Bạn có đủ yếu đuối để theo Chúa Giêsu | |
Phụ đề: | Linh đạo về sự bất toàn của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu |
Tác giả: | Lm. Brian Treacy, SPS |
Ký hiệu tác giả: |
TR-B |
Dịch giả: | Nữ tu Đức Bà Truyền Giáo |
DDC: | 235.2 - Các Thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Lời giới thiệu | 1 |
Nói gì về quyển sách này nhỉ | 3 |
Chương I: Đối nét về cuộc đời thánh Têrêsa | 13 |
Thời thơ ấu | 13 |
Biến đổi | 29 |
Ước mơ mang tên 'Dòng Kín Cát Minh' | 36 |
Bước vào nhà kín | 45 |
Chương II: Con đường thơ ấu thiêng liêng | 63 |
"Em tin rằng sự trọn lành vô cùng đơn giản" | 64 |
Thất bại trong lời cầu nguyện | 78 |
Linh đạo về sự bất toàn | 86 |
Ơn gọi của con là tình yêu | 128 |
Chương III: Nét nổi bật trong linh đạo của Thánh Têrêsa thành Lisieu | 153 |
Đôi dòng vắn tắt về 'Con đường thiêng liêng mới' của chị thánh Têrêsa | 229 |
Lời bạt | 233 |
Đôi nét về tác giả: Cha Brian Treacy, SPS sinh năm 1939 tại Ireland và đã dành 55 năm phục vụ tại Kenya với vai trò là nhà truyền giáo. Cha có niềm đam mê với việc rao giảng Lời Chúa và tình mến đặc biệt dành cho thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và linh đạo về sự bất toàn của ngài.
Tác phẩm gồm 3 chương:
Chương I: Đôi nét về cuộc đời thánh Têrêsa
1. Thời thơ ấu
Cha của thánh nữ là Louis Martin, một thợ đồng hồ và kim hoàn, còn mẹ là Zelie Guerin- chủ tiệm ren. Thánh nữ ra đời ngày 02/01/1873. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp cho đến khi bà Zelie qua đời vào tháng 08/1877 vì ung thư. Ba tháng sau, ông Louis với 5 người con gái chuyển đến một căn nhà xinh đẹp ở Lisieux. Têrêsa được dạy dỗ ở nhà cho đến khi 8 tuổi rưỡi, rồi vào trường của các nữ tu dòng Biển Đức. Ở tuổi lên 10, do khủng hoảng vì mẹ mất và các chị lần lượt vào nhà dòng làm chị thánh mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng. Cuối cùng, Têrêsa được phục hồi sau khi nhìn lên tượng Đức Mẹ Ban Ơn trong phòng và kể rằng ngày 13/05/1893, Têrêsa đã được nhìn thấy Đức Mẹ mỉm cười với mình.
2. Biến đổi
Chị thánh xem tất cả những sự kiện xảy ra đơn giản như là hồng ân và phép lạ cho việc biến đổi toàn vẹn của mình. Chính Chúa đã biến đổi trái tim chị. Têrêsa nhận ra rằng mọi sự mà chị có tự giờ cho đến cuối đời tất cả đều là hoa trái đến từ quà tặng cũng như ân sủng nhưng không của Thiên Chúa, và không có điều gì đến từ nỗ lực hay công đức và những việc lành của cá nhân. Chính góc nhìn sâu sắc này đã trở thành nền tảng cho linh đạo của Têrêsa.
3. Ước mơ mang tên dòng kín Cát Minh
Têrêsa thực sự khao khát được vào dòng ở độ tuổi 14. Sau khi nói với cha, Têrêsa đến tu viện và xin được gia nhập dòng Cát Minh, nhưng đã bị từ chối vì chưa đủ tuổi. Chị thánh đã khóc trong đau khổ và hứa rằng nếu được, chị sẽ xin đặc ân này từ Đức Thánh Cha. Dịp may đã đến với Têrêsa, ngày 20/11/1887, trong buổi đại triều mừng kim khánh thụ phong của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Têrêsa đã dũng cảm quỳ gối, xin gia nhập nhà dòng và ước mơ của chị đã được chấp nhận.
4. Bước vào nhà kín
Ngày 09/04/1888, Têrêsa trở thành thỉnh sinh dòng Cát Minh. Trong suốt thời gian là thỉnh sinh, chị đã chịu nhiều sự bắt nạt của các chị em khác vì không có kinh nghiệm trong các việc làm. Nhưng thập giá nặng nề hơn cả lại chính từ gia đình - tình trạng sức khỏe của ông Louis. Têrêsa kết thúc tiền tập vào 10/01/1889 với nghi thức nhận áo dòng và đến ngày 08/09/1890, khi đang đến tuổi 18, chị đã được khấn lần đầu. Ngày 20/02/1893, người chị Pauline đắc cử làm bề trên của nhà kín Cát Minh và trở thành mẹ Agnes. Pauline chỉ định Gonzague làm giáo tập và Têrêsa làm trợ tá cho người. Và chỉ trong vài năm sau đó, chị cho thấy khả năng trong việc coi sóc tập sinh. Cha của Têrêsa đã đến thăm tu viện lần cuối trên chiếc xe lăn. Khi ông rời khỏi, tất cả những gì ông có thể làm là chỉ tay về trời và thì thào từ “ thiên đàng”, như ám chỉ nơi sau này chúng ta gặp lại. Vài tuần sau, ngày 29/07/1894, ông Louis Martin qua đời.
Chương II: Con đường thơ ấu thiêng liêng của Têrêsa
1. Em tin rằng sự trọn lành vô cùng đơn giản
Trong hành trình tìm kiếm con đường nên thánh, Têrêsa tin rằng chúng ta không cần thực hiện những gì siêu phàm, những kì công vĩ đại để nên thánh. Thái độ ta nên có là trọn lòng khiêm hạ trước Chúa, tận tâm nhận biết và đón nhận những yếu đuối và lỗi phạm của bản thân. Điều tối quan trọng mà chúng ta cần nhận ra là: tự bản thân, ta không tài nào có thể yêu mến Chúa chỉ bằng ý chí mà thôi. Đây đơn giản là một quà tặng tình yêu đến từ Thiên Chúa. Thánh nữ Têrêsa nói: “ Giá như những yếu đuối và bất toàn nhất có thể nhận ra mình yếu đuối và bất toàn đến dường nào, có lẽ lúc đó, sẽ chẳng còn ai tuyệt vọng với đỉnh cao của tình yêu và hoàn hảo – vì Chúa không đòi hỏi những hành động lớn lao, nhưng dám bỏ mình trong tinh thần phó thác và biết ơn.
2. Thất bại trong lời cầu nguyện
Têrêsa yêu thích những lời cầu nguyện trong kinh Phụng vụ, nhưng với chị có một nguy hiểm đối với những giáo dân chỉ biết đọc đi đọc lại những lời kinh trong sách vở mà không có chút tâm tình nào. Têrêsa nói: “Lẽ ra em phải muộn phiền biết bao khi em cứ ngủ trong giờ nguyện ngẫm và trong giờ tạ ơn suốt thời gian qua. Em thường bị chia trí và thường ngủ gật trong giờ cầu cầu nguyện, nhưng chẳng điều gì khiến em phải bận lòng! Sự khô khan trong cầu nguyện xảy ra với em như cơm bữa”. Nhưng Têrêsa thường đùa rằng chính Chúa đang ngủ ở cuối mạn thuyền, còn mình thì cũng ngủ ngon ở đầu còn lại. Chị thánh vui vì có thể dâng sự khô khan này lên Chúa.
3. Linh đạo về sự bất toàn
Một cách chậm rãi nhưng vững chắc, Têrêsa bắt đầu khám phá ra sứ điệp thật sự của Chúa Giêsu rằng: "Thiên Chúa là Tình Yêu", rằng Ngài yêu thương và say mê con người bất kể những sai lầm hay tội lỗi của họ một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện. Con đường thiêng liêng khá mới mẻ với người thời đó, nhưng thật ra, chị chỉ đơn giản trở về với linh đạo lúc ban đầu. Chúng ta thường nghĩ rằng cần trở nên hoàn hảo để nên thánh, hay bạn cần có năng lực phi thường nào đó để có thể sống gần gũi với Chúa. Têrêsa nhận ra rằng sự thật hầu như trái ngược. Bạn phải trở nên bé nhỏ và yếu đuối và đây là chính con đường mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
4. Liệu tôi có đủ yếu đuối để bước theo Chúa Giêsu
Têrêsa nói rằng mọi người được mời gọi để nên thánh, bạn không cần trở nên một học giả tài ba, cật lực hãm mình phạt xác hay những điều tương tự. Tất cả chúng ta đều có thể có kinh nghiệm sống thân mật với Chúa. Ta chỉ cần mời Chúa đến và ngự lại trong trái tim ta. Nhưng có lẽ ít người trong chúng ta khi nghe thấy tiếng gõ cửa lại sẵn sàng mở cửa để Chúa bước vào. Ta hãy tập từ bỏ chính mình, để Chúa định đoạt mỗi ngày sống - Đấng vác chúng ta trên vai trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta thường bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng hay chán nản khi nghiền ngẫm ở quá khứ hay băn khoăn về tương lai. Vậy nên, tất cả những gì chúng ta cần làm là từ bỏ và phó thác. Têrêsa đã nhận ra con đường để đến với Chúa, thật ra không phải là con đường về sự hoàn thiện, nhưng là linh đạo về sự bất toàn. Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây lại là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
5. Ơn gọi của con là tình yêu
Têrêsa bắt đầu khám phá ra ơn gọi của chị là tình yêu, một tình yêu từ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương ta trước. Thiên Chúa đã đi bước trước, Ngài luôn hành động và lôi kéo ta vào tình thương của Ngài. Chúa luôn là Đấng bắt đầu mối tương quan, tất cả những gì chúng ta có thể là đáp trả lại cách tương tự. Đối với Têrêsa, yêu thương không phải là cố gắng để yêu mến Chúa hay tha nhân bằng tình yêu bé nhỏ của mình. Chị thánh biết rằng điều đó gần như không thể, bởi một tình yêu nơi chị phần lớn là ái kỷ. Tình yêu của Chúa chạm đến trái tim, khiến Têrêsa được biến đổi khởi đi từ chính tình yêu ấy, nó hoàn toàn khác với thứ tình yêu ái kỷ của chị. Tất cả những gì chị phải làm là trở nên bé nhỏ như hạt cát để được gieo trồng, tưới tắm trong tình yêu ấy.
6. Đêm tối của tâm hồn
Vào đêm thứ 6 Tuần Thánh, mùa chay năm 1896, Têrêsa đã thấy máu trên chiếc khăn tay của mình. Ho ra máu, đồng nghĩa với việc bị lao và chị chỉ còn sống được 18 tháng. Trong một năm rưỡi cuối đời, khi cái chết ngày một gần kề, đức tin của Têrêsa gặp những thử thách lớn lao. Có những lúc chị rơi vào tuyệt vọng và đến 3 lần chị muốn uống thuốc tự vẫn. Tuy nhiên, trong đêm tăm tối của tâm hồn đó, với niềm tin bị mây mù che mờ, Têrêsa vẫn nhất quyết bám vào tình yêu chị dành cho Chúa. Vào ngày 08/07/1897, Têrêsa bước vào bệnh xá và không bao giờ rời khỏi đó nữa. Những ngày sau đó, chị viết những dòng nhật kí cuối cùng trong quyển nhật kí của đời mình. Trước khi lìa trần, vào ngày 03/09/1897, Têrêsa nói: “Giờ đây, chẳng phải là em chết nữa mà là em đang bước vào cõi sống". Têrêsa được chôn cất tại nghĩa trang Municipal bên cạnh cha mẹ chị.
Chương III: Nét nổi bật trong linh đạo của thánh Têrêsa thành Lisieux
1. Liệu tôi có phải là người hoàn hảo?
Têrêsa nhận ra rằng thật vô ích với ý tưởng xây dựng đời sống thiêng liêng bằng những công trạng hay việc đạo đức. Chị không cần phải loay hoay khổ sở để chiến đấu để mình nên hoàn hảo, vì chị biết điều đó chỉ được thực hiện bởi ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Trong tâm tình đó, chị thực sự đã trở thành chiếc bình đựng hoàn hảo của ân sủng. Thật ra, chính trong kinh nghiệm của sự yếu đuối và tội lỗi mà ta có những bước tăng trưởng đáng kể trong hành trình theo chân Thầy Chí Thánh. Têrêsa không hề khuếch trương cái tôi, hay là đưa ra một hình ảnh giả tạo về bản thân, hoặc tự tin, làm cho ta cảm thấy tốt về chính mình. Vì đối với chị không nhất thiết phải nói: “Tôi ổn mà”, thay vào đó, chị thừa nhận “ tôi không ổn, nhưng chẳng sao cả!" Và đây chính là con đường dẫn chị đến sự tự do đích thực mà Chúa Giêsu đã hứa.
2. Têrêsa và thánh nữ Maria Madalena
Với Têrêsa, thánh nữ Maria Madalena là một biểu tượng cho thái độ táo bạo hữu hảo và thậm chí là bất kính, mà Thiên Chúa đã cho phép các tội nhân được quyền có để đến với Người. Chị thánh hoàn toàn bị lôi cuốn bởi sự can đảm của Madalena, khi nàng bước vào căn nhà trước sự chứng kiến của toàn thể mọi người, nơi Chúa Giêsu đang dùng bữa, mà hầu hết bọn họ đều khinh thường nàng. Nhưng thánh nữ đã phá vỡ cánh cửa của lề luật, nơi xem nàng như một kẻ bị ruồng bỏ, ô uế, ngăn cản, nàng sà vào vòng tay thương xót của Thiên Chúa.
Có lẽ nguyên nhân lớn nhất khiến người theo Chúa thiếu can đảm chính là sự nhận thức về tội lỗi của mình. Họ cảm nghiệm rằng Chúa sẽ bị phát bệnh và ghê tởm trước tội lỗi của họ. Tuy nhiên, Ngài không hề buồn bã về cách tiếp cận táo tợn của người phụ nữ chẳng mấy tốt lành này. Có lẽ, điều làm Người được ủi an, hạnh phúc lại chính là sự dũng cảm của Maria khi chạy đến với Người.
3. Têrêsa xác tín mình được yêu
Têrêsa giúp chúng ta hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại chọn hình ảnh đứa trẻ để giải thích và thuyết phục những người theo mình về Nước Trời. Nơi Têrêsa, ta bắt gặp hình ảnh đứa trẻ ấy. Chị thánh có thể trải qua rất nhiều mối nghi ngờ về đức tin của chị, nhưng niềm tin xác tín rằng mình được yêu bằng một tình yêu vô điều kiện dường như chưa rời xa chị bao giờ. Có vẻ linh đạo của chị là một điều gì đó mà chúng ta phải đi vào trong chiêm niệm và suy tư cách chậm rãi, để những tư tưởng đó có thể lắng sâu vào trong tâm hồn. Linh đạo ấy không khác gì linh đạo của chính Chúa Giêsu. Chính Ngài sẽ ban cho ta mọi thứ cần thiết. Ngài sẽ ban cho ta sự khôn ngoan để ta bước tiếp và bảo đảm rằng Ngài luôn luôn dẫn dắt ta trong đời. Liệu ta có dám tin vào Chúa không?
4. Liệu Chúa có điên rồ?
Có lẽ một trong những lý do khiến ta khó lòng tin vào một tình yêu nhưng không là vì đức tin của ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những giá trị truyền thống và đặc biệt là những lề luật trong Cựu Ước. Đây ắt hẳn không phải là Tin Mừng của Chúa Giêsu. Hãy đọc câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu đã kể với những người thợ làm vườn nho, kể cả người vào sau hết cũng nhận được lương bằng những người vào đầu. Vậy còn những vấp ngã của ta? Phải chăng điều này có nghĩa là mọi yếu đuối và vấp phạm của ta không thành vấn đề? Tất nhiên là có chứ. Là người yêu mến Chúa, ta phải luôn nhìn nhận thật về mình. Và rồi, ta sẽ thấy bất an, thiếu tin tưởng vào chính cái quyết định để mình làm chủ cuộc đời mình. Ta chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi. Đây có thể là cảm nghiệm khá phổ biến nơi những người thánh. Sự hiểu biết của thánh nữ Têrêsa là: hãy sống với những lỗi lầm của mình.
5. Những niềm tin sai lạc về chủ nghĩa hoàn hảo
Khi suy nghĩ đến sự hoàn hảo mà ta mong muốn đạt được, tất cả những gì nó mang lại là cảm giác tội lỗi, vì ta chẳng bao giờ chạm tới sự hoàn hảo. Nhưng nhìn thẳng vào vấn đề, ta thấy chẳng phải vì Chúa mà là vì cái tôi bản thân đã tạo ra cảm giác đó. Thế là niềm kiêu hãnh của ta bị tổn thương, cái tôi của ta bị hạ thấp. Nói cách khác, có thể Thiên Chúa mà ta đang tin là chính ta chứ không phải là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
Đối với Têrêsa, cái mà chị thánh gọi là hoán cải có nghĩa là buông bỏ cái tôi tưởng tượng và những ý niệm sai lầm về Thiên Chúa. Và về sự chuyển đổi này đã dẫn đến việc chị thánh khám phá ra cái gọi là: “ Con Đường Thơ Ấu”, con đường đó là từ bỏ linh đạo về sự hoàn hảo và giới thiệu một con đường thiêng liêng về sự bất toàn.
6. Tài sản quý báu nhất của chúng ta
Nghịch lý ở chỗ tài sản có giá trị nhất của chúng ta có trước Nhan Thánh Chúa lại chính là sự yếu đuối, sự bất lực của chúng ta. Ngài không thể cưỡng lại chúng ta trong sự yếu đuối của mình, nhưng lại không hiện diện trong cái mà ta gọi là sức mạnh. Sẽ chẳng có chỗ cho lòng thương xót của Chúa, nơi những trái tim cố gắng che đậy những yếu đuối của mình; những ai không thể chịu đựng được những lần vấp ngã. Với họ, không phải nhờ vào ân sủng mà chính những nỗ lực của bản thân là con đường đưa đến sự hiệp nhất với Chúa. Vì vậy, họ thường bỏ cuộc, rời xa hành trình tâm linh. Tất cả những gì ta phải làm là hiểu rõ những hạn chế của mình nhưng đồng thời phải hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Cha chúng ta.
7. Một Thiên Chúa mới
Nếu ta có thể loại bỏ khỏi tâm trí mình hình ảnh Thiên Chúa trong Cựu Ước và đón nhận hình ảnh Thiên Chúa thật mà chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta, thì cuộc đời của chúng ta sẽ được biến đổi lớn lao và chúng ta sẽ trở nên giống Chúa hơn trong sứ mạng của mình. Ta sẽ trở nên tốt lành và hiểu biết hơn, sẽ có thêm khả năng đón nhận người khác cũng như chính mình. Có thể nói, khi đó ta phản ánh khuôn mặt của Thiên Chúa chính là Lòng Thương Xót. Lòng Thương Xót là trở nên nhạy bén và cảm thông với những yếu đuối của chính mình và cả người khác, chấp nhận va vấp của ta trong một thế giới tội lỗi và vụn vỡ này. Đó chính là hình ảnh Thiên Chúa trong linh đạo của chị thánh Têrêsa.
(Chủng sinh: Vinh sơn Ngô Văn Lợi)
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Louis Chiavario
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: M. Cardo
-
Tác giả: Thánh Augustinô
-
Tác giả: Luc Adrian
-
Tác giả: J. M. Beslay, SDB
-
Tác giả: Y Phan, CMC
-
Tác giả: Nguyễn Bình Tĩnh
-
Tác giả: Thánh Anthanasio
-
Tác giả: Mary Ann Fatula, OP
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Thiên Ân
-
Tác giả: Luy Gonzaga Maria
-
Tác giả: Lương Minh, Đinh Thành
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Francois - Six
-
Tác giả: Joseph Dowyth, SDB
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Cao Viết Tuấn
-
Tác giả: Patrick Ahern
-
Tác giả: St. Augustin
-
Tác giả: Francis X. Clark, SJ
-
Tác giả: Sister Mary Teresa
-
Tác giả: A. Richomme
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 3
-
Tác giả: Ralph McInerny
-
Tác giả: Teresio Bosco, SDB
-
Tác giả: Furgus Kerr
-
Tác giả: Claude Williamson
-
Tập số: Vol 2Tác giả: Baudot et Chaussin O.S.B.
-
Tập số: Vol 3Tác giả: Baudot et Chaussin O.S.B.
-
Tập số: Vol 4Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 5Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 6Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 7Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 8Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 10Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 13Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tác giả: Abbé Bougaud