Tác phẩm "Đức Maria ở giữa dân người" của tác giả ĐHY Carlo Maria Martini, được chuyển ngữ bởi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, NXB Tôn Giáo 2015.
Cuốn sách gồm các bài suy niệm của Đức Hồng y giảng trong dịp tĩnh tâm cho các nữ tu của tổng giáo phận Milan, gồm 2 phần: phần thứ nhất gồm 8 chương, tác giả nhìn qua lăng kính của các đoạn Tin mừng, nơi những người phụ nữ được phác họa ở đó, và quan sát họ dưới ánh sáng của Đức Maria. Phần thứ II nói về ngày thứ Bảy Tuần Thánh của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá.
PHẦN 1: NHỮNG PHỤ NỮ TRONG SÁCH TIN MỪNG
Chương thứ nhất, với chủ đề 3 tiếng rên siết
Tiếng rên siết của thụ tạo, tiếng rên siết của mỗi chúng ta và tiếng rên siết của Chúa Thánh Thần, ĐHY đã dựa vào Lời Chúa được trích từ thư Rôma để suy niệm 3 tiếng rên siết này. Với tiếng rên siết của thụ tạo: “muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 19), đó là tiếng rên siết của dịch bệnh, đau khổ, bị nô lệ mong muốn được giải thoát. Tiếng rên siết của mỗi chúng ta muốn được giải thoát khỏi đau khổ, khỏi nhục dục về thân xác, và khỏi phải chết. Tiếng rên siết của Chúa Thánh Thần, đó là mời gọi mọi người giữ kỷ luật trong đời sống cầu nguyện để lắng nghe tiếng CTT. Chương này, tác giả đề cập tới người Phụ nữ Canaan (Mt 15,21-28) người phụ nữ xin Chúa chữa bệnh cho con, mặc dầu bị Chúa nói những lời rất khó nghe: “không nên lấy bánh ném cho chó con”, song nhờ lòng can đảm, sự khiêm tốn, sự nài nỉ, cùng niềm tin tưởng tuyệt đối nơi Chúa Giêsu, nên con bà đã được Chúa chữa lành.
Chương thứ 2: Đức Maria chú ý tới những tiếng rên siết của thế giới
Khi Mẹ được mời dự tiệc cưới Cana. ĐHY suy niệm dựa vào 3 điểm: nhận thức của Đức Maria về thế giới, sự dấn thân của Đức Maria và lòng can đảm của Mẹ. Vì là khách được mời dự tiệc cưới, Mẹ đã chú ý quan sát, nên nhận thấy trong tiệc cưới hết rượu. Mặc dù là khách, nhưng dường như Mẹ đã tự đồng hóa mình với những người chủ của tiệc cưới, nên Mẹ đã dấn thân hành động khi thỉnh cầu với Chúa: “Họ hết rượu rồi”. Đây là một sự nhạy bén, đồng cảm với những người khốn khổ. Chính sự nhạy bén quan tâm, lòng can đảm, sự tin tưởng của Mẹ Maria nơi Chúa Giêsu nên đã nói với các gia nhân: “Người bảo gì các anh cứ làm theo” và đã được Chúa thực hiện phép lạ đầu tiên “biến nước lã thành rượu” để niềm vui của tiệc cưới được trọn vẹn.
Chương thứ 3: Đề cập tới tinh thần của đức tin trong Tin Mừng
Tác giả nhắc tới hình ảnh người phụ nữ tội lỗi, và thái độ thiếu quảng đại của ông Simon khi nhìn nhận về người phụ nữ. Qua người phụ nữ tội lỗi tại nhà ông Simon, Chúa Giêsu dạy cho nhóm Pharisêu bài học của phép lịch sự, đồng thời nói cho mọi người hiện diện thấy lòng tin và cảm nghiệm lòng thương xót từ chính Chúa của người phụ nữ tội lỗi này qua câu nói của Chúa Giêsu: “lòng tin của chị đã cứu chữa chị”. Trong khi ông Simon, người mang trong mình cái nhìn xét đoán người khác mà không thương xót họ, nên chỉ nghĩ người phụ nữ này là người tội lỗi. Còn Chúa Giêsu cảm nhận được tình yêu của người phụ nữ tội lỗi, nên đã đáp lại qua sự tha thứ, tỏ lòng thương xót và khen ngợi lòng tin của chị. Đồng thời, Ngài cũng chỉ ra sự thiếu khôn ngoan qua cách nhìn người khác đối với ông Simon. Qua đó, tác giả muốn đào sâu tinh thần đức tin của mỗi người chúng ta trong ơn cứu độ, một ân huệ lớn lao làm cho chúng ta từ những người yếu đuối tội lỗi thành những khí cụ của ơn giải thoát.
Chương 4: Tinh thần sám hối
Tác giả nhắc đến người mẹ của các con trai ông Dêbêđê và lời cầu xin của bà. Trong khi lời cầu xin của bà mẹ của các con ông Dêbêđê để tìm được một chỗ tốt theo cái nhìn thế gian, của con người. Dường như anh em Giacôbê và Gioan hài lòng với lời khẩn cầu của mẹ cho mình. Qua đó hướng cho mỗi người chúng ta có tinh thần khiêm tốn trong cầu nguyện theo gương Đức Maria không tìm kiếm, cầu xin những điều ảo tưởng, nhưng đặt niềm cậy trông, phó thác và tin tưởng nơi Thiên Chúa. Đồng thời, tác giả cũng nhắc tới cuộc khủng hoảng của việc phát triển trong đời sống thiêng liêng, là nguyên nhân của mọi khùng hoảng khác trong đời tu. Đó là khủng hoảng theo sau các thành công và không biết cách để tồn tại qua thời kỳ thinh lặng đầy khó khăn. Giải pháp để giải quyết khủng hoảng đó là cầu nguyện, phó thác, tin tưởng nơi Thiên Chúa.
Chương 5: Chiêm niệm
Trong chương này, ĐHY nhắc tới hai chị em Mácta và Maria. Với Mácta, vì là chủ nhà, là người nội trợ nên muốn tỏ lòng hiếu khách với Chúa Giêsu, nên chỉ lo việc phục vụ, đón tiếp Chúa cách tốt nhất, nhưng lại bị Chúa quở trách. Trong khi người em Maria không phụ giúp người chị trong công việc nội trợ mà chọn tiếp đòn Chúa bằng việc ngồi bên chân Chúa để lắng nghe Ngài dạy. Qua đó, Maria đã tôn vinh Chúa là vị tôn sư. Qua hành động lắng nghe Lời Chúa dạy bảo của Maria, tác giả muốn mỗi người chúng ta phải nhìn thấy chính mình nơi chị Maria, và so sánh giá trị mà chị dành cho việc lắng nghe, không phải để dẹp bỏ các việc khác, mà để cộng tác với chúng, giữ vững ơn gọi của mình. Đồng thời, ĐHY cũng muốn người tu sĩ theo gương Mẹ Maria luôn lắng nghe Lời Chúa qua việc suy niệm và chiêm niệm Lời Chúa trong đời sống của mình.
Chương 6: Tinh thần hy sinh và thánh hiến
Chương này, tác giả suy tư về biến cố truyền tin, và sự nhìn nhận khiêm tốn mình là tôi tớ, nữ tì của Thiên Chúa trong yêu thương. Ngoài ra, lời thưa “xin vâng” diễn tả một sự chấp nhận đầy vui mừng và yêu mến vơi tất cả tâm hồn “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ nói”. Qua đó nhận thức về tinh thần vâng phục, hý sinh, quảng đại dấn thân trong việc truyền giáo dù phải trải qua những khó khăn, gian khổ để lên đường theo chân Mẹ Maria để mang Chúa đến cho mọi người.
Chương 7: Thực tại Thập giá
Tác giả suy niệm về biến cố gia đình thánh gia lên Giêrusalem khi Người được 12 tuổi và Lễ vượt qua của Đức Kitô. Khi bị lạc mất Chúa trong Đền thờ, Mẹ Maria chia sẻ yếu đuối mỏng giòn của chúng ta khi tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm sự thật.Có thể nói, cuộc đời của Đức Giêsu gắn liền với lễ vượt qua. Chính vì vâng phục Thiên Chúa, Chúa Giêsu chấp nhận cái chết trên Thập giá cách đau đớn và bị sỉ nhục để thực hiện thánh ý Chúa Cha để cứu độ con người. Qua biến cố lạc mất Chúa và chứng kiến cái chết của Chúa, Mẹ Maria luôn khiêm tốn thinh lặng,suy nghĩ và cầu nguyện trong sự vâng phục và tín thác để ý Thiên Chúa được thành toàn.
Chương 8, Hướng đến sự Phục sinh
Đề cập đến Maria Mácđala, người tìm kiếm Chúa Giêsu được chính Chúa Phục Sinh hiện ra với bà. Khi Chúa Giêsu hỏi bà: Bà tìm ai? và trả lời cho bà bằng chính tên gọi của bà, Ngài tỏ lộ chính mình với tư cách là Chúa của bà, Đấng bà đang tìm kiếm. Sự sống ân sủng là chính Chúa đang gọi chúng ta bằng tên riêng, cùng với tình yêu của Đấng đã chết và sống lại đem lại ơn cứu độ cho chúng ta.
PHẦN THỨ II: Đức Maria ngày thứ Bảy Tuần Thánh
ĐHY suy niệm tâm trạng của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá. Trước hết, tác giả suy niệm sự thinh lặng và bối rối của các Tông đồ trong ngày thứ Bảy Tuần Thánh. Các môn đệ cảm thấy xấu hổ khi bỏ Chúa mà chạy trốn. Ngày thứ Bảy của sự cô đơn, khi chứng kiến sự thất bại của Thiên Chúa theo cái nhìn của người đời. Còn đối với Đức Maria khi đứng dưới chân thập giá trong ngày thứ Bảy, Mẹ thinh lặng hồi tưởng lại những khoảnh khắc, biến cố quan trọng trong cuộc đời từ Biến cố Truyền Tin đến suốt cuộc đời lữ hành của Mẹ. Đức Maria của ngày thứ Bảy Tuần Thánh vẫn là Đức Maria của lòng tin, của chờ đợi và hy vọng vì Mẹ vẫn tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Mẹ truyền niềm tin và hy vọng cho các Tông đồ đang bối rối trước cái chết của Thầy mình trên Thánh giá, để hướng tới ngày thứ tám Phục Sinh. Mẹ chính là niềm an ủi, sự khích lệ cho các môn đệ, và là chứng nhân cho tình yêu cảm thương và một sự liên đới đich thực.