Chúa gọi tên tôi | |
Phụ đề: | Cuộc sống quả thực đầy ý nghĩa, quý giá và tuyệt đẹp! |
Nguyên tác: | The Lord Call My Name |
Tác giả: | Song Bong-Mo, S.J |
Ký hiệu tác giả: |
MO-S |
Dịch giả: | Phêrô Nguyễn Quý Khôi |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Đôi lời của người dịch | 7 |
Giới thiệu | 9 |
I. Hồng ân tiếng gọi | 15 |
II. Yếu tính của tiếng gọi | 23 |
Chúa gọi đích danh chúng ta | 25 |
Thái độ của chúng ta đối với tiếng gọi | 33 |
III. Người giáo dân sống ơn gọi | 37 |
Nhận hiểu đúng đắn về giáo dân | 39 |
Sống ơn gọi giáo dân | 43 |
Duy chỉ là một nghề nghiệp hay là một ơn gọi? | 57 |
Thái độ thực thi tiếng gọi của chúng ta | 62 |
IV. Cho những ai tìm kiếm ơn gọi phục vụ hôm nay | 76 |
V. Hy sinh và dấn thân để trở nên môn đệ của Đức Giê su | 86 |
Tự do khỏi những ràng buộc gia đình | 89 |
Từ bỏ chính mình | 95 |
Vác thập giá mình | 108 |
Kết luận | 117 |
Đôi dòng về tác giả | 123 |
- Hồng ân tiếng gọi
Tác giả khẳng định chỉ khi Thiên Chúa kêu gọi chúng ta và chúng ta đáp trả tiếng gọi ấy thì khi đó chúng ta mới bắt đầu nhận biết ý nghĩa cuộc sống. Dầu rằng có đôi lúc ta tự đặt câu hỏi mơ hồ: “Thật sự ta được Chúa gọi hay không”. Tuy nhiên ta cần thời gian và nhẫn nại chờ đợi.
2. Yếu tính của tiếng gọi.
Tác giả chỉ ra hai yếu tố:
- Chúa gọi đích danh chúng ta: tác giả chỉ ra không ai trong chúng ta đã được gọi nhờ vào một người khác bởi vì họ chỉ là công cụ để Chúa gọi chúng ta. Chính Đức Giê-su là Đấng kêu gọi ta thôi. Và cách Ngài gọi ta không phải chỉ ở nơi linh thánh nhưng tiếng Người gọi ta là nơi ta đang vất vả lao nhọc. Khi Người gọi ta, Người chỉ cần ta đi theo Người, yêu mến và dấn thân cho Người cách cá vị.
- Thái độ của ta đối với tiếng gọi: Tác giả chỉ ra Lời Chúa kêu gọi theo Người không hàm chứa tính ép buộc. Ta đáp trả lời mời gọi đó phải là tự nguyện và tích cực. Tuy nhiên không phải ai cũng đón nhận nó với niềm hân hoan cả.
3. Người giáo dân sống ơn gọi
Tác giả giúp ta hiểu rõ và xác tín hơn về từ “giáo dân” đó chính là “dân Thiên Chúa” và là người tuyến đầu trong công cuộc xây dựng Nước Chúa.
Kế đến, ngài chỉ ra cho ta thấy “dân thánh của Thiên Chúa” nên ta phải làm sao để sự thánh thiêng đó không chỉ có trong đời sống tu trì nhưng có ngay trong cả đời sống thường ngày. Tác giả chỉ ra cho ta một vài nhân vật: Henry III, Wiliam Wilberforce, người nội trợ,…
Tiếp nữa, tác giả muốn để chúng ta làm những công việc của mình thường ngày thay vì làm cách máy móc thì hãy đặt tình yêu vào đó và nghĩ rằng chính ta đang làm cho Chúa chứ không phải cho ta.
Và cuối cùng là thái độ của ta với tiếng gọi. Tác giả muốn ta đáp lại với trọn tâm hồn, dù có đôi lúc khó khăn thì hãy nỗ lực hết mình và tìm ra những gì mang lại động lực cho đời sống mình khi rơi vào tình trạng đó. Và cùng đích cuối là để làm vinh danh Chúa hơn.
4. Cho những ai phục vụ hôm nay
Tác giả hướng chúng ta – những người phụng sự Thiên Chúa trong Giáo Hội hay giữa đời thường – hãy chú tâm đến “tiếng gọi của Đấng Quan Phòng”. Và cách để có thể nhận ra tiếng gọi đó cách tốt nhất là hãy hỏi người câu hỏi về bạn: “Bạn nghĩ tôi có thể làm tốt việc gì?, theo bạn đâu là ưu điểm của tôi?” hay hỏi chính mình: “Ngẫm lại quá khứ, tôi đã thể hiện tốt nhất tài năng của mình khi nào? Tôi có bền đỗ trong tấm lòng không?”
5. Hy sinh và dấn thân để trở nên môn đệ của Đức Giê-su
Tác giả đưa đến cho chúng ta ba cách thức:
- Tự do khỏi ràng buộc gia đình.
- Từ bỏ chính mình:
+ Từ bỏ chính mình là cởi bỏ “con người cũ” và mặc lấy “con người mới”
+ Điều cần chú ý, bỏ mình khác với coi thường chính mình. Chấp nhận giới hạn của mình khác với khinh miệt chính mình.
+ Đôi khi cởi bỏ ngay cả một bản ngã lành mạnh.
- Vác thập giá:
+ Thập giá ở đây chỉ vì Tin Mừng và vì Đức Giê-su mà thôi
+ Vác thập giá nghĩa là chịu chết, trở thành một người tuẫn đạo: tuẫn đạo đỏ, tuẫn đạo trắng.
Nhận định:
Tác giả đã viết tác phẩm này để khảo sát một số khía cạnh của ơn gọi giáo dân. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dân trong Giáo Hội, và cho thấy bằng cách nào họ có thể đáp trả tiếng gọi rất riêng tư của mình trong nhiều cảnh vực khác nhau của đời sống. Tiếng gọi ấy không chỉ được đáp trả một lần thay cho tất cả, nhưng là câu chuyện đầy kịch tính kéo dài cả đời người.
Đồng thời, tác phẩm cũng hun đúc ngọn lửa dấn thân cho con đường của những người đang trên hành trình bước theo Chúa. Việc đó được thực hiện trong các việc nhỏ bé thường ngày nhưng lại vô cùng hiệu quả.
(Chungr sinh: Antôn Phạm Đức Thịnh)
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Robert J. Furey
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer
-
Tác giả: Charles de Foucauld
-
Tác giả: Anna Corse