![](https://thuviendcv.gpbuichu.org/media/tacpham/hinhanh/1701245182_15942bc.jpg)
Đức Maria - Hình ảnh của Giáo hội hiệp hành | |
Tác giả: | Denis Kulandaisamy, OSM, Yesu Karunanidhi |
Ký hiệu tác giả: |
KU-D |
Dịch giả: | Nt. Têrêsa Kiều Thị Yến Ly, SPC |
DDC: | 232.21 - Đức Maria (Thánh Mẫu Học) |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Giới thiệu tác phẩm | 5 |
Lời nói đầu | 9 |
Lời giới thiệu | 13 |
1. Đầy ân sủng và Thiên Chúa ở cùng | 19 |
2. Đối thoại | 29 |
3. Được rợp bóng bởi Chúa Thánh Thần | 41 |
4. Phó dâng | 57 |
5. Vui mừng với người khác | 69 |
6. Ngợi khen Thiên Chúa | 83 |
7. Thinh lặng | 97 |
8. Suy đi nghĩ lại trong lòng | 105 |
9. Được người cao niên chúc phúc | 113 |
10. Nhận biết những nhu cầu | 127 |
11. Đón nhận tính dễ bị tổn thương | 133 |
12. Sự hiện diện trong cầu nguyện | 145 |
Kết luận | 149 |
Lời kết |
![](https://thuviendcv.gpbuichu.org/skin/frontend/rwd/thuvien/images/arrow-more.png)
![](https://thuviendcv.gpbuichu.org/skin/frontend/rwd/thuvien/images/arrow-less.png)
Tác phẩm gồm 12 bài giải thích và suy niệm dựa trên nền tảng Thánh Kinh về các nhân đức của Đức Maria, đặc biệt là các nhân đức thể hiện tinh thần hiệp hành mà toàn thể Giáo hội đang hướng tới. Cuốn sách làm nổi bật một Đức Maria, một biểu tượng của Giáo hội hiệp hành, một hiện thân của những thái độ thiêng liêng có thể biến đổi chúng ta thành môn đệ hiệp hành đích thực: vâng nghe Lời Chúa, phó dâng mình cho kế hoạch của Thiên Chúa, lắng nghe những nhu cầu của tha nhân, học cách chờ đợi trong kiên nhẫn để Chúa làm triển nở hoa trái trong vườn ươm của Ngài. Qua cuốn sách, ta sẽ chứng kiến hành trình sống động của Đức Maria, nhìn thấy Mẹ chăm chú lắng nghe Lời Chúa, có tác dụng đánh thức và nuôi dưỡng hành trình hiệp hành của chúng ta. Ta sẽ thấy được Đức Maria như ngọn hải đăng và như một điểm quy chiếu, một người bạn đồng hành mở ra một con đường và khuyến khích chúng ta hoàn toàn tín thác nơi Chúa.
1. Đầy ơn sủng và Thiên Chúa ở cùng
"Thiên thần Gabriel vào nhà Trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. (Lc 1,28)
Nền tảng Thánh Kinh “Gratia plena”, ngụ ý rằng Đức Maria là Đấng đầy ân sủng và được Thiên Chúa chấp nhận. Được ưu ái trong mặt một người có nghĩa là người đó trở thành lựa chọn và mong muốn duy nhất. Đức Maria đã đón nhận được nhiều ân sủng từ Thiên Chúa. Ân sủng đặc biệt làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Đấng Mêsia. Cụm từ “Thiên Chúa ở cùng” là một lời chào phổ biến của người Do thái (x. Tl 6,12; R 2,4), như một lời đảm bảo bình an cho con người. Trong hai cách diễn đạt “đầy ân sủng” và “Thiên Chúa ở cùng”, Thiên Chúa là trung tâm. Thiên Chúa là nhân vật chính của câu chuyện. Thiên Chúa chọn Đức Maria và Thiên Chúa ở cùng Mẹ.
Ý nghĩa hiệp hành: Giáo hội hiệp hành là một Giáo hội lữ hành. Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích của hành trình hiệp hành. Và Ngài đồng hành với chúng ta trong suốt quãng đường đi. Tuy nhiên, Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những đồ vật. Thiên Chúa bước vào mối tương quan liên vị với từng người chúng ta. Thế giới này trở thành nơi quy tụ ân sủng và sự hiện diện của Thiên Chúa. Trong hành trình hiệp hành, chúng ta hãy cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa đối với chúng ta như sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài đối với Đức Maria.
2. Đối thoại
Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”. (Lc 1, 34)
Kinh Thánh trình bày ơn gọi của các ngôn sứ và các môn đệ dưới hình thức đối thoại. Ơn gọi của Đức Maria cũng được cấu thành từ sự đối thoại. Câu hỏi của Đức Maria không nằm ngoài niềm tin của Mẹ vào lời sứ thần. Mẹ đặt câu hỏi này như một dấu hiệu Mẹ khao khát muốn biết nhiều hơn về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho Mẹ. Cuộc đối thoại giữa sứ thần Gabriel và Đức Maria mở ra kế hoạch của Thiên Chúa, nhằm thiết lập giao ước mới với các dân Ngài. Tiến trình hiệp hành đặt trên nền tảng sự đối thoại với Thiên Chúa và với dân Ngài. Chỉ qua đối thoại, chúng ta mới có thể để cho Thiên Chúa thực hiện những điều kì diệu cho hành trình cuộc đời của chúng ta.
Ý nghĩa hiệp hành: Giáo hội hiệp hành là Giáo hội lắng nghe. ĐGH Phanxico nói rằng: “Thượng hội đồng cho chúng ta cơ hội để trở thành một Giáo hội biết lắng nghe, thoát ra khỏi thói quen và tạm ngừng các mối quan tâm mục vụ của chúng ta để dừng lại và lắng nghe. Để lắng nghe Thánh Thần trong sự tôn thờ và cầu nguyện. Lắng nghe các anh chị em của chúng ta nói về hy vọng của họ, và về những khủng hoảng đức tin hiện diện ở những nơi khác nhau trên thế giới”.
3. Được rợp bóng bởi Chúa Thánh Thần
Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Cả cuộc đời Đức Maria được rợp bóng bởi Chúa Thánh Thần. Vì thế, Mẹ là mẫu gương hiệp hành. Thật vậy, tiến trình thỉnh ý hiệp hành là một tiến trình thiêng liêng. Ưu tiên trước nhất của việc thỉnh ý là lắng nghe Chúa Thánh Thần. Không có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần thì Thượng hội đồng Giám mục chỉ là một quốc hội. Chúng ta cần ý thức rằng trong lịch sử Chúa Thánh Thần đã mở đường dẫn lối cho Giáo Hội và ngày nay Ngài kêu gọi chúng ta cùng nhau làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Bất chấp những bất trung của chúng ta, Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động trong lịch sử và biểu lộ quyền năng tái sinh của Ngài. Theo chân Đức Maria, chúng ta có thể nhận ra Chúa Thánh Thần cư ngụ trong mỗi người, và nhờ lắng nghe lời Ngài, chúng ta có thể phân định “những gì là chân thật cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý”. (Pl 4,8)
4. Phó dâng
“Bấy giờ bà Maria nói: ‘Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.(Lc 1,38).
Tiếng “xin vâng” của Đức Maria đối với ý Chúa đã làm thay đổi cuộc đời của Mẹ và vận mệnh của toàn thể nhân loại. Đức Maria đã không chạy trốn khi xứ thần Gabriel đề nghị Mẹ trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa. Dù không dễ để hiểu, nhưng Mẹ đã chấp nhận bằng sự tự do hoàn toàn và sẵn lòng cộng tác với Thiên Chúa. Việc hoàn toàn hiến dâng cho Chúa không thể thực hiện một cách đột ngột. Đó là hoa quả của một tiến trình thiêng liêng. Vào lúc truyền tin, Đức Mẹ không chỉ thưa tiếng “xin vâng” ngay lập tức. Nhưng Mẹ đã trải qua hàng loạt những kinh nghiệm. Trước tiên, Mẹ rơi vào bối rối, sau đó Mẹ đã hỏi sứ thần câu hỏi, Mẹ cũng suy tư, phân định và nhận ra ý Chúa. Tiến trình hiệp hành là một tiến trình thiêng liêng. Đây không phải là chuyện cứ máy móc thu thập dữ liệu hay tổ chức hàng loạt những cuộc họp và hội thảo. Mục đích của việc lắng nghe mang tính chất hiệp hành là phân định. Vì thế đòi hỏi chúng ta phải học biết và sử dụng nghệ thuật phân định cá nhân và cộng đoàn. Lắng nghe nhau, lắng nghe truyền thông đức tin và chúng ta sẽ nhận ra những gì Chúa đang nói.
5. Vui mừng với người khác
Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabet.
Sự kiện viếng thăm này đã vô cùng quen thuộc. Nhưng ở đây còn hơn một cuộc thăm viếng bình thường. Nơi cuộc thăm viếng này cả hai đều trải qua một biến đổi mạnh mẽ, bởi vì một cuộc thăm viếng bình thường thì không có sự biến đổi mạnh mẽ như vậy. Cuộc thăm viếng bình thường có thể không có mục đích, nhưng cuộc thăm viếng này có mục đích sâu xa. Không phải để xác định lời thiên sứ nói cũng không đơn giản chỉ đến phục vụ. Nhưng mục đích sâu xa là để “cư ngụ”, để “ở lại” đó. Lưu lại, ở lại có nghĩa là người này ở trong sự hiện diện của người kia. Đức Maria chọn lựa ở lại trong sự hiện diện của bà Elisabet.
Cuộc thăm viếng của Đức Maria trải qua ba giai đoạn: lắng nghe Lời Chúa qua sứ thần, phân định, hành động. Ba giai đoạn này quang trọng trong những cuộc gặp gỡ của chúng ta với người khác: trước hết, chuyển động của chúng ta hướng về người khác được đặt nền tảng trên chuyển động của chúng ta hướng về Thiên Chúa; thứ hai, trong mỗi khoảnh khắc chúng ta gặp gỡ với người khác, chúng ta thực hiện sự phân định và đưa ra một chọn lựa; và thứ ba, chúng ta thực sự gặp gỡ người khác. Trong Giáo hội hiệp hành, chúng ta cần biết vui mừng với người khác. Khi chúng ta khép kín lòng mình thì chúng ta cũng đóng cửa với người khác trong sự không tin tưởng. Cuộc gặp gỡ của Đức Maria với bà Elisabet diễn ra trong căn nhà. Sau khi nhận được lời chào từ bà Elisabet, Đức Maria đã không chào lại nhưng Mẹ đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa qua lời kinh Magnificat. Chính Đức Maria, người đã được Thiên Chúa thúc đẩy đi thăm bà Elisabet, đã kết thúc bằng lời ngợi khen Thiên Chúa. Những chuyển động cùng lúc hướng về người khác làm cho Giáo hội sinh động.
6. Ngợi khen Thiên Chúa
Bấy giờ bà Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1,46-56)
Đức Maria là mẫu gương sống động với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về tất cả những điều kì diệu Chúa đã thực hiện trên cuộc đời Mẹ. Đức Maria dạy Giáo hội hát lên lời ca ngợi Thiên Chúa và trở thành những cộng tác viên của Ngài trong việc thúc đẩy công lý và hoà bình. Nếu Giáo hội muốn trở lên hiệp hành, thì Giáo hội phải mang tính quy tụ, đón nhận người bị áp bức, người nghèo khổ bị gạt ra khỏi lề xã hội. Dù cho chúng ta bị tổn thương và yếu đuối, Thiên Chúa vẫn tiếp tục hướng dẫn chúng ta như Ngài đã từng dẫn dắt Israel.
7. Thinh lặng
Thinh lặng là nét đặc sắc trong con người Mẹ Maria. Trong Tin mừng Luca mô tả Mẹ như con người trầm tư, luôn suy đi nghĩ lại trong tâm hồn những mầu nhiệm mà Mẹ không thể hiểu. Đức Maria im lặng khi học không có chỗ trọ trong quán trọ (Lc 2,7), khi các mục đồng đến thăm Hài nhi trong máng cỏ (Lc 2,16) và việc hài nhi được dâng trong đền thờ Giêrusalem và Đức Maria đứng lặng yên dưới chân thập giá. Dường như Đức Maria luôn sống trong tinh thần thinh lặng và nhờ đó Mẹ nhận ra thánh ý Chúa trên cuộc đời Mẹ. Những trường hợp thinh lặng của Mẹ miêu tả phẩm chất quan trọng cần có cho Giáo hội hiệp hành:
- Nói không với quyền lợi: Đức Maria bị từ chối để có một chỗ trong quán trọ, Mẹ đã từ bỏ quyền lợi trong địa vị là Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ đã cảm thấy không có quyền đòi hỏi Thiên Chúa phải chuẩn bị mọi thứ cho việc Con Thiên Chúa ra đời qua Mẹ. Giáo sĩ trị nổi lên là vì quyền lợi, và việc hưởng quyền lợi với tư cách là giáo sĩ dẫn đến nhiều hình thức lạm dụng khác nhau như: quyền lực, kinh tế, lương tâm…
- Nói không với định kiến: Khi các mục đồng đến viếng thăm Chúa Hài Nhi, Đức Maria không có bất cứ định kiến nào với họ. Mẹ lắng nghe họ với tâm tình khiêm tốn “hằng suy đi nghĩ lại trong lòng”. Để có một Giáo Hội hiệp hành cần gạt bỏ đi những thành kiến về phẩm hàm, chức vụ, thân phận.
- Nói không với sự cứng nhắc: Khi ông Simêon nói với Đức Maria rằng một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà (Lc 2,35), tâm hồn Mẹ đã không cứng nhắc để chống lại lời tiên báo hay chống lại lưỡi gươm. Vết gươm đâm thấu là một lời nhắc nhở chúng ta về sự tổn thương của Mẹ. Bài học cho chúng ta học nơi Đức Maria cho Giáo hội hiệp hành là bất cứ tổn thương nào mà chúng ta đã trải qua, dù là cá nhân hay tập thể, chúng ta cần hồi phục nhanh và vẫn tiếp tục cuộc hành trình.
8. Suy đi nghĩ lại trong lòng
Đức Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỉ niệm ấy, và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2,19).
Thánh sử Luca trình bày Đức Maria như một người chiêm niệm trong hai biến cố:
(1) Tại lần thăm viếng của các mục đồng
(2) Sau khi tìm thấy Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem
Đức Maria ấp ủ trong lòng và suy đi nghĩ lại tất cả mầu nhiệm liên quan đến Mẹ và cuộc đời của Mẹ và cuộc sống của Chúa Giêsu, Con Mẹ. Nếu Giáo hội muốn sống tiến trình hiệp hành một cách có ý nghĩa thì cần suy đi nghĩ lại cách cẩn thận với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần về: tương quan của chúng ta với Chúa Thánh Thần; thái độ và cách tiếp cận của chúng ta với những sự kiện đang diễn ra; tương quan của chúng ta với Giáo hội địa phương và các thừa tác viên của Giáo hội; điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta trong việc tiến bước cùng người khác như là thành viên của Giáo hội hiệp hành.
9. Được người cao niên chúc phúc
Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng thẳng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng” (Lc 2,34-35).
Đức Maria được chúc phúc bởi hai vị cao niên: ông Simêon và bà Anna. Đức Maria thinh lặng trước ông Simêon, người đã nói với Mẹ những lời an ủi và đau buồn. Đức Maria hiện diện như một người có sự kiên nhẫn. Mẹ trân trọng đón nhận những lời đó như những lời khôn ngoan của các bậc cao tuổi. Giáo hội hiệp hành cần trở thành ngôi nhà đón tiếp những người cao niên. Trong nhiều gia đình, con cái đã không thể hiện sự kính trọng và chăm sóc tất cả cho những cha mẹ cao tuổi. Tại nhiều giáo xứ, những người cao tuổi không được tham gia trong việc đưa ra quyết định, mặc dù họ đầy khôn ngoan và trưởng thành bởi nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Giáo hội hiệp hành nên nhớ rằng chính sự khôn ngoan và trưởng thành kinh nghiệm sống của các tổ phụ, những nguời đã rất tiến bộ trong thời đại của họ (như Abraham, Isaac, Jacob) mà đã xây dựng nên một quốc gia vĩ đại. Giáo hội hiệp hành đòi hỏi một sự tôn trọng và lắng nghe các người cao niên, chứ không phớt lờ quan điểm có vẻ cũ kỹ của họ.
10. Nhận biết những nhu cầu
Đức Maria nói với Đức Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2,3)
Khi tiệc cưới hết rượu, chính Đức Maria đã nhận ra ngay lập tức. Điều đó cho thấy Mẹ đã rất để tâm đến những gì xảy ra chung quanh. Mẹ có thể làm ngơ, nhưng Mẹ lại rất lo lắng cho tình huống xấu hổ này. Cũng như nước cần thiết cho sự sống thế nào thì rượu cũng tượng trưng cho niềm vui của tiệc cưới thế vậy. Đôi tân hôn sẽ cảm thấy xấu hổ về việc hết rượu. Đức Maria hiểu tình huống xấu hổ của họ và nói với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi”. Mẹ không nói “hết rượu rồi “ theo một hình thức khách quan nhưng Mẹ nói “hết rượu rồi” nghĩa là Mẹ đang hết sức lo lắng cho đôi tân hôn hơn là việc họ hết rượu. Trở thành Giáo hội hiệp hành nghĩa là làm như Mẹ đã làm tại tiệc cưới Cana: bày tỏ sự liên đới với những người túng thiếu và giúp đỡ những người khó khăn. Đôi khi chúng ta rơi vào cám dỗ của sự vô cảm đối với những người khác, chúng ta làm ngơ trước những nhu cầu và sự đau khổ của người xung quanh. Giáo hội hiệp hành là Giáo hội dấn thân trong sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, đặc biệt là những người yếu đuối và bị thiệt thòi nhất trong cộng đoàn Giáo hội.
11. Đón nhận tính dễ bị tổn thương
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng cạnh bên, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa bà, đây là con của bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 25-27)
Đức Maria trải nghiệm tính dễ bị tổn thương ở dưới chân thập giá, khi Chúa Giêsu trao Mẹ cho các môn đệ Ngài thương mến. Một người dễ bị tổn thương là người cần sự chăm sóc, sự hỗ trợ, hoặc sự bảo vệ đặc biệt vì những nguyên nhân như: tuổi tác, tàn tật, hoặc có nguy cơ bị bỏ rơi. Đức Maria trở thành người dễ bị tổn thương, bởi vì Mẹ sẽ lệ thuộc vào lòng thương xót của người môn đệ yêu dấu. Lệ thuộc vào lòng thương xót của người khác là một sự đau đớn. Giáo hội hiệp hành được mời gọi noi gương Đức Mẹ đón nhận những người dễ bị tổn thương và gạt ra bên lề xã hội. Hơn nữa, mỗi thành viên trong Giáo hội cũng mời gọi biết đón nhận sự dễ bị tổn thương. Đón nhận tức là chấp nhận nó, chấp nhận sự giới hạn của con người và để nó biến đổi cuộc sống. Điều đó củng cố niềm tin chúng ta vào Chúa. Điều đó cũng mở ra những con đường để xây đắp những tương quan mới của yêu thương và bác ái. Như thế, đón nhận tính dễ bị tổn thương làm chúng ta trưởng thành hơn trong tương quan với chính mình, với Chúa và với tha nhân.
12. Sự hiện diện trong cầu nguyện
“Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu và với các anh em của Người”. (Cv 1,13-14)
Đức Maria đã hiện diện trong bối cảnh phụng vụ của Giáo hội sơ khai. Kiểu nói “đồng tâm nhất trí” ám chỉ mối dây yêu thương giữa các người Kitô hữu, chính mối dây này đã hiệp nhất họ thành một gia đình. Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đã tích cực tham gia vào mối dây hiệp nhất này thông qua sự hiện diện của Mẹ trong cầu nguyện.Tình yêu và sự quan tâm từ mẫu của Mẹ dành cho các thành viên của Giáo hội sơ khai cũng chính là dành cho Giáo hội ngày nay. Đức Maria vẫn tiếp tục hiện diện và cầu nguyện với Giáo hội ngày nay. Mỗi thành viên trong Giáo hội phải biết hiệp thông với Mẹ trong lời cầu nguyện, hiệp thông với nhau trong nghi thức phụng vụ. Có như thế, Giáo hội hiệp hành mới thực sự trở nên sâu xa và ý nghĩa.
(Chủng sinh Đaminh Đinh Văn Khang)
-
Tác giả: Gm. Giuse Hoàng Văn Tiệm
-
Tác giả: R. Veritas
-
Tác giả: Karl Rahner
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Jean Galot, SJ
-
Tác giả: John D. Miller, MA
-
Tác giả: Phan Tấn Thành
-
Tác giả: Guillaume De Menthière
-
Tác giả: Lê Tiến
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Dom Claude Jean - Nesmy
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: M.J. Nicolas
-
Tác giả: Jean Galot, SJ
-
Tác giả: P. Luigi M. Pazzaglia
-
Tác giả: Phan Tấn Thành
-
Tác giả: Nguyễn Thành Thống
-
Tác giả: Maria Agreda
-
Tác giả: TGM. Bùi Chu
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Augustin George
-
Tác giả: Denis Farkasfalvy
-
Tác giả: Claude Quinard
-
Tác giả: R.P. Rambaud, O.P
-
Tác giả: Candius Pozo S.I
-
Tác giả: F. M. Braun, OP
-
Tác giả: E. Neubert
-
Tác giả: Henry Bars
-
Tác giả: René Laurentin