
Thông điệp Ut Unum Sint - Để tất cả nên một | |
Phụ đề: | Về việc dấn thân đại kết |
Tác giả: | Thánh Gioan Phaolô II |
Ký hiệu tác giả: |
PH-G |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Song ngữ |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Thư của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi đến Đức Hồng y Kurt Koch nhân dịp mừng 25 năm ban hành Thông điệp Ut Unum Sint | 13 |
Mừng kỷ niệm 25 năm Thông điệp Ut Unum Sint, một cơ hội mục vụ độc đáo | 23 |
Mừng 25 năm Thông điệp Ut Unum Sint, một Thông điệp mang tính ngôn sứ | 27 |
Các mối tương quan sâu sắc giúp hỗ trợ con đường Đại kết | 47 |
THÔNG ĐIỆP ĐỂ TẤT CẢ NÊN MỘT (UT UNUM SINT) | |
DẪN NHẬP | |
CHƯƠNG I: VIỆC DẤN THÂN ĐẠI KẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO | |
Kế hoạch của Thiên Chúa và sự hiệp thông | 75 |
Con đường Đại kết: con đường của Giáo hội | 79 |
Canh tân và hoán cải | 101 |
Tầm quan trọng căn bản của giáo lý | 113 |
Tính ưu việt của lời cầu nguyện.. | 121 |
Đối thoại Đại kết....... | 143 |
Những cơ cấu đối thoại địa phương... | 149 |
Việc đối thoại như một cuộc kiểm điểm lương tâm. | 153 |
Đối thoại để giải quyết những bất đồng. | 159 |
Sự cộng tác trong việc thực hành. | 169 |
CHƯƠNG II: NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA VIỆC ĐỐI THOẠI | |
Tái khám phá tình huynh đệ. | 173 |
Tình liên đới trong việc phục vụ nhân loại . | 179 |
Tiếp cận nhau qua Lời Chúa và qua sự thờ phượng thiêng liêng.. | 185 |
Đánh giá cao những thiện hảo nơi các Kitô hữu khác. | |
Sự tiến triển của hiệp thông. | 191 |
Đối thoại với các Giáo hội Đông phương . | 195 |
Tiếp tục liên lạc tiếp xúc | 197 |
Các Giáo hội anh em. | 203 |
Những tiến bộ trong đối thoại.. | 213 |
Những mối tương quan với các Giáo hội kỳ cựu Đông phương. | 227 |
Đối thoại với các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội khác ở Tây phương. | 237 |
Những mối tương quan với các Giáo hội khác. | 243 |
Những hợp tác đã thực hiện | 259 |
CHƯƠNG III: QUANTA EST NOBIS VIA? (CON ĐƯỜNG CÒN BAO XA?) | |
Tiếp tục và tăng cường đối thoại | 257 |
Đón nhận những thành quả đạt được.. | 283 |
Tiếp tục phong trào Đại kết thiêng liêng và làm chứng cho sự thánh thiện. | 287 |
Phần đóng góp của Giáo hội Công giáo vào việc tìm hiệp nhất các Kitô hữu | 297 |
Sứ vụ hiệp nhất của vị Giám mục Rôma . | 301 |
Hiệp thông tất cả các Giáo hội riêng biệt với Giáo hội Rôma: điều kiện cần để hiệp nhất | 325 |
Hiệp nhất trọn vẹn và việc loan báo Tin Mừng | 327 |
LỜI HUẤN DỤ. | 335 |


Ngoài nội dung chính là Thông điệp của Đức Thánh Cha, tác giả biên soạn cuốn sách này còn đưa thêm trong phần đầu của cuốn sách thư của Đức giáo hoàng Phanxicô nhân dịp mừng 25 ban hành thông điệp này, cùng ba bài viết khác xoay quanh những nhận định về thông điệp này.
Thông điệp Ut Unum Sint- Để tất cả nên một, về việc dấn thân Đại Kết, được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/05/1995, nhằm ngày lễ Chúa Thăng Thiên, năm thứ 17 triều giáo hoàng của Ngài. Thông điệp gồm 103 số, được trình bày trong ba chương không kể phần dẫn nhập.
Các chương lần lượt như sau:
Chương 1: ĐTC trình bày về việc dấn thân đại kết của giáo hội Công giáo, được đặt nền tảng trong kế hoạch của Thiên Chúa và sự hiệp thông. Con đường Đại Kết là con đường của Giáo hội- một hành trình không thể đảo ngược (số 3). Con đường này đòi hỏi một hành trình canh tân và hoán cải được bám rễ sâu trong giáo lý và lời cầu nguyện. Giữa những bất đồng, việc đối thoại như một cuộc kiểm điểm lương tâm và sự cộng tác trong việc thực hành là những phương thế hữu hiệu hàn gắn những vết thương ấy.
Chương 2: ĐTC đề cập đến những thành quả của việc đối thoại. Thành quả đó được biểu lộ cụ thể qua nhiều lĩnh vực như: việc tái khám phá tình huynh đệ, tình liên đới trong việc phục vụ nhân loại; tiếp cận nhau qua Lời Chúa và qua sự thờ phượng thiêng liêng; qua những đánh giá cao những thiện hảo nơi các Kitô hữu khác nhau. Từ đó, ĐTC đánh giá việc đại kết với các cộng đoàn Kitô hữu khác như: các Giáo hội Đông phương, các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội khác ở Tây phương, các Giáo hội anh em, và tương quan với giáo hội khác.
Chương 3: ĐTC đưa ra câu hỏi lượng giá về quá khứ để hướng tới tương lai: “Con đường còn bao xa? Trong đó ĐTC tiếp tục khẳng định việc tăng cường đối thoại dựa trên việc đón nhận những thành quả đã đạt được, tiếp tục phong trào đại kết thiêng liêng và làm chứng cho sự thánh thiện. Cách riêng, ĐTC nói về sứ vụ hiệp nhất của Vị giám mục Rô-ma. Theo đó, ngài đưa ra lời kêu gọi tới các cộng đồng Kitô giáo khác nhau nhằm “giúp tìm cách thực hiện tính ưu việt của Giáo Hoàng, trong khi không từ bỏ những điều thiết yếu cho sứ vụ truyền giáo của mình, vốn mở ra một tình huống mới, như là một sự phục vụ yêu thương.
Nhận định
- Thông điệp đã đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng kiến tạo sự hiệp nhất trong đa dạng. Điều này cũng được CĐ Vaticanô II khẳng định “Phong trào tái lập sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu được nảy sinh do ơn Chúa Thánh Thần” (Sắc lệnh Đại kết, số 1). Ở đây, Thông điệp đã tái khẳng định rằng: sự đa dạng hợp pháp không hề chống lại sự hiệp nhất của Giáo hội, trái lại, còn gia tăng vẻ đẹp rạng ngời của Giáo hội, và góp phần rất lớn lao trong việc hoàn thành sứ vụ của Giáo hội nữa” (s.50).
- Thông điệp này giúp chúng ta xem xét thực tiễn của các cộng đồng Kitô hữu hôm nay trong việc canh tân dấn thân đại kết.
- Thông điệp này, với một viễn tượng hướng về tương lai, đã chỉ ra một mục tiêu xem như vẫn còn rất xa: đó chính là sự hiệp nhất các Kitô hữu. Đó là khát vọng của chính Đức Giê-su, trước cuộc khổ nạn, chính Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha, để các môn đệ của Người được nên một.
Tuy đại kết là một hành trình còn rất xa, nhưng Thông điệp nhìn về phía trước với lòng can đảm. Nó biểu lộ rằng đối thoại là một ưu tiên và là một bước cần thiết để khám phá sự phong phú của người khác. Nó xem xét tất cả các bước tiến tới sự hiệp nhất với các giáo hội và các cộng đồng Kitô giáo khác nhau, khởi đi từ việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông giữa Rôma và Giáo hội chính thống Contantinople, và Tuyên bố chung về Kitô học với các Giáo hội kỳ cựu Đông Phương. Nó phác thảo một lộ trình tiến về phía trước cho phép “những khả năng bất ngờ” trong sự nhận thức rằng “sự đa dạng hợp pháp không có gì đối nghịch với sự hiệp nhất của giáo hội”.
Theo Thông điệp, các cuộc bút chiến và tranh luận bất khoan nhượng, đã đưa ra những khẳng định không tương thích với những gì thực sự là kết quả của hai cách nhìn khác nhau về cùng một thực tại. Đó là một con đường có thể giúp chúng ta “tái khám phá sự phong phú không thể hiểu được của chân lý và sự hiện diện của các yếu tố của sự thừa nhận vượt ra ngoài ranh giới hữu hình của giáo hội công giáo.
- Bên cạnh đó, ĐTC đã chỉ ra rằng cuộc đối thoại của học thuyết cũng là cuộc đối thoại của tình yêu. Theo đó, thông điệp cho thấy sự cần thiết cần phải có “cách thức và phương pháp trong việc giải thích đức tin Công giáo”, vốn không phải là một trở ngại để đối thoại với anh chị em của chúng ta”, đồng thời nhìn nhận rằng có một hệ thống phân cấp trong những sự thật về giáo huấn Công giáo. Theo ĐTC, việc đối thoại, không chỉ dành riêng cho các vấn đề giáo thuyết mà còn mời gọi sự tham gia của mọi người bởi vì nó cũng là một cuộc đối thoại yêu thương. Chính từ sự yêu thương mà “lòng khát khao về tinh thần hiệp nhất được phát sinh”. Đó là một lộ trình đòi hỏi những nỗ lực kiên nhẫn và can đảm. Trong quá trình này, người ta không được đặt bất kỳ gánh nặng nào vượt quá mức cần thiết”.
- Cũng trong thông điệp này, ĐTC đã cho chúng ta thấy vị trí cao quý thuộc về lời cầu nguyện chung. Các Kitô hữu, cùng nhau cầu nguyện, có thể khám phá ra rằng, những điều hiệp nhất họ với nhau thì mạnh mẽ hơn nhiều so với những điều gây chia rẽ họ. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc canh tân phụng vụ được thực hiện bởi giáo hội Công giáo và các cộng đồng giáo hội khác đã cho phép sự hội tụ những gì là thiết yếu, và cùng nhau, ngày càng gia tăng nhiều hơn, họ có thể quy hướng về Chúa Cha với tất cả tâm hồn.
- ĐTC cũng kêu gọi sự thay đổi ngôn ngữ và thái độ: từ việc kết án sang thái độ tha thứ cho nhau. Theo đó, chúng ta cần phải tránh cách tiếp cận gây hấn và đối nghịch của sự tương khắc, của chủ nghĩa thất bại có xu hướng nhìn nhận mọi thứ theo cách tiêu cực, của thái độ kiên quyết không mang tính Tin Mừng trong việc lên án đối phương, của một sự miệt thị nảy sinh từ thái độ kiêu căng tự phụ không lành mạnh. Thánh Gioan Phaolô II lưu ý rằng: “sự mở rộng ngôn từ này, là dấu chỉ cho thấy một sự thay đổi đáng kể về thái độ. Đó là một cuộc hành trình của sự hoán cải thông qua một lộ trình cần thiết của sự sám hối về những lỗi lầm đã phạm. Và ngài kêu gọi sự tha thứ vì những lỗi lầm của các con cái Giáo hội.
- Khi nhìn vào chặng đường đại kết đã qua để hướng tới tương lai, như ĐTC Phanxicô đã chia sẻ về sự thiếu kiên nhẫn lành mạnh của những người đôi khi nghĩ rằng chúng ta có thể làm, và nên làm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta không được thiếu đức tin và lòng biết ơn: nhiều việc đã được thực hiện trong những thập niên qua, để chữa lành các vết thương đã kéo dài hàng thế kỷ và hàng thiên niên kỷ. Sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau được gia tăng, giúp vượt qua những định kiến đã đâm rễ sâu. Các cuộc đối thoại thần học và bác ái được phát triển, cũng như các hình thức hợp tác khác nhau trong sự đối thoại sinh động, ở cả các cấp độ mục vụ và văn hóa.
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors