Con đường Tin mừng của Đức Maria | |
Tác giả: | HY. Carlo Maria Martini |
Ký hiệu tác giả: |
MA-C |
Dịch giả: | Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O.Cist |
DDC: | 232.21 - Đức Maria (Thánh Mẫu Học) |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Đôi lời về tác giả | 5 |
Lời tựa | 7 |
CHƯƠNG 1: NỮ TỲ CỦA CHÚA | 9 |
1. Một nhận thức có ba phần | 10 |
2. Hy sinh của Kitô hữu | 14 |
3. Chọn lựa căn bản | 16 |
4. Sự tròn đầy của sự sống | 19 |
CHƯƠNG 2: THĂM VIẾNG: MỘT HUYỀN NHIỆM CỦA VIỆC GẶP GỠ | 23 |
1. Dẫn nhập | 23 |
2. Mầu nhiệm Thăm viếng (Lc 1,39-56) | 25 |
a. Bản văn | 25 |
b. Cấu trúc | 27 |
3. Suy niệm | 34 |
CHƯƠNG 3: TÌM KIẾM CHÚA GIÊSU | 39 |
1. Bản văn | 40 |
2. Giêrusalem và lễ Vượt Qua | 41 |
3. Tìm kiếm Thiên Chúa | 43 |
4. Mầu nhiệm Đức Giêsu | 48 |
CHƯƠNG 4: DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ | 55 |
1. Tầm quan trọng của một cá nhân đối với Thiên Chúa | 56 |
2. Con đường của Đức Maria | 59 |
3. Hành trình của chúng ta | 62 |
CHƯƠNG 5: ĐỨC MARIA VÀ ĐÊM TỐI ĐỨC TIN TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA | 65 |
1. Đêm tối Đức tin trong thời đại của chúng ta | 67 |
2. Đêm tối của Đức cậy trông nơi Thánh nữ Têrêsa Lisieux | 69 |
3. Ý nghĩa của đêm tối Đức tin | 72 |
4. Đức tin bị thử thách của Đức Maria | 76 |
5. Đức tin bị thử thách của một Linh mục | 79 |
6. Kết luận | 82 |
CHƯƠNG 6: TRONG TRÁI TIM CỦA ĐỨC MARIA | 87 |
1. Lòng sùng kính Đức Maria ngày nay | 87 |
2. Suy niệm Kinh thánh | 92 |
3. Suy tư thần học | 94 |
4. Suy tư thiêng liêng | 96 |
CHƯƠNG 7: NHỮNG ĐỀ NGHỊ TRONG LÃNH VỰC MỤC VỤ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC MẸ | 99 |
1. Đức Maria và đời sống tình cảm của người Kitô hữu | 99 |
2. Đức Maria và đời sống tình cảm của một Linh mục | 101 |
3. Những cách sùng kính Đức Maria | 105 |
4. Cách sùng kính chân chính | 106 |
5. Giảng thuyết về Đức Maria | 107 |
6. Những cuộc hiện ra của Đức Maria thời nay | 108 |
7. Kết luận | 113 |
Tác phẩm "Con Đường Tin Mừng của Đức Maria" của ĐHY Carlo Maria Martini, được chuyển ngữ bởi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, NXB Tôn Giáo 2015. Tác phẩm dày 113 trang, được chia làm 7 chương.
Với phương pháp Lectiodivina, ĐHY sử dụng những đoạn Tin Mừng quen thuộc để đưa ra các suy tư về Đức Maria và về chính chúng ta. Qua các chương trong tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu sâu sa hơn về Đức Maria, nhằm đưa ra các hoa trái áp dụng vào cuộc sống và có lòng sùng kính đích thực đối với Đức Mẹ.
Chương I với chủ đề: Nữ Tỳ của Chúa
Qua đoạn Tin Mừng truyền tin, tác giả cho chúng ta thấy một nhận thức có ba phần nơi tiếng “xin vâng” của Đức Maria. Bởi nơi đây không chỉ dừng lại ở sự nhận thức của cá nhân Mẹ nhưng trong đó còn bao hàm ý thức của dân tộc Itsrael và của toàn nhân loại nữa. Để rồi vượt qua tiếng “xin vâng” đó là một lòng ước ao với tất cả tâm hồn của Mẹ mà nó bao hàm sự hy sinh trong đó. Từ tiếng “xin vâng” đó, tác giả mời gọi sự hy sinh của Kitô hữu, sự hy sinh mà thánh Augustinô diễn tả như một hành vi để vào mối hiệp thông với Thiên Chúa. Sự hy sinh được thúc đẩy bằng tình yêu hầu có thể dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự hy sinh của Kitô hữu chỉ có ý nghĩa khi hướng tới hy tế trên đồi Calvê của Chúa Giêsu, nơi đó mới có sự hiện diện của sự hy sinh hoàn hảo, sự hy sinh có khả năng lôi kéo toàn thể nhận loại đến với Thiên Chúa. Tiếng “xin vâng” của Mẹ ko chỉ dừng ở một sự hy sinh nhưng đó còn cả một lựa chọn căn bản cho toàn bộ cuộc đời Mẹ hướng về Thiên Chúa và chấp nhận trước các lựa chọn của Chúa từ Belem cho đến thập tự. Đây không là sự lựa chọn một lần là xong nhưng nó được hiểu theo nghĩa năng động, tức một lựa chọn gắn liền với toàn bộ cuộc đời. Để rồi đây sự lựa chọn đó cũng là sứ điệp cho các Kitô hữu hãy mang tâm tình của Mẹ cũng như ông Simêon khi chết đi mỗi ngày đồng nghĩa với việc lớn lên trong sự viên mãn của sự sống đích thực.
Chương II: Thăm Viếng: một huyền nhiệm của gặp gỡ
Thánh ý Thiên Chúa được tìm thấy trong những cuộc gặp gỡ hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên tất cả chỉ có ý nghĩa nền đang khi đặt trong, các mối liên hệ thần linh (thánh lễ, các bí tích,..) nơi cuộc gặp gỡ Thiên Chúa có địa vị ưu tiên. Từ việc dẫn nhập này tác giả mời gọi chúng ta đến với Mầu Nhiệm viếng thăm của Đức Maria (Lc 1,39-56). Qua thái độ “vội vã” đi thăm bà chị họ Elizabeth, diễn rả lòng khát vọng phục vụ bà chị họ lúc già nua và sẵn sàng giải thích về hoàn cảnh của bà có sự can thiệp của Thiên Chúa. Bên cạnh đó chúng ta thấy một sự thúc đẩy từ Chúa Thánh Thần, tuy nhiên nó cũng xuất phát từ khát vọng muốn có một dấu chỉ để khẳng định bí nhiệm của Mẹ. Mẹ cần gặp chị để đón nhận sự khẳng định về lời truyền tin cho Mẹ. Tuy nhiên, sự đẹp nhất của cuộc gặp gỡ này là Mẹ đã nói ra được tâm tình lâu nay Mẹ giữ kín trong lòng qua bài Magnificat, bởi nay Mẹ cảm nhận thấy bà Elizabeth đã hiểu Mẹ. Không những thế qua cuộc thăm viếng nói lên rằng, mối liên hệ chỉ có tính chất xây dựng khi nó đi tìm ý muốn của Thiên Chúa và chỉ khi tin vào sự cứu độ của Thiên Chúa thì đó mới là nền tảng cho các liên hệ chân chính khi thi hành sứ vụ tông đồ.
Chương III: Tìm kiếm Chúa Giêsu
Bản văn được đặt trong bối cảnh đền thờ Giêrusalem vào lễ vượt qua Đức Maria và thánh Giuse để lạc mất Chúa Giêsu. Ở đây ta thấy hiện lên động từ “tìm kiếm” được dùng ở thể chưa hoàn thành để diễn tả một cuộc tìm kiếm liên lỉ cả cuộc đời, không ngừng. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm thiết yếu thì phải dẫn tới sự thật, nhưng có những cuộc tìm kiếm sai trái khi cho rằng Thiên Chúa hành động theo ý chúng ta hơn là kế hoạch của Thiên Chúa. Chính ở đây Đức Maria có thể soi sáng cho chúng ta trong việc tìm kiếm Chúa Giêsu. Bởi khi gặp thử thách Mẹ cũng ko chất vấn chính mình cũng như sai lầm của mình có thể đã mắc phải. Mẹ không than vãn nhưng luôn khiêm tốn trong sự thinh lặng của Thiên Chúa. Khi tìm được Đức Giêsu trong đền thờ giữa các thầy dạy vừa nghe họ vừa đặt câu hỏi. Đức Giêsu đã tỏ lộ sự khôn ngoan của Ngài qua việc lắng nghe và đặt câu hỏi. Nhưng điều làm cho độc giả giật mình là câu trả lời “Cha mẹ không biết rằng con cần ở lại với Cha con trong nhà Người sao”. Từ đây Ngài tỏ cho họ Mầu nhiệm Cứu Chuộc, tuy nhiên đứng trước mầu nhiệm đó Thánh Giuse và Đức Maria không hiểu được. Chúng ta cũng trở lên mò mẫm khi đối diện với mầu nhiệm Chết và Phục Sinh, tuy nhiêm chúng ta cũng được an ủi bởi chính nơi Cha mẹ người dù vâng phục, khiêm tốn vẫn không hiểu được như thế.
Chương IV: Dưới chân thập giá
Trước tiên, tác giả đi vào hình ảnh người trộm lành để thấy tầm quan trọng của cá nhân đối với Thiên Chúa, nếu theo quan điểm của con người thì chẳng có chuyện này, tuy nhiên tác giả dẫn dắt ta qua chương 15 của Luca với hình ảnh: 1 con chiên, 1 đồng bạc để thấy cư xử của Ngài ở đây khác với suy nghĩ con người để cho chúng ta thấy mỗi chúng ta quan trọng thế nào đối với Thiên Chúa. Để từ đó chúng ta có hiểu biết mới về hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta tìm thấy trên thập giá. Bởi không một ai bị lãng quên trước mặt Ngài. Tuy nhiên, người cảm nhận trọn vẹn ơn cứu độ nơi cây thập giá là Đức Maria. Khởi đầu cuộc lữ hành của Mẹ là sự “bối rối” khi được truyền tin. Nhưng từ đây Mẹ bắt đầu học biết về kế hoạch của TC, một kế hoạch nửa phù hợp, nửa ngược với sự chờ đợi của Mẹ. Tuy nhiên Mẹ vâng phục ý muốn TC cách hoàn hảo. Bởi, chẳng bao lâu Mẹ phải sống những “năm tăm tối”. Tuy không hiểu nhưng Mẹ vẫn hết lòng vâng phục. Rồi từ Mẹ là lời mời gọi hành trình của chúng ta. Bởi chúng ta chỉ có thể hiểu được làm thế nào Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong Đức Kito và trong Giáo hội khi chúng ta nhìn vào hành trình đức tin của Mẹ qua tình yêu và lòng sùng kính đối với Mẹ.
Chương V: Đức Maria và đêm tối đức tin trong thời đại chúng ta.
Mẹ đã trải qua cơn thử thách đức tin, bởi không nhìn thấy sự thành toàn của lời hứa Thiên Chúa mà chỉ thấy toàn tai họa. Đêm trường đức tin còn đang hiện diện trong thời đại chúng ta với sự bồn chồn trước những vấn đề cuộc sống. Điều này cũng xảy ra nơi các thánh nữ của chúng ta khi phải đối diện với sự chết, như cảm tưởng mất hết hy vọng. Để từ các mẫu gương Ngài dẫn dắt chúng ta tìm ý nghĩa của đêm tối đức tin như một cuộc thanh luyện, thanh tẩy khỏi mọi ngẫu tượng và các ý tưởng sai lầm về Thiên Chúa. Để từ đây biết nhìn nên Mẹ như người lữ hành tham dự vào thử thách của những người tin qua những biến cố đặc biệt trong cuộc đời Mẹ.
Chương VI: Trong trái tim của Đức Maria
Đức Maria luôn có một vị thế đặc biệt đời sống Giáo hội. Tuy nhiên, ảnh hưởng có nền đạo đức của Tin lành nên một số người nghĩ việc sùng kính Mẹ chỉ còn phù hợp với những con người đơn sơ. Bởi thế, tác giả mời gọi nhìn vào hoàn cảnh thực tế để khơi dậy lòng sùng kính Đức Mẹ vào trong kinh nghiệm của dân Kitô giáo. Đức HY mời gọi mọi người suy niệm Kinh Thánh, suy tư thần học và các cuộc hành hương địa điểm dâng kính Mẹ. Bởi đây là nền tảng xây đắp lòng sùng kính Mẹ, đi sâu vào kinh nghiệm của mẹ để thấy được sự vĩ đại của Thiên Chúa, ý thức sự tội lỗi bản thân và sự kinh hoàng của hỏa ngục. Hầu kinh nghiệm của Mẹ về Thiên Chúa cũng trở thành kinh nghiệm của chúng ta.
Chương VII: Những đề nghị trong lãnh vực mục vụ liên quan đến Đức Mẹ
Đức Maria luôn có một ảnh hướng đến đời sống Ki tô hữu. Với gương mặt Leon Bloy là một đại diện cho những người có thể vượt qua đau khổ khi chạy đến với Mẹ. Bởi chính Kinh Mân Côi đã tạo trở thành một phần thiết yếu của những tâm hồn đơn sơ. Vì qua đó Mẹ trở lên một phần cuộc sống của họ. Không chỉ thế, Mẹ cũng luôn có một vị thế lớn lao trong đời sống của các Linh mục.
-
Tác giả: Gm. Giuse Hoàng Văn Tiệm
-
Tác giả: R. Veritas
-
Tác giả: Karl Rahner
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Jean Galot, SJ
-
Tác giả: John D. Miller, MA
-
Tác giả: Phan Tấn Thành
-
Tác giả: Guillaume De Menthière
-
Tác giả: Lê Tiến
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Dom Claude Jean - Nesmy
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: M.J. Nicolas
-
Tác giả: Jean Galot, SJ
-
Tác giả: P. Luigi M. Pazzaglia
-
Tác giả: Phan Tấn Thành
-
Tác giả: Nguyễn Thành Thống
-
Tác giả: Maria Agreda
-
Tác giả: TGM. Bùi Chu
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Augustin George
-
Tác giả: Denis Farkasfalvy
-
Tác giả: Claude Quinard
-
Tác giả: R.P. Rambaud, O.P
-
Tác giả: Candius Pozo S.I
-
Tác giả: F. M. Braun, OP
-
Tác giả: E. Neubert
-
Tác giả: Henry Bars
-
Tác giả: René Laurentin