
Tông huấn Niềm vui Tin mừng - Evangelii Gaudium | |
Phụ đề: | Việc loan báo Tin mừng trong thế giới hôm nay |
Tác giả: | ĐGH. Phanxicô |
Ký hiệu tác giả: |
PHAN |
Dịch giả: | Lm. Phêrô Trần Ngọc Anh |
DDC: | 262.91 - Công vụ Tòa thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
DẪN NHẬP |
I. MỘT NIỀM VUI ĐƯỢC ĐỐI MỚI VÀ ĐƯỢC THÔNG TRUYỀN [2-8] |
II. NIỀM VUI ÊM DỊU VÀ BỔ SỨC CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG [9-13] |
Một sự mới mẻ vĩnh cửu [11-13] |
III.TẦN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN [14-18] |
Các đề nghị và ranh giới của Tông Huấn này [16-18] |
CHƯƠNG MỘT |
SỰ BIẾN CHUYỀN CỦA GIÁO HỘI VỂ MẶT TRUYỂN GIÁO [19] |
I. MỘT GIÁO HỘI "ĐI RA" [20-24] |
Khỏi xướng, dấn thân và đồng hành, sinh hoa trái và ăn mừng [24] |
II. HOÁN CẢI MỤC VỤ [25-33] |
Một cuộc canh tân không thể trì hoãn của Giáo Hội [27-33] |
III. KHỞI ĐI TỪ TRUNG TÂM CỦA TIN MỪNG [34-39] |
IV. SỨ MẠNG ĐƯỢC NHẬP THỂ TRONG CÁC GIỚI HẠN CỬA CON NGƯỜI [40-45] |
V. MỘT NGƯỜI MẸ VỚI TRÁI TIM RỘNG MỞ [46-49] |
CHƯƠNG HAI |
TRONG CUỘC KHỦNG HOÀNG VỂ SỰ DẤN THÂN CỘNG ĐỒNG [50-51] |
I. MỘT SỐ THÁCH ĐỐ CỦA THẾ GIỚI HIỆN TẠI [52-75] |
Nói không với một nền kinh tế loại trừ [53-54] |
Nói không với bộ dạng mới của ngẫu tượng tiền bạc [55-56] |
Nói không với tiền bạc chỉ biết thống trị thay vì phục vụ [57-58] |
Nói không với sự chênh Ịệch, nguồn gốc của bạo lực [59-60] |
Một số thách đố về văn hóa [61-67] |
Những thách đố về việc hội nhập văn hóa của đức tin [68-70] |
Những thách đố của nền văn hóa đô thị [71-75] |
II.CÁC CÁM DỖ CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ [76-109] |
Nói có với thách đố của một linh đạo truyền giáo [78-80] |
Nói không với sự ươn Iười ích kỷ [81-83] |
Nói không với xu hướng bi quan vô bổ [84-86] |
Nói có với các tương quan mới do Đức Kitô mang đến [87-92] |
Nói không với tính thế tục thiêng liêng [93-97] |
Nói không với chiến tranh giữa chúng ta [98-101] |
Các thách đố khác của Giáo Hội [102-109] |
CHƯƠNG BA |
LOAN BÁO TIN MỪNG [110] |
I. TOÀN THẾ DÂN THIÊN CHÚA LOAN BÁO TIN MỪNG [111-134] |
Một dân cho mọi con người [112-114] |
Một dân với nhiều khuôn mặt [115-118] |
Tất cả chúng ta là những môn đệ truyền giáo [119-121] |
Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo đức bình dân [122-126] |
Từ con người đến con người [127-129] |
Các đặc sủng phục vụ sự hiệp thông truyền giáo [130-131] |
Văn hóa, tư tưởng và giáo dục [132-134] |
II. BÀI GIẢNG [135-144] |
Bối cảnh phụng vụ [137-138] |
Như mẹ nói chuyện với con [139-141] |
Những lời làm con tim bừng cháy [142-144] |
III. VIỆC SOẠN BÀI GIẢNG [145-159] |
Lòng mộ mến chân lý [146-148] |
Tương quan giữa cá nhân với Lời Chúa [149-151] |
Việc suy ngắm (Lectio divina) [152-153] |
Biết lắng nghe dân [154-155] |
Những khí cụ sư phạm [156-159] |
IV. PHỨC ÂM HÓA NHẰM HIỂU KERYGMA SÂU HƠN [160-175] |
Huấn giáo căn bản và Huấn giáo nhiệm tích [163-168] |
Việc đồng hành cá nhân trong các tiến trình tăng trưởng [169-173] |
Về Lời Chúa [174-175] |
CHƯƠNG BỐN |
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HÓA [176] |
I. NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ MẶT CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI CỦA LỜI RAO GIẢNG TIÊN KHỞI [177-185] |
Tuyên xưng đức tín và dấn thân xã hội [178-179] |
Nước Thiên Chúa gọi mời chúng ta [180-181] |
Giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội [182-185] |
II. VIỆC ĐƯA NGƯỜI NGHÈO HỘI NHẬP VÀO XÃ HỘI [186-216] |
Hiệp nhất với Thiên Chúa, chúng ta nghe thấy tiếng kêu [187-192] |
Trung thành với Tin Mừng để không ngược xuôi cách vô ích [193-196] |
Vị trí ưu tiên của người nghèo trong dân Thiên Chúa [197-201] |
Kinh tế và sự phân phối lợi tức [202-208] |
Chăm sóc sự mỏng manh [209-216] |
III. CÔNG ÍCH VÀ HÒA BÌNH TRONG XÃ HỘI [217-237] |
Thời gian vượt lên trên không gian [222-225] |
Hiệp nhất có giá trị hơn xung đột [226-230] |
Thực tại quan trọng hơn ý tưởng [231-233] |
Toàn thể vượt lên trên từng phần [234-237] |
IV. ĐỐI THOẠI XÃ HỘI, MỘT SỰ ĐÓNG GÓP CHO HÒA BÌNH [238-258] |
Đối thoại giữa đức tin, lý trí và các ngành khoa học [242-243] |
Đối thoại đại kết [244-246] |
Những liên hệ với Do thái giáo [247-249] |
Đối thoại liên tôn [250-254] |
Đối thoại xã hội trong bối cảnh tự do tôn giáo [255-258] |
CHƯƠNG NĂM |
NHỮNG NGƯỜ! LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦY THẦN KHÍ [259-261] |
I. NHỮNG ĐỘNG LỰC THÚC ĐẤY VIỆC TRUYỀN GIÁO CÁCH MỚI MẺ [262-283] |
Việc gặp gỡ của từng cá nhân với tình yêu cứu độ của Đức Giêsu [264-267] |
Niềm vui tinh thần khi được thuộc về một dân [268-274] |
Hoạt động nhiệm mầu của Đấng Phục Sinh và của Thân Khí Người [275-280] |
Sức mạnh truyền giáo của lời chuyển cầu [281-283] |
II. ĐỨC MARIA, MẸ CỦA CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA [284-288] |
Quà tặng của Đức Giêsu dành cho dân Người [285-286] |
Ngôi Sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa [287-288] |


Tông huấn Niềm vui Tin Mừng là kết quả của Thượng hội đồng Giám mục về “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, diễn ra từ ngày 07 đến 28 tháng 10 năm 2010.
Tông huấn gồm 288 số, với Lời Mở Đầu (Từ số 1-18) và năm Chương ( từ số19-288).
Tông huấn là một bản văn xoay quanh chủ đề: Niềm vui Kitô giáo là niềm vui giúp Giáo hội tái khám phá ngọn nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện nay. Tông huấn kêu gọi mọi tín hữu Công Giáo ra đi loan truyền Tin mừng trong thời đại mới. Niềm vui được đón nhận các giá trị của Tin mừng cần được chia sẻ cho mọi người bằng các cách thức khác nhau, nhờ đó muôn dân nhận ra Đức Giêsu Kitô, Đấng đem lại bình an, niềm vui và ơn cứu độ cho trần gian.
Dựa trên ý tưởng chủ đạo đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị bảy chủ đề cơ bản trong Tông huấn như là phương châm cho toàn thể Giáo Hội suy tư và hành động đối với công cuộc truyền giáo trong giai đoạn mới này:
- Canh tân Giáo Hội bằng cách “bước ra ngoài” cho sứ vụ truyền giáo.
- Những cám dỗ trong hoạt động mục vụ.
- Giáo Hội được hiểu như là toàn dân Chúa phải đi rao giảng.
- Bài giảng và việc chuẩn bị bài giảng.
- Việc hội nhập mang tính xã hội của người nghèo.
- Hòa bình và đối thoại xã hội.
- Các động lực tinh thần cho sứ vụ truyền giáo.
Tông huấn đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về sứ vụ truyền giáo. Nền tảng cho sứ vụ này xuất phát từ Thiên Chúa Cha được Chúa Giêsu thực hiện trong sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó, nguồn mạch của sứ vụ này được đặt nền trên tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tình yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa không bao giờ khép kín mà luôn tuôn chảy đến thụ tạo của Người. Tình yêu đó có giá trị cứu chuộc toàn thể vũ trụ này. Người Kitô hữu được mời gọi cộng tác vào mầu nhiệm cứu độ này bằng cách ra đi loan truyền hồng ân cứu chuộc cho toàn thể mọi người.
Ba điểm nổi bật trong Tông Huấn:
1. ĐTC nói về việc canh tân không thể trì hoãn của Hội Thánh. Ở đây, Ngài đề cập đến việc Giáo Hội đang có nguy cơ rơi vào kiểu hoạt động mục vụ với hình thức bảo tồn. Nghĩa là cố gắng duy trì những gì mình đang có hay thỏa mãn với những điều đó. ĐTC kêu mời cần có một cuộc hoán cải mục vụ để đổi mới cơ cấu của Giáo Hội hướng đến việc truyền giáo, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra, hoạt động mục vụ với nhãn quan truyền giáo.
Một Hội Thánh “đi ra” là một Hội Thánh mở cửa, và Hội Thánh phải đến với mọi người, không loại trừ một ai. Nhưng phải đến với ai trước? trên hết là những người nghèo khổ bệnh tật, những người thường bị khinh dể và ruồng rẫy, những người “không có gì để trả lại ngươi” (Lc 14:14), “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng”, ĐTC lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều ngài từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình.
2. ĐTC mời gọi toàn thể dân Thiên Chúa ra đi truyền giáo. Việc truyền giáo không chỉ dành riêng cho hàng giáo sĩ, các nhà thừa sai,… mà còn dành cho toàn thể mọi thành phần dân Chúa. Nơi tất cả những người đã rửa tội, từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng, sức mạnh thánh hoá của Chúa Thánh Thần luôn hoạt động và thúc đẩy chúng ta truyền giáo.
Tân phúc âm hoá đòi hỏi sự dấn thân thực sự của từng cá nhân tín hữu. Mọi người được mời gọi lớn lên trong tư cách những người loan báo Tin Mừng, không nại cớ khiếm khuyết của mình để tránh né, nhưng luôn nhận ra trong sứ vụ của mình một kích thích khiến ta không ở yên trong tình trạng tầm thường. Từ đây, mỗi người cần loan truyền Tin mừng cứu độ mình nhận được tùy theo hoàn cảnh, công việc, địa vị của mình trong Giáo hội và xã hội.
3..Động lực thiêng liêng của người loan báo Tin Mừng.
Để trở nên những người loan báo tin mừng thì trước hết chúng ta cần dũng cảm mở lòng mình ra cho hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu muốn những người loan báo Tin Mừng không chỉ rao giảng bằng lời nói, nhưng trên hết bằng một đời sống được biến đổi bởi sự hiện diện của Thiên Chúa. Những người loan báo Tin Mừng đầy Thánh Thần là những người cầu nguyện và làm việc. Cái cần là khả năng vun trồng một không gian nội tâm có thể đem lại ý nghĩa cho sự dấn thân và hoạt động.[205] Nếu không có những thời khắc lâu để thờ phượng, gặp gỡ Lời Chúa trong kinh nguyện, hay đối thoại chân thành với Chúa, công việc của chúng ta dễ dàng trở thành vô nghĩa và dễ rơi vào trạng thái chán nản thất vọng, …
Gặp gỡ cá nhân với tình yêu Chúa Giêsu để cảm nhận tình yêu của Người dành cho chúng ta. Chỉ khi cảm nhận được điều đó, chúng ta mới được đánh động và thúc đẩy để chia sẻ sự sống mới của Ngài cho những người khác. Vd: đứng trước tượng chịu nạn, hay quì gối trước Thánh Thể, và chỉ đơn giản ở trong sự hiện diện của Ngài! Hoặc suy niệm Tin Mừng, …
Điểm thứ hai đó là người loan báo Tin Mừng đích thực là người luôn thao thức cho ơn cứu độ cho những người chưa biết Chúa Ki-tô. Trong tiềm thức họ mong đợi được biết chân lý về Thiên Chúa, về con người, và về cách làm thế nào để được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết. Chúng ta không thể kiên trì trong việc nhiệt tình loan báo Tin Mừng nếu chúng ta không xác tín từ kinh nghiệm bản thân rằng biết Đức Kitô và không biết Đức Kitô thì hoàn toàn khác nhau, đi cùng với Ngài thì khác với đi mù quáng, nghe thấy lời Ngài khác với không biết Ngài, chiêm ngắm Ngài, tôn thờ Ngài, tìm bình an nơi Ngài thì khác với không làm các điều ấy.
Một người truyền giáo đích thực, người không bao giờ thôi là một môn đệ, biết rằng có Đức Kitô cùng đi với mình, nói với mình, thở với mình, làm việc với mình. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với mình giữa công cuộc truyền giáo.
Truyền giáo vừa là một niềm say mê Đức Giêsu, vừa đồng thời là niềm say mê dân của Người
Nhưng chúng ta làm điều này không phải vì ý thức về sự bó buộc, không phải như một bổn phận nặng nề, nhưng là kết quả của một quyết định bản thân, nó cho chúng ta niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống. Một người truyền giáo nhiệt tình cảm nhận được niềm vui mình là một suối nước vọt ra để tưới mát người khác. Chỉ người nào cảm thấy hạnh phúc khi tìm lợi ích cho người khác, mong muốn hạnh phúc cho họ, người ấy mới có thể là người truyền giáo.
(Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Hữu)
-
Tập số: Vol 1Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Plusieurs Auteurs
-
Tác giả: Vaticano
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Khuyết Danh
-
Tác giả: ĐGH. Phanxicô
-
Tác giả: Bộ Giáo Sĩ
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: S. S. Paul VI
-
Tác giả: Many Authors
-
Tập số: S61Tác giả: Many Authors