Thông điệp Laborem Exercens - Lao động của con người | |
Tác giả: | ĐGH. Gioan Phaolô II |
Ký hiệu tác giả: |
PH-G |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Lời giới thiệu | 3 |
I. NHẬP ĐỀ | 11 |
1. Lao động của con người. 90 năm sau Thông điệp Rerum Novarum | 11 |
2. Trong thế triển khai cơ hữu về hành động và lời giáo huấn xã hội của Giáo hội | 13 |
3. Đề tài lao động, then chốt của vấn đề xã hội | 16 |
II. LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI | 17 |
4. Trong sách Sáng Thế | 17 |
5. Lao động theo ý nghĩa khách quan: kỹ thuật chuyên môn | 20 |
6. Lao động theo nghĩa chủ quan: con người, chủ thể của lao động | 23 |
7. Mối đe dọa đối với bậc thang giá trị đích thực | 26 |
8. Sự liên đới của người lao động | 28 |
9. Lao động và phẩm giá con người | 32 |
10. Lao động và xã hội: gia đình và quốc gia | 35 |
III. CUỘC TRANH CHẤP GIỮA LAO ĐỘNG VÀ TƯ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ HIỆN TẠI | 37 |
11. Chiều kích của cuộc tranh chấp | 37 |
12. Ưu tiên của lao động | 40 |
13. Chủ thuyết duy kinh tế và chủ thuyết duy vật | 44 |
14. Lao động và sở hữu | 48 |
15. Luận cứ nhân vị | 53 |
VI. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG | 54 |
16. Trong lãnh vực rộng lớn của nhân quyền | 54 |
17. Chủ thuê: "Trực tiếp" và "gián tiếp" | 56 |
18. Vấn đề kiếm việc làm | 59 |
19. Lương bổng và các chiếu cố xã hội | 63 |
20. Sự quan trọng của các nghiệp đoàn | 66 |
21. Phẩm cách của lao động nông nghiệp | 70 |
22. Người khuyết tật và lao động | 72 |
23. Lao động và vấn đề di trú | 74 |
V. NHỮNG YẾU TỐ ỨNG DỤNG CHO MỘT NỀN ĐẠO ĐỨC CỦA LAO ĐỘNG | 76 |
24. Vai trò đặc biệt của Giáo hội | 76 |
25. Lao động xét trên phương diện là sự tham dự vào công việc của Đấng Tạo Thành | 77 |
26. Đức Kitô, con người của lao động | 80 |
27. Lao động của con người dưới ánh sáng của Thập giá và Phục sinh của Đức Kitô | 84 |
Thông điệp xoay quanh vấn đề lao động, ý nghĩa của lao động, vai trò làm chủ trái đất của con người và kéo theo đó là phẩm giá của người lao động.
Chương I. Nhập đề
Tác giả đề cập đến lý do ban hành thông điệp: trước hết là để kỉ niệm 90 năm ban hành thông điệp Rerum Novarum (15/05/1891) của Đức Lêô XIII, vị Giáo hoàng vĩ đại của vấn đề xã hội. Thứ đến, đó là vấn đề lao động luôn là vấn đề thường xuyên nhất trong cả lịch sử cả quá khứ lẫn hiện tại. Lao động luôn là vấn đề then chốt của xã hội.
Chương II. Lao động và con người
Từ nền tảng Thánh Kinh, tác giả xác định con người là một nhân vị, do đó con người là chủ thể của lao động, và lao động ấy phải thể hiện nhân tính của con người. Có lao động là vì con người chứ không phải con người sinh ra là để lao động.
Với gia đình, lao động là nền tảng để xây dựng đời sống gia đình; lao động không chỉ để bảo đảm sự sống cho gia đình nhưng còn giúp thực hiện mục tiêu của gia đình. Đối với quốc gia, lao động giúp phát triển văn hoá, gia tăng lợi ích chung cũng như những di sản văn hoá.
Chương III. Cuộc tranh chấp giữa lao động và tư bản trong giai đoạn lịch sử hiện tại
Trong chương này, tác giả trình bày một thực trạng đã, đang xảy ra đó là sự tranh chấp giữ thế giới tư bản và thế giới lao động; tức là giữa một nhóm người hạn chế nhưng lại có ảnh hưởng là các nhà thầu, những người nắm phương tiện sản xuất với nhóm người lao dộng. Từ cuộc tranh chấp, tác giả luôn luôn mời gọi: “lao động thì có ưu tiên hơn vốn liếng”. Lao động luôn luôn là nguyên nhân hiệu năng, vốn liếng chỉ là phương tiện, là dụng cụ. Các phương tiện chỉ là những dụng cụ lệ thuộc và con người.
Chương IV. Quyền của người lao động
Một trong những quyền lợi được quan tâm trước hết đó là sự công bằng trong lao động, và được thể hiện qua việc trả lương xứng đáng. Tác giả viết: “không có cách nào quan trọng hơn nữa để thực hiện sự công bằng trong các mối quan hệ giữa người lao động và chủ thuê, cho bằng việc trả lương cho lao động một cách xứng đáng”. Bên cạnh việc trả lương, xã hội phải đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ ưu đãi, các an sinh xã hội, quyền được nghỉ ngơi, quyền được hưởng hưu trí, được đảm bảo tuổi già và bảo hiểm tai nạn.
Chương V. Những yếu tố ứng dụng cho một nền đạo đức của lao động
Cũng từ những bản văn Kinh Thánh nói về công trình sáng tạo trong sách Sáng thế, thông điệp coi đây như là Tin Mừng về lao động. Con người phải lao động để bắt chước Thiên Chúa, và tham dự vào công trình sáng tạo của Người.
Lao động chính là cách mà con người bắt chước Đức Giêsu. Bởi Ngài thuộc về thế giới của người lao động. Ngài cũng là người lao động với nghề thợ mộc. Tin Mừng mà Ngài rao giảng là Tin Mừng của người lao động.
Sau cùng, dưới ánh sáng của thập giá và sự phục sinh của Đức Kitô, thông điệp nhìn nhận lao động dù là chân tay hay trí óc đều gắn liền với sự vất vả; nhưng đó là cách thức mà con người thông phần vào thập gí và cong cuộc cứu độ của Đức Kitô. Dưới sự chiếu soi của Đức Kitô phục sinh, con người sẽ tìm thấy trong lao động một tia sáng cho đời sống mới, một của cải lợi ích mới và hướng tới trời mới đất mới.
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors