ sự tốt lành, quyền năng và khôn ngoan của Người ngang qua thế giới xung quanh chúng ta. Tiếp xúc với thiên nhiên có thể dễ dàng trở thành cách chấp nhận sự hiện diện đầy khôn ngoan và yêu thương của Thiên Chúa.
Sự hiện diện độc nhất mà Thiên Chúa tỏ lộ đó chính là trong tâm hồn chúng ta. Thiên Chúa sống trong chúng ta với một sự hiện diện đích thực và ẩn giấu, đó là chân lý đức tin. Sự hiện diện của Thiên Chúa không phải là một điều gì đó có thể cảm nghiệm hay cảm nhận: trước tiên là một điều gì đó chúng ta tin, một đối thể của đức tin. Nếu chúng ta thường gặp gỡ Chúa mỗi ngày, thì chính Thiên Chúa sẽ cho chúng ta cảm nghiệm được niềm hạnh phúc ấy.
Một phương thức hiện hiện khác của Thiên Chúa là sự hiện diện trong Thánh Kinh. Chính Lời Chúa sẽ giúp cho chúng ta phân định và hướng gẫn chúng ta trên những con đường của cuộc sống.
(Chủng sinh: Giuse Lưu Trung Kiên)
-
Tác giả: Thánh An Phong
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Shipfriendlove J.C.T
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Thánh An Phong
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: John Main, OSB
-
Tác giả: Lm. Gaston Courtois
-
Tác giả: Lm. Hồng Phúc, CSsR
-
Tác giả: Augustin Guilierand
-
Tác giả: L. B. Brown
-
Tác giả: Catherine de Hueck Doherty
-
Tác giả: Bernard Bro
-
Tác giả: Anthony de Mello, SJ
-
Tác giả: Bertrand Georges
-
Tác giả: Nguyễn Tầm Thường
-
Tác giả: Thánh Anphong Ligori
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Học Viện Dòng Tên
-
Tác giả: Chester P. Michael
-
Tác giả: Kevin O'Brien
-
Tác giả: Les Miller
-
Tác giả: Don Tonino Bello
-
Tác giả: Lm. Vinh Sơn Mai Văn Kính
-
Tác giả: Lm. Giuse Lê Công Đức
-
Tác giả: Nt. Phạm Thị Oanh
-
Tác giả: ĐGH. Benedicto XVI
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Abbé Paul Thone
-
Tác giả: Bossuet
-
Tác giả: Jean Minery, S.J
-
Tác giả: R. P. Jacques Nouet
-
Tác giả: Mgr Grente
-
Tác giả: René Voillaume
-
Tác giả: Marcel Légaut
-
Tác giả: A. Hamman
-
Tác giả: Mgr A.-C.Renard