Đây là luận án tiến sĩ của Thầy Eugenio Nguyễ Mạnh Ý, là một nỗ lực chú giải thánh thi Salve Regina nhằm đáp trả những chỉ trích của Martin Luther và nhóm Tin Lành thời kỳ đầu nhắm vào thánh thi này và qua đó là nhắm vào việc tôn kính Đức Maria trong Giáo Hội Công giáo- điều mà Martin Luther cho là xúc phạm Thiên Chúa và thờ ngẫu tượng.
Thánh thi Salve Regina được sáng tác vào khoảng Thế kỷ X hoặc XI. Thánh thi này đã được rất nhiều người yêu mến và được phổ biến rộng rãi trong Giáo hội nhờ các dòng tu. Tiếc thay tình trạng này có sự thay đổi vì sự chỉ trích của một tu sĩ dòng Augustino là Martin Lurthe, thời cải cách.
Sau phần mở đầu ngắn, tác giả nêu lý do chọn đề tài và lòng mộ mến lời kinh Salve Regina là phần I: Trình bày về lịch sử sự ra đời của thánh thi Salve Regina trong lòng lịch sử Giáo hội. Tuy câu hỏi về tác giả thánh thi này vẫn còn được tranh luận, nhưng sự ra đời của nó chắc chắn là kết quả của lòng sùng kính Đức Mẹ qua nhiều thế hệ tín hữu thời trung cổ; giai đoạn được xem là “cao điểm và vàng son của lòng sùng kính Đức mẹ Maria. Bên cạnh đó tác giả dựa trên nền tảng Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, cùng với đó trình bày sự tôn kính Đức Maria trong lịch sử Hội thánh.
Cuối phần I, tác giả trích dẫn những phê bình chỉ trích của Matin Luther và phái tin lành nhắm vào thánh thi Salve Regina và đỉnh điểm là họ loại bỏ thánh thi này.
Trong phần II, tác gải chú giải thánh thi Salve Regina dưới ánh sáng Kinh Thánh và giáo lý Hội Thánh Công giáo, Công đồng Vaticano II trong hiến chế Lumen Gentium, trích dẫn của nhiều vị thánh và học giả Công giáo. Điểm chính của phần này là lời kêu gọi Đức Maria là “Vita - Sự sống; Dulcedo - Sự ngọt ngào; Avocatu- Trạng sư của chúng con”. Tuy nhiên những lời cầu bầu này cũng bị chỉ trích gay gắt. chính vì thế việc chú giải thánh thi trong phạm vi nghiên cứu Salve Regina này là một nỗ lực đáp trả những chỉ trích của người Tin Lành, để bảo vệ việc tôn kính của Đức Maria.
Phầm III là trọng tâm của bài nghiên cứu với câu hỏi trọng tâm là bàn về lời kêu cầu Đức Maria như “Spes nostra- Niềm hy vọng của chúng con”.
Từng những trích dẫn và lập luận chặt chẽ, tác giả đã cho thấy lời kêu cầu này không đi ngược lại với Giáo lý Hội thánh Công giáo. Theo GLHTCG thì Chúa Giêsu là niềm hy vọng duy nhất. Ơn cứu chuộc đến từ công nghiệp của Ngài, tức là nhờ sự chết và phục sinh của Ngài. Cùng với đó, tác giả tìm hiểu ý nghĩa từ “Spes hy vọng” qua triết lý và sau cùng là thần học cứu độ trọng tâm là Đức Giê-su Ki-tô.
Chủng sinh Tôma Aquinô Vũ Cao Phong