Augustinô. Vị thánh của người trẻ hôm nay | |
Tác giả: | Jorathe Nắng Tím |
Ký hiệu tác giả: |
NA-T |
DDC: | 235.2 - Các Thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 1 |
Hiện trạng các bản sách
|
Saint Augustin, un maître et un frère | 5 |
Thánh Agustinô, Người Thầy Và Người Anh | 17 |
Ngỏ lời | 31 |
Chương I: Đức Tin Của Tuổi Trẻ Giông Bão | 35 |
1. Giông bão vì những con sóng cuồn cuộn của dục vọng tuổi mới lớn | 38 |
2. Giông bão trước vấn nạn hữu thể | 42 |
3. Giông bão trên đường đi tìm Hữu Thể Tuyệt Đối: Thiên Chúa | 55 |
Chương II: Từng bước một trên đường về | 65 |
1. Say mê, thần tượng thụ tạo | 67 |
2. Tội lỗi có thú vị riêng của nó | 68 |
3. Tội lỗi có sức quyến rũ lạ thường | 70 |
4. Ý chí thường yếu đuối, thiếu mạnh mẽ khi quyết định trở về | 71 |
5. Ảnh hưởng của bạn bè | 72 |
6. Ký ức tội lỗi | 73 |
Chương III: Khát vọng hạnh phúc | 85 |
I. Con người và hạnh phúc | 85 |
1. Qua kinh nghiệm sống, tôi nhận ra | 85 |
2. Qua nhu cầu và khả năng lựa chọn, tôi khám phá ra nhiều điều mới lạ | 86 |
3. Tôi chọn vì muốn hạnh phúc | 88 |
4. Nhưng hạnh phúc là gì? | 89 |
II. Người Kitô hữu và ơn gọi đến hạnh phúc thật | 92 |
1. Hạnh phúc trong Kinh thánh | 92 |
2. Hạnh phúc: Tương quan chặt chẽ giữa Thiên Chúa và con người | 96 |
Chương IV: Chọn bậc sống | 115 |
Chương V: sống cộng đoàn | 143 |
1. “In Deum”: Tìm kiếm Thiên Chúa | 145 |
2. “Cor Unum”: Đồng Tâm | 146 |
3. “Amor Caritas”: Tình yêu Bác Ái | 148 |
Chương VI: Tuổi trẻ tín nhiệm | 155 |
1. Augustinô đã trải qua khủng hoảng niềm tin | 156 |
2. Ra khỏi cơn khủng hoảng tín nhiệm | 157 |
Chương VII: Tuổi trẻ biết và tin | 169 |
1. Biết và Tin | 175 |
2. Biết và Tin có thể sống chung? | 177 |
3. Không thể chỉ biết hay chỉ tin | 178 |
4. Tin không có nghĩa là hết nghi ngờ | 179 |
Chưong VIII: Tuổi trẻ dấn thân | 185 |
1. Dấn thân theo Đức Kitô | 189 |
2. Dấn thân trong Giáo hội | 195 |
Thay lời kết | 207 |
Tác giả đã trình bày và đưa ra những điều giúp cho người đọc hiểu hơn tại sao thánh Augustinô ở quá xa chúng ta trong lịch sử và khác biệt về văn hoá nhưng lại rất gần gũi với người trẻ thời đại ngày nay. Người trẻ đầy những đam mê, nhiệt huyết đi tìm hạnh phúc ngày nay cũng giống như Augustinô ngày xa xưa ấy, đầy nhiệt huyết và băn khoăn thao thức và mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động. Sách gồm hai phần chính. Phần đầu là tâm tình của Đức Viện Phụ Dòng Kinh sĩ thánh Victor viết về thánh Augustinô gửi đến người trẻ Việt Nam. Phần hai gồm 8 chương, con xin được điểm 6 chương sau đây.
1. Chương II: Từng bước một trên đường về.
Việc trở về với Chúa diễn tả cuộc gặp gỡ của tâm hồn mỗi người đối với Chúa. Đứng trước đòi hỏi phải trở về, nhiều người trẻ đều bị băn khoăn, lo ngại khi nghĩ đến hành trình này. Có thể ước muốn này đầy nhiệt huyết, nhưng khi nhìn lại, người trẻ lại thấy sợ hãi khi thấy những ngăn cản lớn trước mắt. Từ cuộc đời thánh Augustinô, tác giả đã đưa ra thánh nhân cũng phải ngụp lặn trong cuộc trở về. Tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến thánh nhân e ngại, mà những nguyên nhân đó cũng là những thứ đang ngăn cản người trẻ ngày nay. Đó là: say mê thần tượng, thụ tạo; sự thú vị của tội lỗi; ý chí thường yếu đuối, thiếu mạnh mẽ khi quyết định trở về; ảnh hưởng của bạn bè; ký ức tội lỗi thường xuyên ám ảnh quấy nhiễu.
Ngoài những nguyên nhân trên, qua gương thánh nhân, tác giả chỉ ra những nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến cuộc sống xa đoạ, không trở về cùng Chúa và chỉ ra cách thức vượt qua của thánh nhân.
Nguyên nhân 1: Kiêu căng. Tính kiêu căng là tính nổi bật ở người trẻ, vì tuổi trẻ có nhiều cơ hội để kiêu căng, nhiều điều kiện để tự mãn, nhiều phương tiện để tự cao, tự đại. Chính thánh nhân cũng từng thốt lên: “Tận đáy lòng chúng con, có một chước cám dỗ vô cùng xấu xa, đó là tính kiêu căng, tự mãn về mình” (TTX,39). Để chống lại sự kiêu căng này, thánh nhân đã đề ra giải pháp đó là phải học với Đức Kitô bài học hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Và sẽ chỉ học được bài học này bằng việc chắp tay, quỳ gối cầu nguyện.
Nguyên nhân 2: Tò mò, muốn biết mọi sự. Từ đời sống thánh thiện, tác giả đưa ra mọi tò mò sự hiểu biết đều có giá trị nếu biết quy về Đức Kitô, và để chống lại sự tò mò đem lại sự kiêu căng đó là học hỏi chân lý của Đức Kitô.
Nguyên nhân 3: Tình cảm. Người trẻ thì muốn có con tim thổn thức trong tình cảm. Chính vì thế, nếu không làm chủ được tình cảm của mình thì sẽ dễ bị cuốn theo các cơn lốc của tội lỗi, đam mê. Để chống lại sự mất tự chủ này, thánh nhân đã quy tình cảm của mình về Thiên Chúa, yêu mến Đức Kitô, sống dưới tình yêu Thiên Chúa, và đó cũng là điều Ngài muốn gửi đến người trẻ ngày nay.
2. Chương III: Khát vọng hạnh phúc.
Hạnh phúc là điều mà con người luôn khao khát. Tác giả đã đưa ra 2 sự hiểu biết khác nhau về hạnh phúc giữa đời thường và hạnh phúc mà thánh Augustinô đã khao khát. Hạnh phúc đời thường là sự bình an trong tâm hồn, sự hoà hợp nơi chính bản thân, giữa bản thân và người khác. Còn hạnh phúc trong Chúa là có Thiên Chúa, có Thiên Chúa làm gia nghiệp đời đời, được làm con Thiên Chúa. Đồng thời, hạnh phúc là mối tương quan chặt chẽ giữa Thiên Chúa và con người. Bởi chính Thiên Chúa đã tạo dựng con người cho Chúa, mang phẩm giá, tự do, mang trong mình niềm khát mong được nghỉ trong Chúa và niềm vui hạnh phúc chỉ bởi Chúa, cho Chúa và vì Chúa.
3. Chương IV: Chọn bậc sống.
Đến tuổi trưởng thành, người trẻ nào cũng băn khoăn chọn cho mình một bậc sống để có được hạnh phúc trọn vẹn. Qua kinh nghiệm của thánh Augustinô, tác giả đã chỉ ra hai vấn đề trong việc lựa chọn bậc sống. Đó là chúng ta có thể chọn sai bậc sống qua việc chúng ta ảo tượng về khả năng của mình, mang ý chí cực đoan về bậc sống, chỉ biết trừu tượng về bậc sống đó, có thành kiến về bậc sống đó. Để có thể không bị chọn sai bậc sống, tác giả cũng đưa ra hai cách. Đó là: cầu nguyện trong khiêm tốn để điều chỉnh ý của ta hợp với ý của Chúa, lắng nghe trong tâm hồn và những người hữu trách.
4. Chương V: Sống cộng đoàn.
Tác giả nêu ra nguyên tắc sống cộng đoàn của thánh Augustinô: “Cùng một tâm hồn, cùng một trái tim hướng về Thiên Chúa”. Nguyên tắc này có ba điểm nhấn quan trọng: tìm kiếm Thiên Chúa, đồng tâm với anh em và tình yêu bác ái. Tác giả cũng nêu ra mối tương quan mật thiết của ba điểm nhấn này là cùng quy về Đức Kitô. Đồng thời qua nguyên tắc này, tác giả cũng chỉ ra sự sa sút, đổ vỡ trong các cộng đoàn, đó là: không tìm kiếm Thiên Chúa nhưng chỉ tìm mình, tìm tư lợi, lợi ích… Bên cạnh đó, chất liệu “xây dựng cộng đoàn” là tình yêu bác ái đã bị cắt xén thay vào đó là tình yêu vị kỷ.
5. Chương VI: Tuổi trẻ tín nhiệm.
Tác giả trình bày rằng, tuổi trẻ ngày nay đang rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng của niềm tin, tín nhiệm. Qua cuộc khủng hoảng của thánh Augustinô như bao nhiêu người trẻ, tác giả đã chỉ ra ba nơi để người trẻ có thể xác tín lại niềm tin, tìm lại sự tín nhiệm, đó là: gia đình – nơi là chỗ dựa an toàn, được trải nghiệm cảm giác tin và yêu nơi bố mẹ và người thân; bạn hữu – là nơi chia sẻ, cảm thông; và cuối cùng là người của Giáo Hội sẽ là bàn tay dắt người trẻ tìm lại chỗ dựa vững chắc là Thiên Chúa, là nguồn hạnh phúc đích thực.
6. Chương VII: Tuổi trẻ biết và tin.
Tác giả nêu ra vấn đề tại sao người trẻ càng muốn biết hơn là tin. Bởi vì khi biết người trẻ có quyền sở hữu, có quyền trên mọi việc và đỡ vất vả hơn tin, được thoả mãn sự tò mò hiểu biết. Tuy nhiên, tác giả cũng minh chứng rằng biết và tin luôn sống chung với nhau, bởi con người chỉ là thụ tạo không thể biết được thế giới thiêng liêng vô hình bằng lý trí mà phải biết bằng niềm tin. Tuy vậy, tin không phải là cuồng tín, bị bỏ bùa mê hoặc, mà tin luôn mang một thái độ nghi ngờ để muốn biết hơn để yêu hơn, tâm hồn luôn cảm thấy thiếu, luôn miệt mài đi tìm chứ không kiêu căng, bất tín.
Nhận định về sách
Qua cuốn sách này, con đã được đánh động và rút ra cho mình nhiều điều trong đời sống tu trì.
Thứ nhất, trên hành trình trở về cùng Chúa, với cái tuổi nhịp đập trái tim nhanh và mạnh, tuổi trẻ bị lôi kéo về phía tội lỗi bởi những thần tượng hay ngẫu tượng mà mình đang chạy theo, bị lôi kéo bởi những hình thức mang hương vị ngọt ngào của tội lỗi, và nếu có muốn quay về thì lại ám ảnh bởi những tội lỗi quá khứ nên từ chối việc quay về. Vì thế, nếu như để cho bản thân hoặc giúp ai đó quay về với Chúa thì phải tạo dựng được lòng can đảm nhìn nhận tội lỗi bản thân và nhận ra những mối đe doạ gây ra tội trong đời sống. Ý chí con người thường yếu đuối, vậy nên phải phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách phòng bệnh mà thánh Augustinô đã trải qua cũng thật đúng với người trẻ ngày nay. Các cách phòng bệnh tội lỗi đó là chống lại thái độ kiêu căng, vì tuổi trẻ năng động, tài năng, có thành công thì dễ tự mãn cậy dựa vào sức mình. Cách thứ hai đó là đặt sự tò mò muốn ham hiểu biết mọi sự trong Đức Kitô bằng việc đón nhận và học hỏi chân lý của Đức Kitô. Cuối cùng, với một trái tim luôn rung động, để tránh bị cuốn vào cơn lốc tình cảm, bị mất tự chủ thì nên quy tình cảm của mình, yêu mọi sự trong Thiên Chúa.
Thứ hai đó là về việc chọn lựa trong bậc sống. Để có thể chọn lựa một bậc sống làm ta có thể hạnh phúc thì phải biết lượng sức mình, không nên ảo tưởng về sức mạng bản thân, không mang một ý chí cực đoan về lựa chọn của mình. Việc lựa chọn bậc sống thích hợp cũng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiểu biết và mang một thành kiến sai lạc về mỗi bậc sống.
Cuối cùng, là bài học về đời sống cộng đoàn. Qua nguyên tắc sống cộng đoàn của thánh Augustinô, đã nhắc nhớ con ý thức trong đời sống cộng đoàn đó là phải quy về Đức Kitô. Bởi vì đời sống cộng đoàn là hình ảnh của sự hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cho nên trong đời sống cộng đoàn tất cả phải cùng nhau tìm kiếm Thiên Chúa. Vậy nên, cần phải loại bỏ tư tưởng sống cộng đoàn là sống nâng đỡ che chở nhau, giúp đỡ học hỏi nhau như trên bình diện xã hội. Còn việc yêu Chúa như thế nào và được Chúa tác động như thế nào là việc của cá nhân không liên quan gì đến nhau. Suy nghĩ này mang một tình yêu vị kỷ, không phải tình yêu bác ái, hiến thân vì mọi người.
Bằng chính đời sống của thánh Augustinô, tác giả đã giúp người đọc phần nào hiểu qua về thánh nhân. Không chỉ thế, tác giả cũng chỉ ra những nét tương đồng của thánh nhân đối với người trẻ ngày nay, để người trẻ có thể lấy chính thánh nhân làm mẫu gương cho đời sống thánh thiện, tránh xa tội lỗi hầu tìm được hạnh phúc đích thực.
(Chủng sinh: Vinh Sơn Mai Văn Quang)
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Louis Chiavario
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: M. Cardo
-
Tác giả: Thánh Augustinô
-
Tác giả: Luc Adrian
-
Tác giả: J. M. Beslay, SDB
-
Tác giả: Y Phan, CMC
-
Tác giả: Nguyễn Bình Tĩnh
-
Tác giả: Thánh Anthanasio
-
Tác giả: Mary Ann Fatula, OP
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Thiên Ân
-
Tác giả: Luy Gonzaga Maria
-
Tác giả: Lương Minh, Đinh Thành
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Francois - Six
-
Tác giả: Joseph Dowyth, SDB
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Cao Viết Tuấn
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Patrick Ahern
-
Tác giả: St. Augustin
-
Tác giả: Francis X. Clark, SJ
-
Tác giả: Sister Mary Teresa
-
Tác giả: A. Richomme
-
Tác giả: Vô danh
-
Tập số: Vol 3
-
Tác giả: Ralph McInerny
-
Tác giả: Teresio Bosco, SDB
-
Tác giả: Furgus Kerr
-
Tác giả: Claude Williamson
-
Tập số: Vol 2Tác giả: Baudot et Chaussin O.S.B.
-
Tập số: Vol 3Tác giả: Baudot et Chaussin O.S.B.
-
Tập số: Vol 4Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 5Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 6Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 7Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 8Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 10Tác giả: Bénédictins de Paris
-
Tập số: Vol 13Tác giả: Bénédictins de Paris