
Thánh nữ Têrêsa Avila. Vị thánh hay xuất thần | |
Phụ đề: | Những vị Thánh làm đảo lộn thế giới |
Tác giả: | René Fúlop , Miller |
Ký hiệu tác giả: |
FU-R |
Dịch giả: | Lm. Đặng Xuân Thành |
DDC: | 235.2 - Các Thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 9 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
1. Giới thiệu
Tác phẩm nằm trong series truyện “Các vị thánh làm thay đổi thế giới” của linh mục Rene Dulop Miller. Tác phẩm được dịch bởi linh mục Giuse Đặng Xuân Thành xuất bản năm 2009, nhà xuất bản Đồng Nai.
2. Cấu trúc tác phẩm
Tác phẩm không chia thành các chương các mục nhưng viết liền mạch, đây cũng là phong cách viết của cha Miller. Tuy nhiên, với cách viết logic và mạch lạc cùng với cách kể chuyện chi tiết rõ ràng thú vị, tác phẩm lôi cuốn độc giả khám phá cuộc đời của thánh nữ Têrêsa và học được những bài học giá trị nơi ngài.
3. Nội dung chính tác phẩm
Trong hàng ngũ các thánh đã có thêm một phụ nữ thánh thiện đặc biệt, một sự thánh thiện như do Thiên Chúa bắt phải mang lấy. Chị thường có những kinh nghiệm về Thiên Chúa trong những lúc xuất thần, ngây ngất, và kinh nghiệm ấy áp đảo một cách mãnh liệt, khủng khiếp.
Sự tương phản giữa thế giới tự nhiên và siêu nhiên hiển hiện rất rõ nơi cuộc sống hai mặt của Têrêsa và sự tương phản ấy càng rõ hơn do hoàn cảnh lịch sử lúc chị sinh ra, thế giới đang đặc biệt bị tục hóa. Thế kỷ của Têrêsa không còn là thời kỳ chuyển tiếp giũa Trung cổ và Hiện đại nhưng đó là giai đoạn đầu của thời hiện đại, xét về mọi phương diện. Chính trong thời đại ấy, khi thế giới bên ngoài đã giành được những chiến thắng vẻ vang trên hết mọi lãnh vực như thế, thánh nhân cũng thu được những thành công lẫy lừng trong thế giới nội tâm của mình.
TUỔI THƠ
Thánh Têrêsa chào đời tháng 3 năm 1515 tại thị trấn Avila, cha là Don Alonso thuộc dòng tộc Cepeda, là một người hoài cổ và nghiêm khắc, ông yêu quý sách vở, sách hạnh các thánh và các cuốn tiểu sử của các bậc anh hùng. Mẹ là bà Beatriz de Ahumeda lại là mẫu người khác hẳn, bay bổng, mộng mơ và đam mê tiểu thuyết. Têrêsa trở thành một thiếu nữ và cuộc đời cô đã đi theo diễn tiến bình thường của bao thiếu nữ khác: cả ngày chỉ biết khiêu vũ yêu đương và tán tỉnh.
Để tránh những nguy hiểm và cạm bẫy của tuổi mới lớn, cha cô trao con gái mình cho các nữ tu Âu Tinh ở Avila chăm sóc. Ở đây cô tỏ ra ngoan ngoãn và vâng phục nhưng thực ra là để nhanh chóng cởi bỏ lớp áo dòng khắc khổ để trở về với địa vị của người con gái của quý tộc và ngài đã thú thật “lúc đó tôi rất ghét làm nữ tu”.
CƠN BỆNH
Thế nhưng chính khi cô chuẩn bị bước vào cuộc sống của một phu nhân Tây Ban Nha trung lưu, thì bỗng nhiên cuộc sống của cô như bị cắt đứt để bắt đầu cuộc sống của một thánh nhân. Ở tuổi 17, một thiếu nữ khỏe mạnh hoạt bát bỗng dưng cô ngã bệnh. Cô thấy như có một con dao đâm qua ngực, cơn đau dữ dội hành hạ đến nỗi cô không thể đi lại được. Cơn bệnh quái ác tái phát liên tục và không thể kiểm soát khiến Têrêsa trở thành một con người tàn tạ, không còn sức sống. Cơn bệnh đã phá tan mọi giấc mơ và hy vọng của người thiếu nữ.
Don Alonso, cha cô quyết định trao cô cho con gái lớn của ông là Maria chăm sóc. Trên đường đi, hai cha con dừng lại nhà của ông Peter Cepeda, bác của Têrêsa. Người bác Peter đã trao cho Têrêsa 1 cuộn sách của Thánh Giêrôm và bảo cô đọc. Ban đầu cô không có hứng thú nhưng sau khi đọc một vài trang cô bị đánh động bởi lời cảnh báo về hỏa ngục của thánh Giêrôm. Sự khiếp sợ hỏa ngục đã đẩy người con gái do dự ấy đến chỗ chọn lựa dứt khoát giữa niềm vui thượng giới và thú vui hạ giới. Cô muốn trở thành nữ tu.
TRỞ THÀNH NỮ TU
Têrêsa xin vào một dòng kín – dòng Cát Minh tại tu viện Nhập Thể cách Avilla vài dặm. Tại đây, cô nghĩ sẽ tránh xa mọi cám dỗ nhưng tinh thần thế tục đã ngấm ngầm xâm nhập vào nhà dòng. Phòng khách nhà dòng là nơi các nữ tu được tự do tiếp khách cả nam lẫn nữ. Mỗi lần Têrêsa xuống phòng khách chị cảm thấy không bình an nhưng như mình đang trong tầm kiểm soát của hỏa ngục. Chính những mối hoài nghi này là chỉ dẫn đầu tiên cho thấy ơn gọi làm nhà cải tổ vĩ đại của dòng Cát Minh sau này nơi chị.
Ở tu viện, cơn bệnh của chị càng trầm trọng hơn và tất cả bác sĩ đều bó tay không tìm ra nguyên nhân hay chỉ đơn giản là gọi tên bệnh. Nhưng chính lúc cơn bệnh tái phát thì Têrêsa lại chuyển từ cuộc sống tự nhiên sang những cuộc xuất thần siêu nhiên.
Rồi như một phép lạ, năm 1540, sau khi các bác sĩ đã chịu thua thì Têrêsa lại bình phục, chị trở lại với mọi sinh hoạt bình thường của tu viện, khỏe khoắn, nhanh nhẹn, hoạt bát. Tin này đã lan truyền ra cả vùng và vị khách nào đến tu viện cũng mong được nhìn thấy phép lạ đó tận mắt.
Bề trên nhà dòng nhận ra mối lợi từ Têrêsa và yêu cầu chị thường xuyên có mặt ở phòng khách mặc dù chị không hề muốn. Chị vào phòng khách ban đầu vì vâng phục nhưng một thời gian chị vào đó vì muốn được thấy sự ngưỡng mộ thế gian dành cho mình. Chị ý thức những đe dọa đến đời tu của mình nhưng chị thất bại trong việc chạy trốn thế gian: “Một đàng Chúa gọi tôi, nhưng đàng khác tôi vẫn chạy theo thế gian”.
Một cuốn sách nữa dẫn dắt chị. Tình cờ chị đọc được cuốn Tự thú của thánh Âu Tinh. Con đường định mệnh ấy đã khiến chị ăn năn sám hối với những dòng nước mắt tuôn đổ không ngừng.
CẢI TỔ DÒNG CÁT MINH
Têrêsa phải thốt lên: “Ôi cả một sự xụp đổ của các tu sĩ, một tu viện mà lại mở hai con đường – con đường đức hạnh là tuân giữ lề luật và con đường vô kỷ luật, cả hai con đường đều có người đi.
Têrêsa muốn đưa dòng Cát Minh trở lại với linh đạo ban đầu, do đó phe Cát Minh nhân nhượng đã chống đối gay gắt. Thậm chí chị gặp chống đối từ thẩm quyền Hội Thánh và muôn vàn khó khăn khi thành lập nhà dòng đầu tiên. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Piô IV đã ban sắc lệnh cho phép thành lập tu viện Cát Minh chân đất đầu tiên tại Avilla. Sau này mẹ thành lập thêm 16 tu viện Cát Minh chân đất khác trên khắp đất nước Tây Ban Nha. Từ đây, lần đầu tiên Têrêsa được gọi là Mẹ (Madre). Linh đạo dòng của Mẹ bao gồm việc đi chân đất, thinh lặng, thanh đạm trong ăn uống, chay tịnh. Chính những cải tổ mạnh mẽ đó đã đưa dòng Cát Minh trở về đúng với những gì vốn có và cũng vì thế nó còn ảnh hưởng tới nhánh nam của dòng, nơi Mẹ gặp thánh Gioan Thánh Giá, Đấng sáng lập dòng Cát Minh chân đất nam.
(Chủng sinh Đaminh Nguyễn Văn Hiển)