Cuộc sống tròn đầy | |
Tác giả: | Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, OP |
Ký hiệu tác giả: |
PH-V |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
1. Những nẻo đường diệu vợi: Tìm một lối đi | 10 |
2. Một thời để sống | 24 |
3. Lao động: nguồn sáng tạo thế giới mới | 40 |
4. Tiền bạc không mua được hạnh phúc | 56 |
5. Những nỗi đau ngọt ngào | 72 |
6. Sự diệu kỳ của năng lực giới tính | 94 |
7. Huyền nhiệm tình yêu | 112 |
I. Nội dung tác phẩm
1. Những nẻo đường diệu vợi: tìm một lối đi.
Tác giả giúp người đọc dễ hình dung khi lấy ví dụ về con ếch nếu nó ra khỏi đáy giếng, nó sẽ chẳng còn bao giờ coi trời như một nắp vung. Để là mình, để thấy cuộc đời tròn đầy ý nghĩa, ta phải lao vào khám phá, tìm ra chân trời mới.
Trong nẻo đường đó, tác giả cũng cần cho ta biết mình; biết rằng mình là độc nhất vô nhị. Sống thật với chính mình qua việc:
- Đón nhận những cảm xúc
- Biết được mình đang muốn điều gì
- Biết người khác nghĩ gì về mình
- Biết những tài năng của mình
Và cuối cùng trong nẻo đường diệu vợi đó, tác giả đi với chính đôi chân của mình để can đảm chọn lựa và chấp nhận hậu quả; học để biết tự lập, phục vụ lẫn nhau và để rồi có trách nhiệm với sự tự do của mình.
2. Một thời để sống
Tác giả tạm ví cuộc đời như mùa xuân; mùa xuân năm nào cũng thế. Có khác chăng chính là sự biến đổi cảm nhận của lòng người. Người không cảm nhận, không rung cảm thì xuân đến rồi xuân hững hờ đi. “Một cuộc đời không được sống thì chẳng có giá trị gì để khám phá”.
Hành trình khám phá cuộc sống của chúng ta là một chuỗi dài những học hỏi và sáng tạo. Có lúc phải vượt qua hố thẳm; rồi đôi khi cần gõ cửa chính tâm hồn mình để rồi trở nên “con người mới”.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – câu nói vẫn được tác giả tiếp tục nhấn mạnh đến để rồi từ đó chính chúng ta sẽ lớn lên nhờ sáng tạo.
3. Lao động: nguồn sáng tạo thế giới mới
Cuộc sống con người mỗi ngày mỗi thăng tiến, mỗi thăng hoa và luôn có khuynh hướng vươn lên. Và theo tác giả, lao động là cách thức chúng ta đi vào hành trình khám phá, định hình, sáng tạo chính cuộc đời của mỗi chúng ta.
Tác giả đặt ra câu hỏi: “Tại sao phải lao động?” và rồi đưa ra từng vấn đề nhỏ để trả lời cho câu hỏi đó:
- Lao động để kiếm tiền
- Để lấp đầy những khát vọng
- Để nâng cao sự hiểu biết về chính mình
- Để tạo niềm vui và hứng thú
- Để xây dựng 1 thế giới tốt đẹp hơn
Và tác giả dành hẳn 1 phần để nêu quan niệm của Kitô giáo về lao động:
- Lao động là tham dự vào việc sáng tạo của Thiên Chúa
- Chính Đức Giêsu – con người của lao động
- Giáo hội xác định giá trị của lao động
Tác giả còn giúp cho người đọc chọn lựa được công việc phù hợp cho cuộc sống dựa vào việc lượng định chính mình; qua sự thích thú, tính cách riêng, năng khiếu và không rập khuôn,… để rồi thông qua đó ta định hướng được cuộc đời ta.
4. Tiền bạc không mua được hạnh phúc
Tác giả muốn người đọc biết đặt đồng tiền vào đúng vị trí của nó. Việc chọn lựa và sử dụng tiền bạc là thách đố khôn cùng. Vì thế tác giả muốn hướng người đọc đến việc ý thức như thế nào là đủ; đừng cho mình những tham vọng thái quá hay đừng lẫn lộn giữa ham muốn và nhu cầu.
Tiếp đến tác giả vẽ ra cho người đọc hướng đi của người Kitô hữu: vạch trần những ảo tưởng qua việc:
- Cảnh giác với sự giàu có
- Nâng niu quà tặng tự do đừng để mình bị phụ thuộc
- Tinh thần chia sẻ
- Tinh thần giản dị
- Sự công bằng
5. Những nỗi đau ngọt ngào
Tác giả dùng tựa đề có vẻ gây khó chịu nhưng dù muốn dù không, vấn đề chúng ta vẫn phải đối diện. Ta tích cực đón nhận, và tìm ra nơi nỗi đau khổ ấy 1 ý nghĩa.
Cuộc đời là một trải qua bể dâu cần phải có những móc nối cần thiết và những đau khổ dường như vô nghĩa và mang đến cho ta cảm giác hoàn toàn sụp đổ. Liệu rằng ta luôn đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao tôi lại phải rơi vào sự đau khổ?” Và dưới con mắt đức tin liệu rằng có phải Thiên Chúa cho phép đau khổ xảy ra? Thiên Chúa muốn tôi phải đau khổ? Đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa bởi Ngài không can thiệp trực tiếp vào những định luật tự nhiên, Ngài muốn chúng vận hành một cách tự nhiên khi Ngài tạo dựng nên chúng. Và cuối cùng con người đau khổ là một mầu nhiệm.
Kitô hữu không lẩn tránh, nhưng đối diện với đau khổ và coi đau khổ như trung tâm của màu nhiệm vượt qua, mầu nhiệm vượt qua và phục sinh như chính Đức Giêsu – Đấng Cứu độ bằng con đường đau khổ.
Và cuối cùng cần biến đổi đau khổ qua:
- Chấp nhận những rủi ro
- Lạc quan trong đời sống
- Thừa nhận những mất mát
- Thể hiện cảm xúc của mình
- Đừng ngồi yên chờ sung sướng
6. Sự diệu kì của năng lực giới tính
Bản năng giới tính thường bị coi thường, coi là xấu xa và cấm kị. Người ta tò mò khám phá, có khi sợ hãi trốn chạy hoặc lại phóng túng tìm lạc thú. Tuy nhiên, tác giả muốn ta hiểu và sống đúng với nguồn năng lực này, con người cần được khai mở, cần được giáo dục; nếu không người ta sẽ sống với khả năng “rừng rú”, “hoang dã” của mình.
Chúng ta được sáng tạo ra như những thụ tạo mang bản năng giới tính, có nam, có nữ. Chính yếu tố giới tính này nằm trong mỗi người và định hình họ là ai. Giới tính như là thành phần cơ bản, cốt yếu, trung tâm của con người. Nó có sức mạnh riêng của nó, và trong tình yêu nó như một món quà đặc biệt.
Qua đó, ta cũng cần phải biết tôn trọng chính mình với giới tính riêng biệt. Có cái nhìn tích cực về thân xác con người; những nét khác biệt và hoà hợp trong giới tính. Đặc biệt cần loại trừ ngay khi tính dục lệch lạc.
Cuối cùng, cần có đời sống khiết tịnh: cách thức diễn tả tính dục trọn vẹn. Đời sống khiết tịnh không chỉ dành riêng cho giới tu trì nhưng còn là đòi hỏi của những người sống đời hôn nhân. Sự khiết tịnh bao gồm trọn vẹn đời sống của con người, làm nên một sự thống nhất hài hoà giữa tâm hồn và thể xác, giữa cảm xúc và ngôn ngữ biểu hiện.
7. Huyền nhiệm tình yêu
Một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người là yêu và được yêu. Thiếu tình yêu người ta không thể lớn lên được, không thể quân bình và không thể sống tròn đầy.
Trước hết, tác giả muốn người đọc hãy cho mình một định nghĩa: “Tình yêu là gì?” Tình yêu là tìm kiếm và thăng tiến, là không hướng về mình, không tìm lợi ích cho bản thân, nhưng là hướng về người khác và là yêu thương vô điều kiện. Để rồi chúng ta không bị níu chân bởi một thứ tình yêu hạ đẳng, coi tình yêu như là cách thức lấp đầy những khoảng trống nhưng là mang trong mình tình yêu cứu độ thế giới.
Tình yêu tự bản chất nó mang trong mình muôn màu muôn vẻ: Yêu chính mình, tình bạn, tình đôi lứa, tình yêu gia đình,… và có một tình yêu tuyệt đối và hoàn hảo đó là tình yêu Thiên Chúa. Và đương nhiên đã có tình yêu là có thử thách hay khi chính lúc yêu cũng là thử thách. Đừng để chữ yêu được dùng như một ngôn ngữ rẻ tiền. Đôi khi nó còn kèm theo cả sự từ chối. Hãy biết chọn cho mình những cử chỉ yêu thương thích hợp như ta sắp xếp các nốt nhạc vào giai điệu của bản tình ca. Hãy chọn cho mình những nốt nhạc đẹp nhất để tạo thành một bản trường ca cuộc sống thương mến.
II. Nhận định
Đây là một cuốn sách tương đối hấp dẫn. Nó giúp chúng ta định hướng lại hình dáng cuộc đời vốn đang méo mó trong một xã hội quá đỗi thực dụng. Tác giả giúp ta nắn lại những nét vẽ cuộc đời bằng những nét mềm mại hơn qua những khía cạnh tuy đơn giản nhưng đầy tính thực tế. Từ đó giúp “cuộc sống tròn đầy” đúng như cái tên tác giả đặt cho tác phẩm của mình.
- Hạn chế: tác phẩm đã xuất bản khá lâu nên đôi khi có một số ví dụ còn chưa chạm được thực tế cuộc sống hiện nay.
(Chủng sinh: Antôn Phạm Đức Thịnh)
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Robert J. Furey
-
Tác giả: Song Bong-Mo, S.J
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer
-
Tác giả: Charles de Foucauld