Tông huấn Beloved Amazon - Amazon dấu yêu | |
Phụ đề: | Gửi dân Thiên Chúa và tất cả mọi người thiện chí |
Tác giả: | ĐGH. Phanxicô |
Ký hiệu tác giả: |
PHAN |
Dịch giả: | Giuse Phan Văn Phi, O.Cist |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Song ngữ |
Số cuốn: | 1 |
Hiện trạng các bản sách
|
Lời ngỏ | 9 |
Một vài cảm nhận | 11 |
TÔNG HUẤN QUERIDA AMAZONIA | |
Nhập đề: Amazon dấu yêu [ 1 ] | 13 |
Ý nghĩa của Tông huấn này [2-4] | 13 |
Những giấc mơ cho miền Amazon [5-7] | 15 |
CHƯƠNG 1: GIẤC MƠ XÃ HỘI [8] | |
Sự bất công và tội ác [9-14] | 18 |
Sự phẫn nộ và cầu xin sự tha thứ [15-19] | 23 |
Ý thức cộng đồng [20-22] | 28 |
Các tổ chức bị thoái hóa [23-25] | 31 |
Đối thoại xã hội [26-27] | 33 |
CHƯƠNG 2: GIẤC MƠ VĂN HÓA [28] | |
Chăm sóc khối đa diện Amazon [29-32] | 35 |
Gìn giữ những cội nguồn [33-35] | 39 |
Cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa [36-38] | 41 |
Các nền văn hóa bị đe dọa, các dân tộc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng [39-40] | 44 |
CHƯƠNG 3: GIẤC MƠ SINH THÁI [41-42] | |
Giấc mơ liên quan tới nguồn nước [43-46] | 49 |
Tiếng kêu của vùng Amazon [47-52] | 53 |
Lời tiên tri chiêm niệm [53-57] | 58 |
Giáo dục thói quen sinh thái [58-60] | 61 |
CHƯƠNG 4: GIẤC MƠ GIÁO HỘI [61] | |
Sứ điệp cần được lắng nghe tại miền Amazon [62-65] | 65 |
Hội nhập văn hóa [66-69] | 68 |
Những cách thức hội nhập văn hóa tại Amazon [70-74] | 72 |
Hội nhập văn hóa xã hội và tâm linh [75-76] | 77 |
Điểm xuất phát cho một Amazon thánh thiện [77-80] | 79 |
Sự hội nhập văn hóa trong phụng vụ [81-84] | 82 |
Sự hội nhập văn hóa về sứ vụ [85-90] | 85 |
Những cộng đồng tràn đầy sức sống [91-98] | 90 |
Sức mạnh và món quà của giới phụ nữ [99-103] | 94 |
Mở rộng tầm nhìn vượt lên những xung đột [104-105] | 97 |
Cùng chung sống đại kết và liên tôn [106-110] | 99 |
KẾT LUẬN | |
Đức Mẹ Amazon [111] | 103 |
Cuốn sách “Amazon Dấu Yêu”, tên tiếng anh là “Beloved Amazon” là một cuốn sách rất ý nghĩa và sâu sắc gửi đến độc giả, đặc biệt là đối với các dân tộc thuộc miền Amazon và cả những người quan tâm đến tương lai của miền này. Đức Giáo Hoàng Phanxico đã cho chúng ta cái nhìn hy vọng và thách đố cho tương lai của miền Amazon – một trong những hệ sinh thái nhạy cảm và quan trọng nhất của trái đất, là ngôi nhà của nhiều dân tộc và nền văn hóa khác nhau. Đây còn là một quần xã sinh vật lớn được chia sẻ bởi chín quốc gia: Bolivia, Colombia, Ecuador, Brazil, Guyana, Peru, Surinam, Venezuela và Guyana thuộc lãnh thổ của Pháp. Để kêu gọi mọi người có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới môi trường sống, xã hội, tâm linh mà khu vực này đang phải đối diện, Đức Thánh Cha đã chia sẻ bốn giấc mơ của Ngài cho người dân Amazon.
Giấc mơ Xã Hội – mục đích chính là đấu tranh cho phẩm giá của người nghèo, những người dễ bị tổn thương, những người đứng bên lề của xã hội trong khu vực. Ngài mơ về một Amazon dám đấu tranh cho quyền lợi của người cùng cực, nơi tiếng nói của họ có thể được đón nhận, lắng nghe và phẩm giá đích thực của người dân được tôn trọng. Amazon đang phải đối mặt với sự xuống dốc tồi tệ của hệ sinh thái. Vì vậy, để tiếp cận hệ sinh thái thực sự luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội, con người cần tích hợp công lý vào các cuộc thảo luận về môi trường, để nghe được tiếng than thở của của trái đất lẫn tiếng khóc của người nghèo. Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo đề cao chủ nghĩa duy môi trường, nghĩa là họ chỉ quan tâm đến quần xã sinh vật mà lãng quên các dân tộc vùng Amazon. Chính vì lẽ đó mà gây ra sự bất công và tội ác; các tệ nạn xã hội, phong trào di cư, các hình thức nô lệ man rợ khi khai thác tình dục và buôn người,…Trong ngành giáo dục, trẻ em và thanh thiếu niên bị coi là kẻ xâm nhập và chiếm đoạt, bị coi như một sự phiền toái cần phải loại trừ hơn là coi họ có phẩm giá và nhân phẩm của một con người bình thường. Ngoài ra, về khía cạnh chính trị, lòng tham quyền của những nhà lãnh đạo đã đẩy con người vào khổ cực. Chính quyền địa phương đã lạm dùng quyền hành để cho phép một số doanh nghiệp chiếm hữu đất đai, khai thác dầu mỏ, phá rừng,…Điều nay gây ra ôi nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở khu vực này. Đứng trước các tệ nạn đó, Đức Giáo Hoàng Phanxico kêu gọi mọi người phẫn nộ và cầu xin sự tha thứ. Phẫn nộ ở đây giống như Mô-se từng phẫn nộ, như Đức Giê-su từng phẫn nộ (x. Mc 3,5), như Thiên Chúa từng phẫn nộ trước sự bất công (x.Am 2,4-8; 5,7-12; Tv 106,40). Và hiểu ngầm ở đây phẫn nộ như là lên án trước những tội ác mà con người gây ra. Ngài nhấn mạnh rằng: “Quả không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với điều ác; sẽ không tốt khi chúng ta bị gây mê bởi lương tâm xã hội”. Xã hội nói riêng và thế giới nói chung toàn cầu hóa phải trong tiến trình liên đới, nghĩa là không ai bị loại ra bên lề. Ngoài ra, Ngài cũng đưa thêm giải pháp để có thể làm giảm tệ nạn như nâng cao ý thức cộng đồng để nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng, đậm chất tình huynh đệ và hiệp thông. Chia sẻ lợi ích chung và đặc biệt bằng con đường đối thoại xã hội. Qua đối thoại, các nhà lãnh đạo và dân tộc có thể hiểu nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau.
Giấc mơ Văn Hóa – mục đích bảo tồn sự phong phú và vẻ đẹp của văn hóa vùng Amazon. Điều này không hàm ý thực dân hóa về mặt văn hóa nhưng để làm cho nó đa dạng hơn. Vun xới chứ không bứng gốc, nâng cao bản sắc văn hóa mà không làm suy yếu, hòa nhập chứ không hòa tan. Ở khu vực này bao gồm nhiều dân tộc và quốc tịch, hơn 110 sắc dân bản địa bị cô lập tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều nền văn hóa đang đứng trên bờ vực thẳm do tình trạng thực dân hóa. Nhiều cư dân bị trục xuất vào rừng rậm, hay nhiều người cuối cùng sống ở vùng ngoại vi hoặc trên vỉa hè ở các thành phố đang trong tình trạng hết sức khốn khổ. Họ dường như khó có thể tiếp cận được bản sắc văn hóa của sự minh triết đã được lưu truyền qua nhiều thế kỉ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông thường, các thành phố nên là nơi giao lưu, gặp gỡ và làm phong phú giữa các nền văn hóa khác nhau, nhưng giờ nó lại trở thành cảnh tượng bi thảm của sự vứt bỏ đau đớn. Có thể sự khác nhau giữa các nền văn hóa, ban đầu được ví như một bức tường nhưng khi được đối thoại, chia sẻ, giao lưu học hỏi có thể sẽ trở thành một cây cầu. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng bản sắc và đối thoại không phải là kẻ thù của nhau nhưng là củng cố và làm đa dạng như kết quả của cuộc đối thoại với những người không giống như chúng ta. Vì thế bản sắc chân chính không nên bảo tồn bằng sự cô lập nghèo nàn, bởi vì một nền văn hóa có thể trở nên già cỗi khi chúng khép kín và cố gắng duy trì lối sống lỗi thời. Ngài cũng không cổ võ cho việc sống theo chủ nghĩa duy bản địa, hoàn toàn khép kín, vốn từ chối bất cứ sự pha trộn nào.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxico nói đến tầm quan trọng của việc hội nhập văn hóa, nhưng Ngài vẫn khuyên những người trẻ và những người bản địa nói chung cần yêu thương quan tâm tới cội nguồn của mình. Hiều biết về cội nguồn có thể là nguồn vui và là hy vọng truyền cảm hứng cho những hành động dũng cảm và can đảm. Hơn nữa, cội nguồn chính là điểm xuất phát điểm cho phép chúng ta phát triển và dám đối diện với những thách thức mới.
Giấc mơ Sinh Thái – không có gì khác hơn việc gìn giữ và xây dựng vẻ đẹp thiên nhiên của Amazon. Trong thông điệp Veritas in Caritate, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhấn mạnh rằng: “Thiên nhiên đã hội nhập vào sự năng động xã hội và văn hóa sâu xa đến độ không còn là dữ kiện độc lập nữa”. Cụ thể hiện trạng ngày nay vấn đề sa mạc hóa nhanh chóng, đất đai khô cằn dẫn đến nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng gây ra đói kém, nghèo đói ở nhiều vùng miền. Con người và thiên nhiên có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, sự sinh tồn hàng ngày luôn có tính vũ trụ. Tại vùng Amazon này, bên cạnh hệ sinh thái tự nhiên còn có thể gọi là hệ sinh thái “nhân bản”, còn phải cần đến một hệ sinh thái “xã hội”. Có nghĩa là con người cần phải tôn trọng hệ sinh thái tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng và cần một hệ thống xã hộ tôn trọng nhân phẩm của nhau. Trong “giấc mơ sinh thái” này, Đức Thánh Cha Phanxico nói đến vấn đề cần thiết việc bảo vệ nguồn nước. Tại khu vực Amazon này, nguồn nước là nữ hoàng, giống với tại Israel nơi mà nguồn nước sạch được ví như vàng trắng. Các con sông suối như tĩnh mạch và linh hồn của cuộc sống. Tuy nhiên, mực nước của các lưu vực sông lại lên xuống cách bất thường. Lúc thì nước dâng lên cao cách quá mức gây lũ lụt nghiêm trọng, lúc thì nước cạn kiệt gây hạn hán, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ở Amazon, mùa nước rút thông thường vào mùa hè. Lúc đó là lúc hồi sinh các hoạt động nguyên thủy của con người. Trong phần này, Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và mênh mông của con sông Amazon. Chính vẻ đẹp con sông đã làm say mê bao thi sĩ nổi tiếng và làm tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà thơ. Tuy nhiên, con người đang đối xử với dòng sông này cách tàn bạo, minh chứng là nhiều sự sống và vẻ đẹp ở dòng sông này đang theo hướng bị kết liễu. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng sinh thái của trái đất phụ thuộc rất lớn vào sự lành mạnh của Amazon. Cùng với quần xã sinh vật của Congo và Borneo, nó chứa đựng sự phong phú của rừng núi mà chu kì mưa, sự cân bằng khí hậu và nhiều loại sinh vật khác phải phụ thuộc vào. Nó được ví như bộ lọc khí cacbon diõide, giúp làm giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, mỗi người cần phải ý thức về việc bảo vệ thiên nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta bằng cách giáo dục và phát triển những thói quen tốt như không thải rác ra môi trường, đặc biệt là các con sông,..Trồng cây gây rừng….
Giấc mơ Giáo Hội – trong đó các Ki-tô hữu đẩy mạng sự hội nhập văn hóa, để sự phong phú và tốt lành của văn hóa vùng Amazon được thực hiện dưới ánh sáng của Tin Mừng. Mỗi tín hữu trong Giáo Hội luôn mời gọi hiệp thông và đồng hành với các dân tộc thuộc miền Amazon. Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi Giáo Hội hội nhập văn hóa bằng cách không coi thường bất cứ những gì là tốt đẹp đã tồn tại trong các nền văn hóa ở Amazon, nhưng hãy tiếp nhận điều đó và đưa đến với ánh sáng của Tin Mừng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói rằng: “Giáo hội không có ý bác bỏ quyền tự chủ của văn hóa. Trái lại, Giáo Hội có sự tôn trọng lớn lao vì đó không chỉ là đối tượng để cứu chuộc và nâng cao, mà còn có thể đóng vai trò trung gian và hợp tác. Một đức tin không trở thành văn hóa là một đức tin không được chấp nhận hoàn toàn, không được suy tư đầy đủ”. Đức Giáo Hoàng Phanxico còn nhấn mạnh đến sự hội nhập văn hóa xã hội và tâm linh và đặc biệt là hội nhập văn hóa trong phụng vụ. Trước tình trạng nghèo đói và bị bỏ rơi của nhiều cư dân Amazon, nhất thiết phải có dấu ấn xã hội mạnh mẽ qua việc bảo vệ vững chắc về quyền con người, làm cho dung mạo của Đức Ki-tô tỏa sáng. Qua trọng tâm của Tin Mừng, mỗi người có thể nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa việc loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người, đặc biệt là những người đứng bên lề xã hội. Về sự hội nhập văn hóa trong phụng vụ, Đức Phanxico cũng nhấn mạnh rằng: “cho phép chúng ta hội nhập vào trong phụng vụ nhiều yếu tố của kinh nghiệm bản địa khi tiếp xúc mật thiết với thiên nhiên và kích thích các biểu hiện bản địa trong các bài hát, điệu nhảy, nghi thức, cử chỉ và biểu tượng. Trong Thượng Hội Đồng đã đề xuất thiết lập các nghi lễ cho vùng Amazon.
(Chủng sinh Đa Minh Nguyễn Văn Giang)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors