Kinh hòa bình | |
Phụ đề: | Giải pháp thiêng liêng cho mọi vấn đề |
Nguyên tác: | There's a spirtual solution to every problem |
Tác giả: | Wayne Syer |
Ký hiệu tác giả: |
SY-W |
Dịch giả: | Lm. Nguyễn Ngọc Kính, OFM |
DDC: | 248.3 - Hướng dẫn sống đạo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Lời nói đầu | 5 |
Chương 1: Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa | 12 |
Chương 2: Gieo yêu thương vào nơi oán thù | 36 |
Chương 3: Đem thứ tha vào nơi năng nhục | 62 |
Chương 4: Đem tin kính vào nơi nghi nan | 93 |
Chương 5: Đem tin cậy vào nơi thất vọng | 118 |
Chương 6: Đem ánh sáng vào nơi tối tăm | 142 |
Chương 7: Đem niềm vui đến chốn u sầu | 165 |
Chương 1: Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
Bình an của Chúa là cụm từ quan trọng nhất trong lời kinh đầu tiên của thánh Phanxicô. Khi bạn nghĩ đến Thiên Chúa là nghĩ đến bình an. Chúng ta có bình an khi chúng ta tiếp xúc với Thiên Chúa cách ý thức. Bình an của Thiên Chúa là phổ quát, len lỏi vào trong mọi sự qua mọi và qua mọi sự. Không có nơi nào là không có sự bình an của Chúa. Bình an của Chúa là bản chất của vũ trụ. Chính Thiên Chúa hoạt động, điều khiển và hiện diện khắp nơi; bình an của Chúa chỉ trở thành bình an của bạn mỗi khi bạn quyết định sống trong bình an của Chúa. Khi theo đuổi sự bình an của Chúa, sự bình an đó sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp thiêng liêng cho mọi vấn đề.
Bình an là hoa quả của việc tự huấn luyện phải tiếp cận cuộc sống như nó là chứ không theo lối suy nghĩ của bạn. Là khí cụ bình an của Chúa, bạn cần trao ban bình an trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thực hành:
- Chép câu tôi muốn bình an và dán tại nhiều nơi để ý thức sự bình an.
- Dành thời gian để ở một mình.
- Hãy suy niệm như một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
- Dừng lại khi hoàn cảnh bên ngoài chi phối sự bình an của bạn
- Luôn nghĩ đến bình an.
- Kiến tạo bình an.
- Làm hoà với mình
- Trở về với thiên nhiên và thế giới của Thiên Chúa
Chương 2: Gieo yêu thương vào nơi oán thù
Nguyên nhân chính của phiền muộn là vì chúng ta tin hận thù là có thật. Gieo yêu thương là loại trừ ảo tưởng thù hận, bằng cách ban phát tình yêu. Những ai có cảm xúc thù ghét thì cho rằng mọi người và cả cuộc sống đã không yêu thương họ. Kẻ thù ghét là kẻ cảm thấy mình bị thù ghét và phóng chiếu cảm xúc thù ghét hay niềm tin ấy ra ngoài. Mọi sự hoán thù đều xuất phát từ lòng trí của những người xa cách Thiên Chúa và năng lực tình yêu. Có 2 cách giúp thay đổi cảm nghĩ oán ghét:
- Làm cho họ thấy rằng bạn chỉ có thể trao ban cho họ tình yêu mà thôi.
- Bạn hãy xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương họ với một tình yêu vô điều kiện.
Bất cứ khi nào bạn gặp sự thù ghét, bạn hãy dành ít phút để tự nhủ là phải quay về với thiên chúa. Cội nguồn của oán thù là niềm tin sai lạc cho rằng họ tách rời với Thiên Chúa.
Thực hành:
- Tôi xin bạn thực hiện điều mà tôi đã thực hiện khi thấy mình ở trong tình huống oán thù
- Luôn nhớ Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ trong đêm trước khi bị trao nộp
- Mỗi khi bạn bị oán ghét hay chứng kiến sự phẫn nộ của oán thù, bạn đừng để cho sự kiện đó âm ỉ trong lòng
- Đem yêu thương vào trong oán thù
- Bạn hãy nhớ kẻ gây thù oán đang cảm thấy bị oán ghét
- Hãy quan tâm đến người kém may mắn
- Đừng bao giờ chấp nhận mình đang oán thù
- Hãy chia sẻ đời sống với những kẻ gây hấn
- Trao ban tình yêu bằng thư tín
- Hãy tỏ ra ân cần và ân cần hơn nữa
- Tha thứ và yêu thương mình
Chương 3: Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Chúng ta cần kết hợp với quyền năng chữa lành của Thiên Chúa, chúng ta có thể xoa dịu bệnh tật, tổn thương và lăng nhục. Để nhận ra tác nhân chữa lành, bạn phải loại trừ cái tôi của bạn. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục là nối kết thân xác với ý thức về Thiên Chúa, cần thứ tha và chữa lành bản thân, khi đó bạn sẽ trở thành khí cụ để thứ tha cho người khác và chữa lành mọi nơi.
Thực hành:
- Tập trung tư tưởng vào năng lực chữa lành hơn là bệnh tật
- Trước sự tổn thương của người khác, bạn hãy đặt niềm hy vọng vào sự chữa lành
- Hãy nhớ lại những khi bạn bị sập bẫy của cái tôi
- Xem tổn thương của người khác như là cơ hội để tha thứ
- Đọc sách vở nói về sự chữa lành
- Chăm sóc bệnh nhân, đừng lo lắng đến bệnh tật
- Tập điều khiển năng lực chữa lành
- Hãy buông bỏ
- Sẵn sàng tha thứ mọi sự xúc phạm
Chương 4: Đem tin kính vào nơi nghi nan
Bạn không thể biết đức tin là gì, nếu bạn chưa có một kinh nghiệm về Thiên Chúa. Bạn không thể đem tin kính vào nơi nghi nan, nếu bạn chưa loại bỏ quan niệm là người ta có thể biết Thiên Chúa qua lời giảng dạy hay kinh nghiệm của người khác. Để có được sự hiểu biết của đức tin, không còn cách nào khác là bạn phải kinh nghiệm trực tiếp về Thiên Chúa.
Bạn phải loại bỏ các nỗi sợ hãi và thoát ra khỏi mọi ảnh hưởng từ bên ngoài, ngõ hầu có thể leo lên chiếc thang năng lực và tiếp xúc với tần số của đời sống thần linh, khi đó đức tin của bạn sẽ không lay chuyển được.
Đức tin và sợ hãi không thể tồn tại, sự sợ hãi là sản phẩm của tâm trí bạn. Khi sợ hãi là bạn đang gặp vấn đề. Khi bạn khử trừ sợ hãi và thay thế bằng yêu thương, các vấn đề sẽ tan biến chắc. Đừng bao giờ tách biệt khỏi thiên chúa. Phương thế của việc chữa lành và hòa hợp đó là tình yêu. Hãy thể hiện sức mạnh và quyền lực của tình yêu trong mọi sự. Tình yêu sẽ xua tan sợ hãi và giải thoát ta khỏi cảm xúc bị tổn thương. Thánh Phanxicô mời gọi chúng ta xua tan sự nghi nan bằng cách đem tin kính vào nơi nghi nan.
Thực hành:
- Suy niệm hằng ngày
- Hãy tin điều bạn chưa, hãy kết hợp với Thiên Chúa nhờ đời sống cầu nguyện riêng
- Khẳng định niềm tin, chứ đừng khẳng định sự nghi nan
- Đừng để tư tưởng luẩn quẩn với các vấn đề của cuộc sống
- Hãy lấy sức mạnh của cầu nguyện mà đem niềm tin đến cho những người đang đau khổ và nghi nan
- Hãy giữ vững đức tin
- Tôn vinh Thiên Chúa
Chương 5: Đem trông cậy vào nơi thất vọng
Chúng ta hướng ánh nhìn về Thiên Chúa là Đấng tràn trề hy vọng, chúng ta sẽ không còn chăm chú đến sự thất vọng và đau khổ nữa. Thất vọng là một thái độ nội tâm. Đó là một cái nhìn thiếu hy vọng về cuộc sống. Khi thất vọng, năng lực của bạn suy giảm và bạn cảm thấy chán nản và bực bội. Về nhiều phương diện, chúng ta thất vọng vì chúng ta xa cách Thiên Chúa.
Để khử trừ nỗi thất vọng, trước hết bạn hãy nâng cao năng lực, bằng cách tiếp xúc và phó thác cho Thiên Chúa, nhờ đó bạn xua tan những hình ảnh tiêu cực và bi quan. Bạn cũng tập sống chung với đau khổ nếu xem mọi sự do Thiên Chúa ban để giúp bạn hoàn thiện và nâng cao phẩm chất.
Thực hành
- Tìm kiếm niềm vui trong việc buông bỏ
- Cổ võ niềm hy vọng
- Hãy xin Thiên Chúa trợ giúp và trao phó nỗi thất vọng cho Người
- Bạn hãy hành động như thể đang hy vọng
- Đừng bàn luận về đau khổ
- Hành động kiên cường như bạn không thể thất bại
Chương 6: Đem ánh sáng vào nơi tối tăm
Khi bạn sống trong bóng tối, bạn không thể nhìn thấy vẻ đẹp chung quanh. Tối tăm là tình trạng thiếu khả năng nhận biết bản chất đích thực của thế giới. Quy chiếu về ánh sáng đích thật là Thiên Chúa. Mỗi con người là một luồng ánh sáng và có khả năng xua tan bóng tối. Theo tác giả và lời kinh của thánh Phanxicô ám chỉ 4 yếu tố của ánh sáng mà có thể đem vào những nơi tối tăm:
- Sự tinh khiết: giải pháp cho vấn đề ô uế. Bạn cần thanh luyện sự ô uế để hướng đến sự tinh khiết sớm về mặt thể lý, tư tưởng, tác phong.
- Lòng đạo đức: Giải pháp cho sự công bằng đó là luật vàng trong cách cư xử của chúng ta. Ánh sáng và đạo đức phải song hành với nhau. Hãy luôn nhớ Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và đổ tràn ánh sáng xuống trên bạn.
- Sự thật: Bóng tối là biểu tượng của sự giả dối. Còn ánh sáng biểu tượng của sự thật, trong ánh sáng không có gì bí ẩn mà che đậy, nhưng mọi sự được tỏ lộ. Cần có một thái độ cởi mở và hướng về ánh sáng vì “sự thật sẽ giải thoát anh em”.
- Sự sáng suốt sự hiểu biết nội tâm nhờ đó bạn biết rõ và chắc chắn là bạn được kết nối với Thiên Chúa.
Thực hành:
- Thưởng thức vẻ đẹp
- Đọc các tác phẩm về những người đã vượt qua đêm tối cuộc đời
- Tập trung vào ánh sáng và điều bạn mong muốn
- Hãy nhớ câu kinh thánh “sự thật sẽ giải thoát anh em”
Chương 7: Đem niềm vui vào chốn u sầu
Khi chúng ta để tâm quá nhiều vào những điều sai trái hay thiếu hụt trong cuộc sống điều đó sẽ làm cho chúng ta buồn phiền. Buồn sầu là một thói quen nhìn thế giới với con mắt thèm muốn, luôn nghĩ rằng bạn còn thiếu những điều mà bạn đáng được thụ hưởng. Trái lại niềm vui là nhìn thế giới với cái nhìn hạnh phúc với những điều bạn đang có. Hãy luôn nhớ lại dụ ngôn “người cha nhân hậu”: người cha nói với người anh “con à lúc nào con cũng ở với cha tất cả những gì của cha đều là của con”.
Tập sống vui tươi là đem tinh thần và năng lực Thiên Chúa vào mọi nơi bằng cách thay đổi tư duy của bạn, điều duy nhất mà bạn có thể làm cho cuộc đời là trao ban. Đó là con đường của niềm vui phải khi bạn cố gắng gieo niềm vui đến cho bản thân và cho người khác.
Thực hành:
- Hãy nhìn nhận bạn buồn phiền, ý thức nó không có thật rồi hãy buông bỏ
- Hãy chiếu năng lực niềm vui cho người buồn sầu
- Hãy vươn tới mục đích vì niềm vui ở đó
- Hãy chấm dứt tranh cãi và chia sẻ sự thật của bạn niềm vui sẽ đến trong sự tĩnh lặng
- Đọc tiểu sử của các thánh nhân và hiền nhân
- Cảm mến hạnh phúc vô biên
Nhận Định:
Đây là một cuốn sách hay và hấp dẫn để nói về các giải pháp thiêng liêng cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Rất nhiều khi trong cuộc sống chúng ta hoang mang không biết phải chọn lựa hay quyết định thế nào. Qua tác phẩm người đọc có thể thấy được hình ảnh phảng phất của chính mình, nhất là qua những kinh nghiệm cụ thể của tác giả.
Qua lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô. Những lời nguyện đó tượng trưng cho giải pháp thiêng liêng cho mọi vấn đề. Nếu bạn biết gieo bình an, tình yêu, tha thứ, đức tin, hy vọng, ánh sáng, niềm vui; bạn sẽ loại trừ được mọi vấn đề. Bảy yếu tố trên xua tan bảy ảo tưởng: hỗn loạn, oán thù, lăng nhục, nghi nan, thất vọng, buồn tủi, buồn phiền. Điều quan trọng hơn cả theo tác giả đó là phải luôn tin tưởng và gắn bó với Thiên Chúa đừng để bản thân tách rời khỏi Thiên Chúa.
(Chủng sinh Đa Minh Phạm Văn Hiển)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Fr. John Fuellenbach, SVD
-
Tác giả: Người tín hữu
-
Tác giả: M.C.S
-
Tác giả: Gloria Hutchison
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Th. Phanxicô Salêdiô
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Michel Hubaut
-
Tác giả: R. P. Louis Colin, CSsR
-
Tác giả: Paul de Jeagher, SJ
-
Tác giả: Carlo Carretto
-
Tác giả: Martin Luther King
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: José Prado Flores
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Dave Toycen
-
Tác giả: John W.Crossin, OSFS
-
Tác giả: Socrates B. Villegas
-
Tác giả: Robert F. O'Toole, SJ
-
Tác giả: Josemaria Escriva
-
Tác giả: JnM. Nguyên Phương
-
Tác giả: Segundo Galilea
-
Tác giả: Dwight H. Judy
-
Tác giả: Louis Lallemant
-
Tác giả: Jean-Paul II
-
Tác giả: P. Baron, OP
-
Tác giả: CH.V. Héris
-
Tác giả: F-D. Joret
-
Tác giả: Calos Mesters
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Fr. Bernard Gaudeul
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: André Séve
-
Tác giả: Claude Geffré
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Ferdinand Alquié
-
Tác giả: C.D. Darlington
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: Michel Remery
-
Tác giả: Peter Kreeft
-
Tác giả: D. J. Cardinal Mercier