
Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu | |
Tác giả: | ĐGH. Benedicto XVI |
Ký hiệu tác giả: |
BEN |
Dịch giả: | J.B. Đặng Minh An, Lm. Phan Du Sinh |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Dân nhập:"Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu" của ĐTC Bênêdictô XVI | 1 |
Phần I: Tính đơn nhất của tình yêu trong lịch sử thế giới và lịch sử cứu chuộc | 4 |
Phần II: Bác ái - Hội thánh. "một cộng đoàn yêu thương" thể hiện tình yêu thương | 33 |
- Bức thư của ĐTC Bênêđictô XVI gửi các độc giả Tuần Báo Gia Đình Kitô để giải thích nội dung chính yếu của thông điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 75 |
- ĐTC Bênêđictô XVI giới thiệu Thông điệp đầu tiên của Ngài "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 81 |
- Bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Levada giới thiệu Thông điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 89 |
- Bài giới thiệu của Đức Hồng Y Renato Martino về Thông điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 95 |
- Bài giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục Paul Joset Cordes về thông điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 98 |
- Giới thiệu tổng quát về Thông điệp "Thiên Chúa là tình yêu" của ĐTC Bênêdictô XVI | 110 |
- Chị Chiara Lubich sáng lập phong trào Focolare nhận định về thông điệp "Thiên Chúa Là Tình Yêu" | 121 |
- Sứ điệp hòa bình của ĐTC Bênêđictô XVI cho ngày quốc tế hòa bình 01/01/2006: " Trong Sự Thật, Xây Dựng Hòa Bình" | 124 |
- Sứ điệp ĐTC Bênêdictô XVI dành cho ngày thế giới bệnh nhân XVI | 142 |
- Sứ điệp Mùa Chay 2006 của ĐTC Bênêdictô XVI | 147 |


Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu là thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Biển Đức ban hành trong sứ vụ Giáo Hoàng của ngài. Thông điệp rất ngắn chỉ gói gọn trong khoảng 60 chục trang, nhưng nói lên ưu tư của ngài về khái niệm tình yêu và cách thức thực hiện hoạt động bác ái của Giáo hội.
Thông điệp gồm 2 phần.
Phần một mang tính “lý thuyết” trình bày quan điểm của ĐGH về tình yêu dưới khía cạnh Eros và Agape, cũng như thực trạng sống tình yêu của thế giới. Trong phần này, ĐGH cũng đưa ra cái nhìn đúng đắn về Eros nhằm bác bỏ thiên kiến của nhiều người cho rằng Giáo hội bài trừ, coi khinh tình yêu Eros. ĐGH cũng trả lời cho câu hỏi rằng ai là người được yêu trong cuộc đời mỗi người bằng cách viện dẫn 3 dụ ngôn trong Tin Mừng.
Phần hai như để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Giáo hội lại phải thực hiện các hoạt động bác ái?” ĐGH đã khẳng định rằng, Giáo hội là cộng đoàn yêu thương và vì thế, bác ái là hoạt động thể hiện bản chất của Giáo hội. Ngài lấy dẫn chứng từ Kinh Thánh, Truyền thống Giáo hội, các minh chứng thực tiễn để khẳng định cho luận điểm đó.
Phần một:
Ngay từ đầu Thông điệp, ĐGH đã nhắc lại một khẳng định mang tính tuyên xưng của toàn thể Giáo hội: “Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa.” Đó là một lựa chọn, một quyết định căn bản của người Kitô hữu trong cuộc đời mình. Họ mạnh dạn tuyên bố khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng lý thuyết vĩ đại nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng ngỏ lời, ngỏ lối cho ta bước vào chân trời mới, trong một định hướng dứt khoát, được nâng đỡ và bao trùm bởi tình yêu. (số 1)
Tiếp theo, ĐGH nhắc lại quan điểm sai lầm phổ biến cho rằng Giáo hội đã làm mất đi niềm vui của tình yêu khi coi eros là tật xấu, là sự hủy hoại. Khởi đi từ bối cảnh văn hóa mà các bản văn Cựu Ước phê phán lối “eros” sai lạc, ĐGH khẳng định: “Trong Cựu Ước không phủ nhận eros theo đúng ý nghĩa của nó, nhưng chiến đấu chống lại hình thức hủy hoại của nó. Vì sự thánh hóa eros cách sai lệch diễn ra ở đây làm mất đi phẩm giá của nó và chà đạp con người. Vì thế, eros vô luân và điên đảo không phải là sự vươn lên, nhưng là sự sa đọa của con người.” (số 04)
ĐGH tái khám phá lại cái nhìn về eros dưới 2 chiều kích: Tình yêu có liên hệ với Thiên linh: tình yêu hứa ban sự vô hạn, vĩnh cửu – sự cao cả, hoàn toàn khác với thực trạng hằng ngày của chúng ta; và con đường đạt được nó không phải chỉ đơn thuần là tùng phục bản năng nhưng cần thanh luyện và từ bỏ.
Minh chứng cho điều này, ĐGH cho rằng sự phân cách rồi đi đến đối chọi giữa Eros và Agapê là do sự trao đổi triết – thần, chứ trong thực tế, eros – tình yêu đi lên và ham muốn cùng với agapê – tình yêu đi xuống và dâng hiến không bao giờ tách biệt nhau (số 07). Trên căn bản, tình yêu là một thực tại duy nhất, nhưng lại có nhiều chiều kích khác nhau – tùy trường hợp, có thể chiều kích này nổi trội hơn chiều kích kia. Nhưng nơi nào, hai chiều kích bị tách biệt nhau, sẽ xuất hiện một bức hý họa hay có khi một hình thức què quặt của tình yêu.
Ngay nơi Thiên Chúa, eros và agapê hợp nhất làm một. Tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đối với dân Người, với nhân loại, đồng thời là tình yêu tha thứ. Tình yêu này cao cả đến độ Thiên Chúa chống lại chính mình, tình yêu của Người chống lại công lý của Người. (số 09, 10).
Nơi con người, eros cắm rễ sâu trong bản tính con người. Nhưng eros được đặt để hướng con người đến hôn nhân, đến sự ràng buộc, đến sự duy nhất và dứt khoát (agapê). Hôn nhân một vợ một chồng đáp ứng với hình ảnh Thiên Chúa độc thần, và cách thức Thiên Chúa yêu trở thành tiêu chuẩn cho tình yêu của con người.
Vậy con người nên dành tình yêu cho ai? Qua 3 dụ ngôn về tình liên đới, yêu thương tha nhân, ĐGH đưa ra 3 cấp độ cho sự rộng mở của tình yêu.
Dụ ngôn phú hộ và Ladarô – mở cửa lòng mình với người nghèo khó là người mà chúng ta không thèm nhìn đến – đối chọi ngược lại là sự thờ ơ, lảng tránh hoặc loại trừ.
Dụ ngôn Samarianô nhân hậu – đừng hỏi ai là anh em, nhưng hãy trở nên người anh em đối với bất cứ ai đang cần đến.
Dụ ngôn cuộc phán xét chung – khuôn mặt “người thân cận”, một khuôn mặt mà không ai có thể phân biệt nổi là tha nhân hay là chính Chúa.
Từ đó, ĐGH rút ra kết luận: Tình yêu trở thành tiêu chuẩn cho quyết định dứt khoát về giá trị và không giá trị của đời sống một con người. Yêu người là con đường dẫn đến gặp gỡ Thiên Chúa, và quay lưng lại với tha nhân sẽ làm cho chúng ta ra mù lòa không gặp được Người (số 16).
Phần hai
ĐGH khẳng định rằng, Giáo hội không thể không thực hiện các hoạt động bác ái, vì chính Giáo hội là một cộng đoàn yêu thương. Một cộng đoàn yêu thương thì phải yêu thương là hành động. Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có 3 mặt: rao giảng Lời Chúa, cử hành Bí tích, phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tác rời nhau được.
Hơn nữa, Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa giữa trần gian. Trong gia đình, không được phép có người túng thiếu.
Bác bỏ quan niệm cho rằng chỉ cần xây dựng một xã hội công bằng thì tình yêu sẽ không cần đến, ĐGH nhấn mạnh, ai muốn loại bỏ tình yêu thì đồng thời không xem con người là con người nữa. Những cơ cấu công bằng xem các hoạt động bác ái là không cần thiết che giấu một hình ảnh con người theo hướng duy vật, cho rằng con người chỉ sống bằng “cơm bánh” – một quan niệm chà đạp con người và vì thế không nhận ra tính nhân bản đặc thù của con người.
ĐGH cũng khẳng định rằng, hoạt động bác ái của Giáo hội không phải là một hoạt động chính trị, hay là sự dụ dỗ lôi kéo để “truyền đạo” (số 28-31). ĐGH cũng chỉ ra 3 khía cạnh đặc biệt của công tác bác ái của Giáo Hội:
- Trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể: đói – ăn; đau ốm – thuốc,... bằng sự phục vụ của con tim.
- Hoạt động bác ái phải độc lập khỏi các đảng phái và ý thức hệ. Chương trình của người Kitô hữu, của Chúa Giêsu là “trái tim biết nhìn”. Trái tim nhìn ra nơi nào cần tình yêu và hoạt động dựa theo đó.
- Tình yêu bác ái thực tiễn không phải là phương tiện “chiêu dụ tín đồ”. Tình yêu thì nhưng không; tình yêu không được thực hiện để đạt được mục đích khác. Hãy để thinh lặng niềm tin và chỉ nói về tình yêu mà thôi. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu và lúc này Người đang hiện diện trong lúc tình yêu đang sống và triển nở chứ không phải là lúc khác.
Để làm rõ và minh chứng về tình yêu đang hiện diện, sống động mạnh mẽ, trong Giáo Hội, ĐGH cũng đưa ra những ví dụ về các cộng đoàn, mẫu gương, phong trào bác ái của Giáo Hội. Thực vậy, Giáo hội không chỉ loan báo về một Tình Yêu vĩ đại và gần gũi; song còn là nhân chứng của Tình Yêu đó bằng chính hoạt động yêu thương của mình.
Cuối Thông điệp, ĐGH nêu lên một số gương mẫu nơi các vị thánh để mời gọi tất cả mọi người cùng bước đi và kiên vững xây dựng một tình yêu duy nhất. Mỗi người khi thực hiện yêu thương, họ không cô đơn, nhưng được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, sự giúp đỡ của các thánh. Vậy hãy cầu xin cùng các thánh, nhất là Đức Maria là một người đang yêu. Mẹ yêu Chúa và yêu con người.
(Chủng sinh Gioan B. Vương Tùng Lâm)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors