
Thông điệp Pacem in terris - Hoà bình trên thế giới | |
Tác giả: | ĐGH. Gioan XIII |
Ký hiệu tác giả: |
JEAN |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Nhập đề | 4 |
Phần I. Trật tự giữa cá nhân. Mỗi cá nhân là một nhân vị, có quyền lợi và nghĩa vụ | 7 |
Phần II. Những mối tương quan giữa cá nhân với công quyền trong một cộng đồng chính trị | 20 |
Phần III. Những tương quan giữa các cộng đồng chính trị | 34 |
Phần IV. Tương quan giữa các cá nhân và các cộng đồng quốc gia với cộng đồng thế giới | 50 |
Phần V. Các huấn thị mục vụ | 57 |


ĐGH. Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in terris – Hòa bình trên Thế giới, Về vấn đề xây dựng hòa bình giữa các dân tộc trên chân lý, công bình, bác ái và tự do, 1963.
Triết gia nọ đã định nghĩa: “Con người là một sinh vật có tính xã hội”. Chính vì thế, không thể có một cá nhân sống độc lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Từ cá nhân hình thành các nhóm lớn hơn: gia đình, bộ tộc, quốc gia, khu vực và thế giới. Tương quan giữa cá nhân với quốc gia và giữa các quốc gia với nhau từ đầu đã là một bức tranh muôn vẻ về sự cần thiết lẫn nhau, về quyền lợi, về trật tự... Và trong tương quan đó, gần như không lúc nào không nảy sinh vấn đề lớn hoặc nhỏ, khiến các nhà lãnh đạo, các nhà cầm quyền và cả từng cá nhân cần có cách ứng xử thích hợp. Trong số đó, tiếng nói của Giáo Hội về vấn đề xây dựng cuộc sống hòa bình giữa các dân tộc thực sự là lời mời gọi cần thiết.
Thông điệp Pacem in terris –Hòa bình trên thế giới, được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố ngày 11/4/1963, là một chuỗi các tài liệu viết về đề tài hòa bình trong suốt thế kỷ XX bởi các Đức Giáo hoàng khác nhau.
Những năm đầu thập niên 70, thế giới đang bị đe dọa bởi sự thống trị của vũ khí hạt nhân, và việc sử dụng vũ khí ghê sợ này đã gần kề, đồng nghĩa với việc thế giới bị đe dọa. Các nước sở hữu hạt nhân giờ đây trở thành các cường quốc mà các nước khác phải phụ thuộc vào. Chiến tranh giờ đây không còn chỉ là chiến tranh vũ khí, mà còn là chiến tranh lương thực, tiền tệ... Ngoài ra thế giới còn chứng kiến sự phát triển ồ ạt của nền công nghiệp hóa dường như vô tận. Đây lại là lúc phát sinh những vấn đề mới của xã hội như nạn bóc lột lao động, bất công bằng về kinh tế, khai thác tài nguyên, giao thoa văn hóa...
Ra đời trong hoàn cảnh đó, thông điệp Pacem in terris một mặt dựa trên giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề xã hội: quan tâm tới những quyền con người, công ích, sự tôn trọng các dân tộc thiểu số, sự liên lạc và tôn trọng nhau giữa các quốc gia... Đằng khác, nét mới của thông điệp này là việc Đức Gioan XXIII mang đến sự cởi mở khi nói hết với những người thành tâm thiện chí, kẻ tin cũng như không tin. Bằng sự cảm thông và sự đón nhận, ngài không tranh luận, không kết án khi nói đến các vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhưng ngài đã hướng nhân loại đến một khát vọng chung “từ trong sâu xa của nhân loại mọi thời”, đó là ước mong hòa bình.
Lập luận của ĐGH trong thông điệp này khởi đi từ sự kiện Thiên Chúa là nền tảng của mọi trật tự luân lý. Các quyền con người được thiết lập từ đó. Vì thế, văn kiện đã khởi đi từ việc nói đến các quyền của con người; rồi đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân với công quyền, quyền và nghĩa vụ của quốc gia; tương quan giữa các quốc gia...
Theo đó, ngoài phần dẫn nhập, thông điệp được chia thành 5 phần:
Phần I: Quyền và nghĩa vụ của con người và sự hiệp thông trong xã hội (11-45)
- Quyền được hưởng và sống một nếp sống xứng đáng; Quyền hưởng những giá trị luân lý và văn hóa; Quyền tôn thờ Thiên Chúa theo sự đòi hỏi của lương tâm chân chính; Quyền lợi kinh tế; Quyền tự do lập hội; Quyền di cư và kiều cư; Quyền công dân...
- Nghĩa vụ cộng tác, trách nhiệm, xây dựng công bình, bác ái...
Phần II: Tương quan giữa cá nhân và công quyền (46-79)
- Nguồn gốc: từ Thiên Chúa
- Mục đích: Xây dựng thiện ích chung
- Phương tiện xây dựng thiện ích chung là: thăng tiến xã hội và con người
- Tương quan qua lại giữa lợi ích cá nhân và công ích
Phần III: Tương quan giữa các cộng đồng chính trị (80-129)
- Các quyền và nghĩa vụ: hành động dựa trên luật căn bản của luân lý (công bằng, hài hòa, tôn trọng khác biệt...)
- Công bình – tiêu chuẩn quan trọng: nghĩa là ngoài nhìn nhận quyền lợi của nhau, thì còn phải thi hành các bổn phận với nhau nữa.
- Các dân tộc thiểu số: do chiến tranh, xác định ranh giới, các dân tộc thiểu số bị gạt ra lề. Cần thiết sự tôn trọng quyền lợi của họ.
- Sự quân bình giữa dân cư, đất đai và tài sản, vấn đề tị nạn chính trị
- Việc giải trừ vũ khí
Phần IV: Tương quan giữa cá nhân và các cộng đồng quốc gia với cộng đồng thế giới (130-145)
- Sự liên kết giữa các cộng đồng chính trị: phổ biến hơn cùng với sự phát triển của thế giới
- Cách tổ chức hiện tại của các công quyền không đủ để đảm bảo thiện ích chung cho toàn nhân loại: vì người ta quá để ý tới công ích của mình mà không quan tâm thiện ích chung của toàn nhân loại.
- Công ích được thiết lập trên sự tự do tán đồng chứ không phải do áp lực
Phần V:Các chỉ dẫn mục vụ (146-167)
- Nghĩa vụ tham gia và đời sống chung: một cách tích cực, chúng ta có nhiệm vụ tham gia và làm cho đời sống chung thêm thăng tiến, cả trên bình diện tự nhiên lẫn siêu nhiên.
- Quan tâm đến phát triển năng lực khoa học, khả năng kỹ thuật chuyên môn, nghề nghiệp
- Hòa hợp giữa đức tin tôn giáo với các hoạt động hiện thế của tín hữu:
- Nền giáo dục toàn diện cho thanh niên: bên cạnh việc theo đuổi các khoa học, cần huấn luyện đạo đức và đức tin cho họ
- Cần một cố gắng không ngừng nghỉ: vì sự phát triển nhanh chóng của nhân loại đòi hỏi chúng ta một sự tỉnh táo và nhanh nhạy trong việc nhìn lại chính mình, nhìn lại cách nghĩ và hành xử của mình trước các vấn đề mà thế giới đang không ngừng đặt ra.
Nhận định: Thông điệp quan trọng trong các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội. Thông điệp đụng chạm đến vấn đề mang tính vĩ mô, tức là tương quan giữa các thành phần làm nên một thế giới rộng lớn, với nhiều vấn đề phức tạp, với phạm vi bao la giữa các quốc gia, và với sự đa dạng. Thông điệp đặt nền tảng suy tư trên chân lý, công bình, bác ái và tự do mà chắc chắn đã đón nhận từ Thiên Chúa. Tiếng nói của Giáo Hội thực sự là cần thiết trong hoàn cảnh một thế giới đa tạp, phát triển ồ ạt, trong khi chưa được chuẩn bị để đương đầu với những vấn đề phát sinh, những điều mà trước đó chưa được đề cập đến thì nay được Giáo Hội lên tiếng.
Tuy nhiên, chưa thể có một tiếng nói chung giữa cộng đồng nhân loại, để tất cả thực sự cùng nhau xây dựng nền hòa bình thực sự. Bằng chứng là các cuộc chiến tranh, bất công xã hội và sự phát triển không “cân đối” của thế giới vẫn diễn ra. Giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội luôn là tiếng gọi nhắc nhớ mọi người, một thành phần trên khắp hành tinh nhìn nhận lại để hành động tốt hơn, hướng đến thiện ích chung.
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors