Linh mục đại chúng | |
Phụ đề: | Những kinh nghiệm giúp tổ chức đời linh mục |
Tác giả: | HY. John Carmel Heenan |
Ký hiệu tác giả: |
HE-C |
Dịch giả: | Hương Quê |
DDC: | 248.37 - Hướng dẫn đời sống Giáo sĩ Công giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Những gì tôi không viết | 5 |
Linh mục triều | 8 |
Khiêm nhường | 16 |
Ơn thánh và tội lỗi | 28 |
Cầu nguyện | 38 |
Thánh lễ | 51 |
Với các bệnh nhân | 63 |
Với người nghèo khổ | 78 |
Với các giáo hữu | 88 |
Thăm viếng các gia đình | 104 |
Tổ chức nhà xứ | 122 |
Giao tiếp | 134 |
Trong toàn bộ cuốn sách, tác giả trình bày về người linh mục trong đời sống mục vụ với nhiều khía cạnh. Trong đó, nhiều điều thiếu sót được đề cập đến. Tuy nhiên, các lý thuyết sâu xa về đời sống thiêng liêng của một linh mục sẽ không được tìm thấy. Thông qua cuốn sách này, tác giả muốn trao gửi cho các linh mục trẻ những kinh nghiệm năm tháng sứ vụ của ngài. Và ngài mời gọi từ kinh nghiệm đó, các linh mục sẽ tránh được những sai lầm.
Linh mục triều: Linh mục là người được kêu gọi sống hoàn thiện. Thánh Tô-ma quả quyết: "người ta chờ đợi nơi các linh mục triều một đời hoàn thiện cá nhân sâu xa hơn nơi các tu sĩ". Nhưng ngài phải hoàn thiện như thế nào? ĐHY nêu ra ý kiến của ngài rằng: "trước hết hãy là linh mục và nên như Chúa Ki-tô". Lý tưởng này không hề dễ dàng thực hiện. Đúng hơn, đó là một nghĩa vụ không thể chu toàn do sức riêng mình. Vì vậy, người linh mục phải trông cậy nơi Chúa: "không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" (Ga 15, 5). Ơn thánh luôn đòi hỏi sự cộng tác của người lãnh nhận. Vì vậy, người linh mục luôn phải cố gắng, bởi ngài đã được lãnh nhận chức thánh. Mặc dù được nhận ơn thánh, nhưng những ân huệ do bí tích trao tặng không đảm bảo đời sống thánh thiện cá nhân của người lãnh nhận. Do đó, ngài cũng phải chu toàn các việc đạo đức thường nhật như một tu sĩ. Việc chu toàn đó không phải chỉ trong ngày một ngày hai, nhưng là xuyên suốt cuộc đời người linh mục.
Khiêm nhường: Đức khiêm nhường là một nhân đức thiết yếu cho đời sống linh mục. Người khiêm nhường là người vững chãi như núi đá khó để lay chuyển. Chúa Giê-su mời gọi: "anh em hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng". Chính lời Chúa là nền tảng vững bền. Đó cũng là lời mời gọi người linh mục phải dùng nếp sống của mình để diễn tả tinh thần của Chúa Giê-su. Tuy nhiên, tỏ ra khiêm nhường rất dễ, nhưng sống khiêm nhường lại khó biết bao! Khiêm nhường đòi hỏi người linh mục phải biết kìm hãm những xung động tự nhiên của mình. Thái độ này có vẻ cù lần, nhưng Chúa lại hay ân thưởng những hành động nhân đức ấy. Thực hành khiêm nhường bao giờ cũng đem mại một sự thỏa mãn và bình an trong tâm hồn. Nhìn vào thực tại, có thể thấy nhân đức khiêm nhường rất cần thiết cho đời sống linh mục. Thiên Chúa đã yêu và trao ban chức linh mục cho con người: "không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con". Và hơn nữa, linh mục được lựa chọn để trở nên "nô bộc" vĩ đại của Chúa. Không ai có thể thành người nô bộc hoàn hảo nếu không khiêm nhường.
Ơn thánh và tội lỗi: Sứ mệnh của linh mục là đem ơn cứu độ của Chúa Ki-tô đến cho anh em mình. Chúa Ki-tô đã thắng tội lỗi và trao lại cho thế gian phương thế để chiến thắng là ơn thánh của Người. Cả cuộc đời con người gói gọn trong hai tiếng: ơn thánh và tội lỗi. Do đó, vị linh mục phải có ý thức đúng đắn và linh động về hai danh dự này. Vậy ơn thánh là gì? Ơn thánh là cuộc sống của Chúa Ki-tô trong linh hồn, là chính cuộc sống mà mỗi Ki-tô hữu sống cho Chúa. Đó là nguồn phát sinh mọi uy quyền và nhân đức của tâm hồn Linh mục. Cho dù linh hồn có thể bị vấy bẩn vì tội lỗi, cuộc sống siêu nhiên có thể bị hủy diệt. Nhưng ơn thánh có thể phát triển theo cuộc sống và trở nên nguồn sinh lực, đó là điểm đáng để ý hơn hết. Vị linh mục cần trau dồi đời sống ơn thánh, không phải chỉ nhằm lợi ích riêng, nhưng còn vì lợi ích của đoàn chiên ngài chăn dất. Hơn thế, chỉ khi nào biết quý trọng đời sống ơn thánh, vị linh mục mới có thể khinh ghét tội lỗi. Ơn thánh và tội lỗi là những thực tại lớn nhất trong cuộc đời. Việc vun trồng ơn thánh và xa lánh tội lỗi là việc quan trọng. Vì nếu không, chúng ta sẽ trở thành những bầy tôi bất xứng.
Cầu nguyện: Kinh nguyện cũng rất cần thiết để giữ cho mình một đức tin sống động trong Kinh Thánh, Chúa Giê-su đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của kinh nguyện: "Hãy cầu nguyện để khỏi sa trước cám dỗ" (Mt 26, 41). Thánh Phao-lô cũng khẳng định: "hãy cầu nguyện không ngừng" (1Tx 5, 17), "hãy kiên tâm cầu nguyện" (Cl 4, 2). Những lời khuyên nhủ này, ngài trao gửi mọi tín hữu, nhưng cách riêng cho hàng giáo sĩ. Linh mục triều không hoàn toàn cầu nguyện như linh mục dòng. Một tu sĩ xoay cuộc đời quanh các giờ cầu nguyện, nguyện ngắm; trong khi kinh nguyện của linh mục triều tự nhiên gắn bó với các bệnh nhân, người nghèo khổ và tội nhân hơn là gắn bó với chính mình. Dành một nửa giờ ban sáng để cầu nguyện và rồi bận rộn với với công việc mục vụ không phải chuyện dễ dàng. Thế nhưng, dành cho Chúa nửa giờ lại là tạo cho mình khả năng gieo Thánh Thần trong mọi công việc sẽ thi hành. Hơn thế nữa, các nhà tu đức đều đồng thanh quả quyết: vị linh mục trung thành với giờ nguyện ngắm, sẽ trung thành với giờ suy niệm. Khởi đầu ngày mới bằng cuộc tiếp xúc với Thầy Chí Thánh, linh mục sẽ nhận thức được trở ngại ngăn cách ngài với Chúa. Một nghĩa vụ khác của người linh mục được giáo luật xác định đó là kinh thần vụ. Giữa bộn bề công việc, vị linh mục triều cần một sự sắp xếp thông minh. Nếu không, kinh thần vụ sẽ trở thành gánh nặng. Linh mục đừng từ bỏ thói quen viếng Thánh Thể, vì cuộc đời linh mục là cuộc đời xoay quanh nhà tạm.
Thánh lễ: Thánh lễ là gia bảo của linh mục và của tín hữu. Các linh mục dâng thánh lễ hằng ngày để hiện tại hóa hy tế của Đức Giê-su trên thập giá. Thánh lễ được coi là trung tâm của đời sống. Thánh lễ cũng chính là cơ hội rất quý giá để lãnh nhận ơn thánh. Chính thánh lễ phản ánh lòng nhiệt thành của cuộc đời linh mục. Linh mục nào coi thánh lễ là hoạt động trọng đại nhất trong ngày, sẽ dâng lễ với tất cả tâm tình yêu mến. Trên bàn thờ, linh mục là một người của đại chúng. Vì vậy, ngài phải để ý đến những người mà ngài phục vụ. Ngài cần cử hành thánh lễ đúng giờ, và một khi ra bàn thờ, ngài không có quyền lãng phí thời giờ của giáo hữu. Vì là "nô bộc" của đại chúng, người linh mục đừng nên bắt họ chờ đợi hay chấp nhận những cá tính nhiều khi lập dị của mình. Sau thánh lễ, giờ cảm ơn chịu lễ chính là giây phút vị linh mục thu tích kho tàng ơn thánh. Trong giây phút ấy, vị linh mục hãy khiêm nhượng xin Chúa thứ tha những lỗi lầm riêng, và xin Ngài ban cho những ơn cần thiết để sống và hành động.
Với các bệnh nhân: Linh mục triều không phải những người sống chiêm niệm như những ẩn sĩ. Không ai cho rằng: linh mục triều phải sống một đời sống cầu nguyện. Những người giáo hữu cũng cần sự hiện diện của ngài trong những lúc họ gặp nguy nan. Tất cả các linh mục đã từng lăn lộn trong xứ đạo đều quả quyết: "những giáo dân cần đến các ngài hơn cả chính là bệnh nhân". Khi lui tới với bệnh nhân, người linh mục không chỉ xoa dịu sự đau khổ của bệnh nhân, mà còn thăm viếng chính Chúa Giê-su: "Ta đau ốm, các con đã viếng thăm" (Mt 25, 36). Có thể nói, trong chức vụ linh mục, phụng sự người đau ốm là bổn phận đem lại nhiều an ủi và lợi ích hơn cả. Tuy nhiên, sự thăm viếng của người linh mục phải mang màu sắc khác biệt với những người khác. Ngài không giống bác sĩ chữa trị thể xác, coi bệnh nhân như khách hàng. Bởi vì, ngài là một y sĩ tâm linh với tấm lòng của người cha nhân hậu. Không ai chờ đợi những món quà vật chất nơi linh mục, họ trông đợi ngài đến đem món quà vô giá của chức vị, cùng tình thương của người mục tử. Ngài đến trao tặng họ chức vị linh mục của ngài cùng nguồn sinh lực thiêng liêng phát sinh từ chức vị cao trọng này.
Với người nghèo khổ: Nét son trong cuộc đời công khai của Chúa Giê-su chính là mối thương cảm với người nghèo khổ. Chính Người đã dẫn lời chứng của tiên tri Isaia để nói về mình: "Thánh Thần Chúa ngự trên Tôi, và Người đã xức dầu cho Tôi. Người sai Tôi đi đem tin mừng cho người nghèo khổ". Linh mục là người mặc lấy tâm tình của Đức Ki-tô. Cuộc đời ngài là trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô. Vì thế, linh mục phải bắt chước đức khó nghèo của Người trong tinh thần và quan tâm đến những người anh em nghèo khổ. Cách cư xử đối với người nghèo chính là chỉ số đức khiêm nhường nơi người linh mục. Thái độ đối với người nghèo là điều đáng quan tâm. Vì đó là những người nghèo của Chúa, cho dù sự nghèo khổ đó do chính họ tạo ra.
Với các giáo hữu: Một linh mục phải khiêm tốn trong tâm hồn và nhã nhặn trong hành động. Nếu không, ngài không thể chu toàn nhiệm vụ của một nô bộc trung tín. Linh mục là con người được giáo dục hoàn bị. Ngoài những đức tính và khả năng thiêng liêng người ta muốn ngài phải biết giao tiếp. Đó là 1 tập quán có thể tập luyện. Người linh mục sẽ biết mình lịch thiệp hay không nếu để ý cách ngài cư xử với khách khứa thường nhật. Có thể đối với nhiều người, ngài là một người tươi cười, lịch thiệp. Nhưng ngài lại thiếu nhã nhặn, lạnh nhạt với người giúp việc nhà thờ, hay những người làm ơn cho ngài. Linh mục là con người của đại chúng, vì thế đôi lúc ngài cần “đóng kịch” đôi chút. Đó là một sự hy sinh mà sứ mệnh đòi hỏi. Có những lúc ngài cần biết “tô son, đánh phấn” để che đi những đau đớn, chán chường. Trước giáo hữu, ngài phải mỉm cười với thái độ bình thản, nhưng cũng đừng thái quá, đừng để mình trở thành kịch sĩ thực sự; nghĩa là thiếu thành thực.
Thăm viếng các gia đình. Nhiều linh mục cho rằng: “bổn phận ít hấp dẫn và dễ bị lãng quên nhất là đi thăm các giáo hữu”. Vì không cần xác định thời gian thi hành rõ rệt, bổn phận này càng dễ bị xao lãng. Bên cạnh đó có những khó khăn vô tình cản trở cho nhiều linh mục đi thăm viếng: quá bận rộn với công việc mục vụ, địa bàn mục vụ rộng lớn, sự lười biếng,… Bổn phận nặng nề này phải chen lấn giữa bao bổn phận khác. Nhưng mặc lấy tâm tình của Đức Kitô, nếu là những tông đồ đích thực theo khuân mẫu của Thầy Chí Thánh thì người linh mục cần thâm tín rằng, những giờ đi thăm viếng tương xứng với những hy sinh của mình. Linh mục được mời gọi: “trước hết, hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel” (Mt 10,6). Đó là những người đi lạc khỏi đàn chiên của Chúa. Thứ đến là những người nghèo của Thiên Chúa. Sau cùng là toàn thể cộng đoàn mà ngài được trao phó. Trong sứ vụ truyền giáo, Giáo hội cũng mời gọi các linh mục nghĩ đến những người không Công giáo sống xung quanh. Nhưng vì chưa phải là thánh, linh mục đừng liều lĩnh để mọi người biết từng chi tiết trong đời sống mục vụ của mình.
Tổ chức nhà xứ: Linh mục triều sống 1 đời sống hoàn toàn cô độc ngay cả khi họ sống với 1 vài linh mục khác. Luật sống, ngài phải tự mình thực hiện. Đời linh mục của ngài chỉ lệ thuộc vào Thiên Chúa. Luật sống ngài tự đặt ra là thiên thần duy nhất đảm bảo đời ngài. Tuy nhiên, ngay cả khi có luật sống, ngài cũng phải chiến đấu cho sự quyết tâm. Việc hôm nay mà để đến ngày mai là biểu hiện của sự ươn lười tự bản tính. Ngài cần nhớ rằng: “thời giờ của vị linh mục là của Chúa”. Linh mục cần có 1 thời gian biểu và trung thành thực hiện nó.
Giao tiếp: bổn phận của linh mục triều không chỉ giới hạn trong việc thiêng liêng mà còn trong những công việc đối nhân xử thế. Ngài phải tiếp xúc với giáo dân hằng ngày, đủ mọi thành phần trong xứ. Ngày trước nhân loại được chia thành 3 hạng: đàn ông, đàn bà và trẻ em. Những năm gần đây, có hạng thứ 4 là “thế hệ trẻ”. Các linh mục có nhiều ý kiến trái chiều về hạng người này. Một số linh mục cao niên cho rằng: không nên nuông chiều trẻ thái quá. Một số linh mục trẻ lại cho rằng: rất cần phải níu kéo thanh thiếu niên lại với nhau. Nhưng, sự quan tâm của các linh mục không được thiên lệch. Linh mục bắt đầu sống đời độc thân thường muốn bên cạnh các thiếu niên. Nhưng “với các thiếu niên, hãy dè chừng” (Gương Chúa Giêsu, 11, chương 8).
(Chủng sinh Giuse Phạm Văn Trình)
-
Tác giả: HY. Bertram
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Tốt Nghiệp
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Benoi Valuy, SJ
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Lm. Hồng Nguyên
-
Tác giả: Lm. Hồng Nguyên
-
Tác giả: Gm. Giuse Hoàng Văn Tiệm
-
Tác giả: Dear R. Hoge
-
Tác giả: Bộ Rao Giảng Tin Mừng
-
Tác giả: Athanaxiô Bierbaum, OFM
-
Tác giả: Leo Trese
-
Tác giả: ĐGH. Phaolô VI
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Khảm
-
Tác giả: Joseph Robert
-
Tác giả: HY. Carlo Maria Martini
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Pietro De Paoli
-
Tác giả: Gm. Giuse Vũ Duy Thống
-
Tác giả: Dr.George Manalel V.C
-
Tác giả: André Léonard
-
Tác giả: Ronald D. Witherup, PSS
-
Tác giả: ĐGH. Gioan Phaolô II
-
Tác giả: Gm. Nicolas Huỳnh Văn Nghi
-
Tác giả: Many Authors
-
Tác giả: J. Laplace, SJ
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Lm. Gaston Courtois
-
Tác giả: Mons. Adelfo Ciarappa
-
Tác giả: Leo Trese
-
Tác giả: Alfred Boschi, S.j
-
Tác giả: Pietro Pourrat
-
Tác giả: R. P. Mach
-
Tác giả: Ottilie Mosshamer