“Hãy ngợi khen Thiên Chúa vì mọi thụ tạo của người”. Đây là sứ điệp mà Thánh Phanxicô Assisi đã công bố bằng cuộc đời, bằng những bài thánh ca và bằng mọi hành động của ngài.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức chính mà xã hội và cả cộng đồng thế giới phải đối mặt. Những người dễ bị tổn thương nhất là những người gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu, dù họ ở trong nước hay trên toàn thế giới.
1. Khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
- Phản kháng và nhầm lẫn
+ Để chế giễu những ai nói về hiện tượng nóng lên toàn cầu, người ta viện dẫn đến những đợt lạnh vẫn thường xuyên xảy ra. Họ không đề cập đến những chuyện các triệu chứng này và các triệu chứng bất thường khác.
+ Việc thiếu thông tin dẫn đến nhầm lẫn giữa dự báo khí hậu vĩ mô mang tính dài hạn ít nhất đến hàng thập niên. Nói đến biến đổi khí hậu là nói đến một thực tại toàn cầu.
- Nguyên nhân do con người.
+ Không còn nghi ngờ gì nữa rằng, chính con người đã gây ra sự biến đổi khí hậu.
+ Chúng ta không còn có thể nghi ngờ rằng, lý do dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng bất thường và nguy hiểm của thay đổi khí hậu là một thực tế không thể che dấu những thay đổi lớn lao liên quan đến sự can thiệp không kiểm soát của con người vào thiên nhiên trong 2 thế kỷ qua.
- Những thiệt hại và nguy cơ.
+ Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu của các đại dương, quá trình oxy hóa và giảm lượng oxy. Nước biển có khuynh hướng chống lại sự thay đổi nhiệt độ và cần nhiều thế kỷ để bình thường hóa nhiệt độ và độ mặn. Đây là dấu hiệu cho thấy các sinh vật khác trên thế giới không còn là bạn đồng hành của chúng ta nữa, thay vào đó trở thành nạn nhân của chúng ta.
+ Điều chất vấn con người hơn hết là trách nhiệm của con người đối với những di sản mà con người sẽ để lại cho hậu thế.
2. Mô hình kỹ trị ngày càng phát triển.
- Thật đáng sợ khi nhận ra những khả năng ngày càng tăng của công nghệ đem lại cho những người nắm giữ tri thức nhất là người nắm giữ quyền lực kinh tế có khả năng khai thác tri thức, một quyền lực thống trị có ảnh hưởng trên toàn thế giới và cả nhân loại.
- Suy nghĩ lại về việc sử dụng quyền lực của chúng ta:
+ Không phải mọi sự gia tăng sức mạnh đều là tiến bộ của nhân loại. Chúng ta có những cơ chế bề ngoài nhất định nhưng không thể nói rằng chúng ta có một nền đạo đức vững chắc, một nền văn hóa và tâm linh thật sự có khả năng vạch ra giới hạn và dạy con người biết sáng suốt kiềm chế bản thân.
+ Tất cả chúng ta cần suy nghĩ về vấn đề quyền lực con người, về ý nghĩa và giới hạn của nó. Chúng ta cần sáng suốt và trung thực để kịp nhận ra rằng phải sức mạnh và sự tiến bộ mà chúng ta tạo ra đang quay lại đe dọa chính chúng ta.
- Sự nhức nhối về mặt đạo đức.
+ Sự suy đồi đạo đức của quyền lực thực sự được ngụy trang bằng hoạt động tiếp thị và thông tin sai lệch phải vốn là những công vụ hữu dụng trong tay những người có nhiều nguồn lực để tác động đến dư luận.
+ Trong lương tâm và trước mặt những đứa trẻ sẽ phải trả giá cho những thiệt hại do hành động của họ gây ra, câu hỏi được đặt ra về ý nghĩa. Đâu là ý nghĩa cuộc đời tôi, đâu là ý nghĩa thời gian tôi sống trên trái đất này, đâu là ý nghĩa tối hậu cho công việc và nỗ lực của tôi.
3. Sự yếu kém của nền chính trị quốc tế
- Không được nhầm lẫn giữa chủ nghĩa đa phương với thứ quyền bính thế giới tập trung vào một người hoặc một nhóm tinh hoa có quyền lực quá mức
- Tái cấu trúc chủ nghĩa đa phương.
+ Hơn cả việc cứu vãn chủ nghĩa đa phương vì có vẻ như thách thức hiện nay là tái cấu trúc và tái tạo chủ nghĩa này, trong bối cảnh tình hình thế giới mới.
+ Trong trung hạn, toàn cầu hóa tạo thuận lợi cho những trao đổi tự phát về văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau và các tiến trình hội nhập của các dân tộc và nhờ đó dẫn đến một chủ nghĩa đa phương “ từ tận bên dưới” chứ không đơn thuần là một chủ nghĩa do giới tinh hoa quyền lực.
+ Thế giới của chúng ta đã trở nên đa cực và đồng thời phức tạp đến mức cần có một khuôn khổ khác để hợp tác hiệu quả.,
4. Hội nghị về khí hậu: tiến triển và thất bại
- Hội nghị Rio De Janerio năm 1992 đã thông qua công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, hiệp ước này có hiệu lực vào năm 1994 khi đạt được sự phê chuẩn cần thiết của các bên ký kết.
- Một số hội nghị thất bại phải như hội nghị Copahagen (2009). Trong khi những hội nghị khác đã đạt được những bước tiến quan trọng như ở COP 3 ở Kyoto (1997).
- COP 21 ở Paris (2015) là một thời điểm quan trọng khác, vì đã khai thông một thỏa thuận liên quan đến mọi dân tộc mọi quốc gia.
- Ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng các hiệp ước chỉ thực hiện một cách sơ sài do thiếu các cơ chế phù hợp để giám sát, để kiểm tra định kỳ và xử phạt trong trường hợp không tuân thủ.
5. Mong chờ gì từ COP 28 ở Dubai.
- Nếu chúng ta tin rằng, con người có khả năng vượt khỏi những lợi ích nhỏ nhen để suy nghĩ những điều lớn lao, chúng ta có thể tiếp tục hy vọng rằng COP 28 sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng một cách quyết đoán, với những cam kết hiệu quả, được giám sát thường xuyên.
- Chúng ta phải vượt khỏi não trạng tỏ ra quan tâm nhưng lại không đủ can đảm để tạo ra những thay đổi thiết yếu. Mặc dù, các biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng bây giờ rất tốn kém, nhưng nếu càng để lâu thì chi phí càng cao.
- Một lần và mãi mãi, chúng ta hãy chấm dứt sự nhạo báng vô trách nhiệm coi vấn đề này như một điều gì đó thuần túy mang tính sinh thái “xanh”, lãng mạn, thường bị chế giễu bởi các lợi ích kinh tế.
- Nếu chúng ta thành thật muốn biến COP 28 thành một sự kiện lịch sử, mang lại vinh dự và danh giá cho chúng ta với tư cách là con người, thì chúng ta có thể hy vọng vào các hình thức chuyển đổi năng lượng mang tính ràng buộc, đáp ứng ba điều: hiệu quả, bó buộc và dễ kiểm soát.
- Mong sao những người tham dự hội nghị sẽ là những nhà chiến lược có khả năng nghĩ đến lợi ích chung và tương lai của con cái họ, hơn một số lợi ích nhất thời của một số quốc gia hoặc một số công ty.
6. Các động lực tinh thần
- Trong ánh sáng đức tin
+ Trách nhiệm đối với trái đất thuộc chủ quyền Thiên Chúa hàm ý rằng con người với trí khôn được phú bẩm, phải tôn trọng các quy luật thiên nhiên và thế quân bình mong manh giữa các loài thụ tạo trong thế giới này.
+ Chúa Giê-su đã có thể mời gọi người khác lưu tâm đến vẻ đẹp của trời đất, bởi lẽ chính Ngài thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, và luôn dành cho chúng sự chú ý đầy thương mến và kinh ngạc.
- Hành trình trong sự hiệp thông và dấn thân
+ Thiên Chúa đã kết hợp chúng ta với mọi thụ tạo của Người. Tuy nhiên, mô hình kỹ trị có thể cô lập chúng ta bằng cách khiến chúng ta quên rằng toàn bộ thế giới là một “vùng tương tác”.
+ Tôi mời gọi mọi người hãy bước vào hành trình này, hành trình hòa giải với thế giới vốn là ngôi nhà của chúng ta và hãy góp phần tô điểm nó, bởi vì sự dấn thân đó liên quan đến phẩm giá con người và những giá trị cao của chúng ta.
+ Dẫu sao, mỗi chút nỗ lực đều có ích, và việc tránh cho nhiệt độ toàn cầu tăng thêm một phần mười độ cũng đủ giảm bớt khổ đau cho nhiều người rồi.
+ “Hãy ngợi khen Thiên Chúa” là nhan đề của bức thư này vì con người đòi chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa, họ trở thành mối nguy hiểm tồi tệ nhất cho chính mình.
(Chủng sinh Giuse Mai Hoàng Dũng)