Thánh Augustinô. Vị Thánh của trí tuệ
Phụ đề: Những vị Thánh làm đảo lộn thế giới
Tác giả: René Fúlop , Miller
Ký hiệu tác giả: FU-R
Dịch giả: Lm. Đặng Xuân Thành
DDC: 235.2 - Các Thánh
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 9

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 617BC0000879
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Triết
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001410
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Triết
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001497
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Triết
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001498
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Triết
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001499
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001500
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0001501
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0003077
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 617BC0004815
Nhà xuất bản: Phương Đông
Năm xuất bản: 2008
Khổ sách: 20
Số trang: 111
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

     Trên đường đi Đa Mát, Saolô đã trở thành Phaolô một cách đột ngột như trong một tia chớp. Antôn nghe lời Linh mục đọc trong nhà thờ và đã đứng dậy, trở về phân phát hết tài sản. Augustino không phải là những con người có quyết định mau chóng như vậy. Cuộc đời làm giám mục của Augustino tuy đơn sơ mà cao cả, chính là phần thưởng phản lại những năm tháng còn trai trẻ lộn xộn và bất an của Ngài. Thế nhưng giai đoạn cuối đời ấy cũng chỉ là tấm phông làm nổi bật lên một nét vĩ đại và bắt tử của Ngài.

Cuốn sách tường thuật lại cuộc đời của thánh Augustino, từ khi còn nhỏ cho đến lúc Ngài qua đời. Nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng phải nói thông qua tác phẩm cho thấy Ngài là một con người suy tư không biết mệt mỏi, luôn đặt ra câu hỏi cho chính cuộc đời của mình, với những khắc khoải cho đến khi tìm ra ánh sáng thật.

Tác giả để người đọc tiếp cận hết cuốn sách, khi không đặt mục lục cho cuốn sách. Tuy nhiên, dựa theo trật tự thời gian, có thể chia cuốn sách thành 2 phần chính:

Phần 1: Thời niên thiếu đến lúc Augustino Rửa tội.

-         Xuất thân

-         Tuổi mới lớn

-         Giai đoạn lấy vợ và kiếm tiền

-         Tuổi trưởng thành

-         Giai đoạn theo lạc giáo Manikeo

Phần II: Augustino Rửa tội và phần còn lại của lịch sử.

-         Cuộc gặp gỡ Ambrosio và những người bạn.

-         Viết thư xin Rửa tội

-         Bà Monica qua đời

-         Hồi hương và trở thành Giám mục Hippo

Mấu chốt đề mở ra một chân trời mới nằm ở chính con người của Thánh nhân. Tuy nhiên, lời cầu nguyện bằng nước mắt của bà Monica có sức mạnh phi thường khi Thiên Chúa đã làm cho Augustino từ con người hèn hạ đến thành một con người phi thường.

Trước hết là thời niên thiếu của Augustino. Ngài sống tại Numidia, tức Algeria ngày nay, một thuộc địa của Rôma, không có truyền thống tôn giáo nào. Quê hương là tỉnh lỵ Tagaste, nằm ở trục lộ giao thông của nhiều con đường hành quân, giàu có được là nhờ tiền bạc của lính tráng và lữ khách vung ra trong các cửa tiệm, phòng tắm, rạp xiếc... và những nơi vui chơi khác. Vì thế ấn tượng đầu tiên của Augustino đó là những ấn tượng gắn liền với sự săn tìm thú vui và tiền bạc.

Bầu khí gia đình cũng như nền giáo dục khuôn đúc lên cá tính của vị thánh. Cha mẹ Augustino không có cùng đức tin. Patricius, thân phụ Augustino, theo ngoại giáo, còn Monica, mẹ chàng là người Kitô giáo. Tranh cãi về niềm tin, đó là ấn tượng đầu tiên Augustino nhận được khi đụng tới các vấn đề tôn giáo.

Giáo dục học đường đối với Augustino có tầm quan trọng quyết định. Ông Patricius, một người tuy tự do nhưng rất nghèo ở Tagaste. Tuy lúc nào cũng phải lo đến tiền bạc nhưng mọi đồng xu kiếm được ông đều dành nuôi con ăn học, bảo đảm cho con một tương lai thành công và thịnh vượng.

Lên 13 tuổi, Augustino được gửi tới thành phố Madaura gần đó. Cậu sẽ phải học để thành Thầy dạy hùng biện, một nghề hứa hẹn nhiều tiền bạc nhất thời bấy giờ.

Augustino học hành rất tiến bộ. Tuy nhiên, sau 2 năm, cậu phải quay về Tagaste vì cha cậu không đủ khả năng trợ cấp cho cậu nữa. Lúc này, trẻ con không còn trẻ con nữa, người lớn cũng chưa ra người lớn, đó là thời kỳ chuyển giao giữa hai giai đoạn phát triển về tính dục. Đây chính là lúc di sản nhục dục của Phi châu mà Augustino thừa hưởng được nơi cha mình bộc phát như một cơn lốc mạnh. Tham vọng của Augustino lúc ấy là chẳng những không thua mà còn phải hơn bạn bè trong khoản hư thân mất nết này.

Sau một năm tằn tiện và nhờ sự giúp đỡ của một ông bạn giàu có, Patricius đã có đủ tiền để cho con tiếp tục học hành. Lên 17 tuổi, Augustino được gửi tới trường hùng biện ở Carthago theo học lớp cao cấp. Carthago lúc bấy giờ là thủ đô của Phi châu, nằm gần thành phố Tunis ngày nay. Đối với một thanh niên như Augustino, thành phố thuộc địa rộng lớn với những con người ưa khoái cảm, nhục dục quả là một thiên đường, đó chính là trạm dừng chân tội lỗi nhất của ông trên con đường đi tới sự thánh thiện. Cuối cùng, chấn ngán vì cứ phải thay đổi những "tình yêu đen tối ấy", Augustino đã quyết định lấy một cô về ở hẳn, Melania là một cô gái có đạo, thuộc về giai cấp hạ lưu. Đó là một trong những lý do ông không hợp thức hóa quan hệ của mình với cô gái ấy. Sau khi sống với nhau được một năm, Melania sinh cho Augustino một đứa con trai. Làm cha gia đình, Augustino náo nức muốn học xong để có thể dạy lớp hùng biện và kiếm tiền. Sau khi nhận được văn bằng cho phép mình trở thành nhà hùng biện có học vị hẳn hoi, ông lao đầu vào việc làm giàu.

Giữa lúc Augustino còn vướng trong nhục dục, tham lam và hư danh như thế, ông đã có lần cảm thấy bị thúc bách phải kiểm tra lại mình. Lúc này, ông bỗng cảm thấy con người mình như bị chia đôi. Một nửa vẫn muốn sống theo lối cũ, còn nửa kia ngồi nhìn với con mắt khinh bỉ. Augustino bị dằng co giữa những xu hướng tự nhiên và những khát vọng tâm linh.

Augustino bắt đầu tìm một lý thuyết cứu độ khác, có thể giúp ông vượt qua vực thẳm ngăn cách cuộc đời. Nguyên tắc đấu tranh mãi mãi giữa quyền lực ánh sáng và quyền lực bóng tối theo thuyết nhị nguyên Manikeo vô cùng hấp dẫn với Augustino. Augustino tìm thấy ở đây lời giải thích tại sao có mối bất hòa trong linh hồn mình.

Sau khi trở thành đồ đệ thuyết Manikeo, Augustino trở về quê, dự định mở trường đào tạo các nhà hùng biện. Và ông đã là giáo sư hùng biện hết sức cao ngạo và là tín đồ nhiệt thành của đạo Manikeo. Toàn thể thị trấn Tagaste đều tỏ lòng ngưỡng mộ Augustino. Tất cả, ngoại trừ một người duy nhất là bà Monica.

Biến cố khiến Augustino phải rời bỏ lạc giáo Manikeo để quay về với con đường đã được tiền định cho ông là một cú sốc đối với tâm hồn ông, ông bỗng bị cướp mất người bạn thân thiết nhất. Mất bạn, ông như điên lên vì muộn phiền. Ông thoáng thấy chân lý kinh khủng này là ngay cả người mình quý mến cũng sẽ qua đi, cuộc đời thật phù du. Ông bỏ dạy ở Tagaste, trốn sang Carthago, tìm quên trong những trò tiêu khiển náo loạn. Sau thời gian, được đám bạn bè khuyến khích và được cấp lá thư giới thiệu nhiệt tình, ông quyết định bỏ Phi châu sang thủ đô Đế quốc thử tài vận.

Tại Roma, Augustino tiếp tục lao vào cuộc săn tìm tiền tài danh vọng, dù trong những hoàn cảnh khác nhau. Ít lâu sau, ông dự tính di chuyển đến nơi khác. Ông nghĩ Milano là nơi hứa hẹn nhất cho sự nghiệp của mình, là điểm tập trung đời sống xã hội của Tây phương, vì hoàng đế sống tại đó. Chính tại Minalo, ông đã gặp thánh Ambrosio, Augustino đến găp Ambrosio không phải vì ông quan tâm tới giáo lý của đạo, mà vì muốn được đẹp lòng con người quyền thế nhất ở Milano.

Augustino thoát khỏi xiềng xích của chủ nghĩa duy vật là nhờ các tác phẩm của các nhà theo thuyết Tân Platon, mà một số bạn bè triết học ở Milano đã giới thiệu cho ông. Tuy nhiên, nếu thuyết Tân Platon dạy ông hiểu rằng có một sự thật thiêng liêng từ đời đời, thuyết ấy lại không ban cho ông sức mạnh để thay đổi cuộc sống . Sau cùng, chính các thư Phaolo là chìa khóa mở cho Augustino hiểu các chân lý trong Kitô giáo. Ông lao vào đọc và nhận ra rằng những lá thư đó đã được viết ra do một người đã có kinh nghiệm thật sự thế nào là sức mạnh biến đổi của tinh thần.

Từ đó, những biến cố có tầm mức quan trọng đối với nội tâm cũng như bên ngoài cứ nối đuôi nhau tới, kéo nhà suy tư Augustino vào sâu trong quỹ đạo của giáo huấn Kitô giáo. Sở dĩ Augustino chú ý nhiều hơn tới những giá trị tích cực của Kitô giáo, phần lớn là do ảnh hưởng của Đức Giám mục Ambrosio. Cuộc đọ sức giữa bà hoàng thái hậu theo lạc giáo Ario với Đức Giám mục Milano đã làm cho ông suy nghĩ nhiều và cảm phục Ambrosio. Lúc này, quyết định bắt đầu một cuộc đời mới với Đức Kitô đã chín muồi trong tâm hồn ông.

Khi niên khóa chấm dứt, Augustino rút về sống với mẹ, em và con, cùng một số bạn bè tại một căn nhà ở miền quê Cassiciacum. Khi mùa nghỉ sắp kết thúc, ông viết thư cho Đức Giám mục Ambrosio xin trở lại đạo và được chịu bí tích Rửa tội vào dịp lễ Phục sinh. Sau khi được Rửa tội, ông quyết định về Phi châu. Vì khát khao danh vọng và thành công, ông đã từ bỏ quê hương để sang Âu châu, bây giờ ông chỉ muốn phục vụ Đức Kitô, và vì thế ông cảm thấy bị thôi thúc quay trở lại với điểm xuất phát của đời mình.

Augustino sống tại cảng Ostia ở Roma trước khi khởi hành hồi hương. Nhưng cũng chính trong những ngày này, ông đã chịu một sự mất mát lớn: Bà Monica qua đời, hưởng 53 tuổi. Augustino kể về mẹ mình: “là người phụ nữ trong y phục nhưng là đàn ông trong đức tin và trong suy tư hăng hái, lại có đầy đủ sự điềm tĩnh của một người đứng tuổi, tình thương của một bà mẹ và lòng đạo đức của một Kitô hữu".

Mặt đất đã chọn bà Monica, nhưng không để Augustino ra đi như bà, ông hoãn việc hồi hương một năm và tạm thời nghỉ lại Roma. Thời gian này chính là thời gian tập sự của một người được tiền định để trở thành một trong các bậc thầy vĩ đại nhất của Hội Thánh.

Năm 388, Augustino cập bến Carthago và từ đó về quê quán của mình là Tagaste. Ông biến ngôi nhà mình thừa kế thành một loại tu viện. Lúc này, ông biên soạn tác phẩm của mình nhờ chiêm niệm trong cô tịch, nhà triết học trí thức đã biến thành nhà tư tưởng Kitô giáo. Augustino đã có dịp nói chuyện với cộng đoàn trong nhà thờ Hippo. Các tín hữu cảm kích sâu đậm trước bài giảng của ông. Họ đòi đặt ông làm Linh mục. Ngài chấp nhận phụ việc cho Đức giám mục già và sau đó khi Đức Giám mục qua đời năm 395, Augustino lên ngôi kế vị.

Hippo đã sớm trở thành tụ điểm của tư tưởng Kitô giáo. Đó cũng là thời kỳ ngoại giáo cố gắng để giành lại thế bá chủ của nó đã từng đánh mất. Nhưng chính nhờ bộ óc của Augustino mà Hội Thánh đã không bị chia năm bè bảy mối. Nhờ hiểu biết thâm thúy mọi tư tưởng ngoại giáo, ngài đã có đủ khả năng thuyết phục mọi người nhận ra.

Lúc Augustino làm Giám mục thì Roma bị rơi vào tay người Gotho. Mối đe dọa bị quân Mandi xâm chiếm càng lúc càng lớn, trên khắp Châu Phi. Năm 429, Gaiseric bao vây và công hãm Hippo. Vì cố gắng quá nhiều cho cứu trợ, Augustino đã ngã bệnh, ít lâu sau Ngài qua đời.

Giai đoạn cuối đời làm nổi bật lên một nét vĩ đại và bắt tử của Ngài: Đó là sự nghiệp sáng tác của Augustino ảnh hưởng của hầu hết các tác phẩm ấy thật sâu xa và lâu dài. Trong đó có cuốn tự thú của một tội nhân đã trở thành Thánh là cuốn sách có sức hút vì tính trung thực và trực giác sắc sảo của tác giả về tâm lý.

 

(Chủng sinh: Tôma Aquino Trần Văn Cẩn)