Cuộc đời đáng sống | |
Nguyên tác: | Life is worth living |
Tác giả: | HY. Fulton Sheen |
Ký hiệu tác giả: |
SH-F |
Dịch giả: | Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O.Cist |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Đôi lời về tác giả | 5 |
Lời giới thiệu | 7 |
Chương 1: Thánh hóa cuốc sống hàng ngày | 9 |
Chương 2: Hài lòng với cuộc sống | 21 |
Chương 3: Lương tâm, nhà lập pháp nội tâm | 24 |
Chương 4: Đức khiêm nhường | 26 |
Chương 5: Tuổi thiếu niên | 28 |
Chương 6: Những nét tiêu biểu cua tuổi thiếu niên | 32 |
Chương 7: Tình yêu của giới trẻ | 35 |
Chương 8: Những khoảnh khắc quyết định | 38 |
Chương 9: Niềm vui | 41 |
Chương 10: Gặp gỡ Thiên Chúa | 44 |
Chương 11: Bình an nội tâm | 47 |
Chương 12: Tôn giáo đã đi vào tiềm thức | 50 |
Chương 13: Các tôi và luật luân lý | 53 |
Chương 14: Thiên Chúa ở nơi mọi thụ tạo vì ngài là Đấng Tạo Hóa | 55 |
Chương 15: Trở về với hư vô | 57 |
Chương 16: Thói quen | 59 |
Chương 17: Làm sao bỏ được tật xấu | 63 |
Chương 18: Mục đích cuộc đời | 66 |
Chương 19: Cuộc đời đáng sống | 69 |
Chương 20: Phủi tay | 72 |
Chương 21: Mật mỏi | 75 |
Chương 22: Tha thứ | 80 |
Chương 23: Tính sầu muộn | 83 |
Chương 24: Đời sống nội tâm | 91 |
Chương 25: Tình yêu | 94 |
Chương 26: Tính dục | 97 |
Chương 27: Mầu nhiệm của tình yêu | 101 |
Chương 28: Thát tình mới nhận ra tình | 104 |
Chương 29: Tự chế | 107 |
Chương 30: Tâm lý học vẻ lao động | 109 |
Chương 3 1: Nghỉ ngơi | 1 1 2 |
Chương 32: Sức khoẻ và sự thánh thiện | 1 1 5 |
Chương 33: Sợ hãi và đạo đức | 1 18 |
Chương 34: Sự dịu dàng và quyền lực | 121 |
Chương 35: Vấn đề ban tặng | 1 24 |
Chương 36: Hiểu biết những người khác | 127 |
Chương 37: Tinh thần phục vụ | 1 29 |
Chương 38: Ba thành tố của Tình yêu | 132 |
Chương 39: Nói hành | 136 |
Chương 40: Bạn có hạnh phúc không? | 139 |
Chương 41: Con người của đám đông | 147 |
Chương 42: Sự kéo dài của việc nhập thẻ | 1 50 |
Chương 43: Cầu nguyện và suy niệm | 1 52 |
Chương 44: Tính ích kỷ | 158 |
Chương 45: Lịch sự | 162 |
Chương 46: Triết lý vẻ thú vui | 164 |
Chương 47: Triết lý vẻ bác ái | 167 |
Chương 48: Bình an | 170 |
Chương 49: Thưa “Vâng” hay thưa “Không” với số phận đời đời | 172 |
Chương 50: Ân sủng và Đức tin trong đời sống Kitô hữu | 175 |
Chương 51: Lòng nhân từ phải đi đôi với công bằng | 182 |
Chương 52: Tĩnh tâm và suy niệm | 185 |
Chương 53: Những con người “tốt”.... | 188 |
Chương 54: Sự tiến bộ | 191 |
I. Tổng quan tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả
Đấng Đáng kính - Tổng Giám Mục Fulton Sheen (1895-1979) là người của Chúa và là một học giả Công giáo nổi tiếng. Là một Giám mục thông minh và khôn ngoan. Ngài là vị khách mời đặc biệt của một chương trình phát thanh hàng tuần gọi là “Giờ Công giáo”. Năm 1951, ngài bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình “đời đáng sống”. Chẳng bao lâu hằng tuần có đến 30 triệu người Mỹ đã xem chương trình của ngài. Ngài luôn trung thành với thói quen cầu nguyện một giờ trước Thánh Thể suốt hơn 60 năm. Khi ngài qua đời ngày 9/12/1979, người ta tìm thấy thi hài của ngài trước Thánh Thể trong nhà nguyện riêng. Đức Tổng Giám mục Sheen đã viết 66 cuốn sách trong suốt cuộc đời. “Cuộc đời đáng sống” là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ngài.
2. Tác phẩm
“Cuộc đời đáng sống” có nguyên tác là “Life is worth living", được chuyển ngữ bởi cha Montfort Phạm Quốc Huyên và Eymard Nguyễn Trọng Tôn. Tác phẩm được liên kết xuất bản với nhà sách Hoàng Mai, được ra mắt quý bạn đọc vào quý III/2018.
Tác phẩm gồm 195 trang bao gồm cả lời giới thiệu và mục lục. Được chia làm 54 chương, mỗi chương là một nội dung, một phương thế giúp tạo cho bản thân một sự bình an vững chắc trong tâm hồn để luôn hài lòng với cuộc sống. Vì tác phẩm gồm nhiều chương nhỏ nên xin tóm gọn các chương thành 2 phần: Phần I. Quy hướng về Thiên Chúa – Đời sống nội tâm (4 chương) và Phần II. Luyện tập nhân đức (10 chương).
II. Tổng quan về nội dung
Phần I. Quy hướng về Thiên Chúa- Đời sống nội tâm
Chương 1. Mục đích của cuộc đời
Quyết định đầu tiên mỗi lữ khách phải thực hiện là chọn đích đến. Chỉ ai biết chọn Thiên Chúa làm mục đích của cuộc đời thì hạnh phúc đạt được không chỉ giới hạn trong cõi đời chóng qua này, mà còn cho linh hồn của chúng ta nữa. Mục đích sống thật sự phải cứu xét đến bản chất con người: sinh ra để làm gì và khao khát những gì. Chúng ta biết rằng chân lý hoàn hảo và sự thiện tối cao chỉ có nơi Thiên Chúa và chúng ta chỉ đạt được sự viên mãn trong Ngài mà thôi. Cuộc sống hiện tại là sự chuẩn bị để được sống hạnh phúc với Thiên Chúa trong vĩnh cửu. Cuộc đời đáng sống khi chúng ta mỗi ngày sống thánh thiện để trở nên gần Thiên Chúa hơn.
Chương 2. Gặp gỡ Thiều Chúa
Con người ngày nay không đến với Thiên Chúa qua trật tự của vũ trụ. Họ đến với Thiên Chúa qua những xáo trộn trong con người của họ. Một trong những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa thông thường nhất là trong lúc trống rỗng, chán chường, thất vọng. Tiến sĩ phân tâm học Igor Casuro gọi đó là “nhu cầu được cứu độ”. Đấng có thể đi vào khoảng trống đó là Thiên Chúa, nhưng không ai có thể buộc Ngài đi vào. Con người có thể đóng cửa lòng mình lại mà không đón tiếp Chúa. Con người cầu phải có ơn Chúa và sự khôn ngoan trong việc nhận biết Thiên Chúa. Chúng ta cần khôn ngoan để làm những quyết định quan trọng và câu trả lời đúng đắn đến từ Thiên Chúa.
Chương 3. Thánh hóa cuộc sống hàng ngày.
Hàng triệu người ngày nay đang ở trong tình trạng “sống trong thất vọng âm thầm” họ đang hoang mang, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và nản lòng. Việc sống trong thất vọng là hậu quả từ thất bại đã xảy ra hoặc có thể trong tương lai. Mọi sự bất hạnh đầu xảy ra từ việc tập trung thái quá vào quá khứ hay quá bận tâm đến tương lai. Thêm vào đó là trường hợp lo âu, bất an, bận tâm đến quá khứ và tương lai vì vấn đề luân lý. Lo âu vì tội lỗi là trong quá khứ và lo sợ sự phán xét của Thiên chúa.
Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ngài ban cho chúng ta hai phương thức chữa lành đó là: Bí tích Giao hòa và việc thánh hóa giây phút hiện tại.
Bên cạnh đó, Thiên Chúa đã và đang gửi đến những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Dù có nỗi cay đắng, sự ngọt ngào, niềm vui hay nỗi buồn của mỗi giây phút đã qua là chất liệu thô sơ của sự thánh thiện. Ngay cả trong những sự kiện làm chúng ta đau buồn thì cánh tay Thiên Chúa vẫn đang vươn ra để yêu thương và chăm sóc chúng ta vì chính Chúa cũng đã đi qua thập giá để bước đến vinh quang.
Tính hài lòng với cuộc sống không phải là một nhân đức bẩm sinh. Nguyên nhân căn bản gây ra tình bất mãn là tính ích kỷ, lòng ghen tị và lòng tham. Chúng ta cần biết kiềm chế, nhận thức sự giới hạn của mình.
Chương 4: Đời sống nội tâm.
Các tâm hồn ngày nay có thể gặp gỡ Thiên Chúa ngay khi họ cảm thấy xa cách Ngài trong cơn tuyệt vọng. Vì đối với một tâm hồn trống rỗng, Thiên Chúa có thể lấp đầy. Chúng ta cần sống với chính mình, sống với cái “là” chứ không phải sống theo cái chúng ta “có”. Cố gắng chu toàn thánh ý Chúa, vươn tới với Đấng là Chân - Thiện- Mỹ.
Cầu nguyện không chỉ là cho Thiên Chúa biết những nhu cầu của chúng ta, vì Thiên Chúa đã biết trước khi chúng ta xin. Nhưng trên hết, đó là thời gian chúng ta giãi bày với Ngài, tạo cơ hội để Thiên Chúa ban các ơn huệ của Ngài cho chúng ta khi chúng ta sẵn sàng lãnh nhận chúng. Nếu một người suy niệm liên lỉ về Thiên Chúa, một thay đổi lớn sẽ xảy ra trong cách cư xử và cách sống của người ấy.
Phần 2. Luyện tập nhân đức
Chương 1: Đức khiêm nhường.
Nguyên nhân chính khiến người ta không hạnh phúc là tính ích kỷ. Thánh Gioan nói: “Ta phải nhỏ đi, còn Người phải lớn lên”. Cái ly phải rỗng thì mới đổ được đầy nước. Chỉ khi nào cái tôi nhỏ đi thì Thiên Chúa mới có thể đổ hồng ân của Ngài được. Người khiêm nhường luôn chú tâm đến lỗi lầm của mình chứ không để ý đến lỗi lầm của người khác. Những bông lúa chín mang nhiều hạt luôn trĩu xuống thấp nhất.
Chương 2: Niềm vui.
Không có niềm vui nào trường tồn và tràn đầy nếu không có một lương tâm tốt. Người ta không thể lan toả hạnh phúc ra bên ngoài nếu như bên trong người ấy không hạnh phúc. Cảm nghiệm niềm vui lúc thuận tiện cũng như trong nghịch cảnh vì chính Chúa đã đi qua thập giá để đến Phục sinh vinh quang. Như thánh Phaolô: “Hãy vui luôn trong Chúa, tôi nhắc lại: Hãy vui luôn”.
Chương 3 Thói quen và làm sao bỏ được tật xấu
Ngay từ ban đầu, điều quan trọng là vun trồng những lý tưởng cao đẹp, tốt lành. Mục đích của ý chí là nhổ rễ tận diệt lòng ao ước sự dữ. Tỉnh thức là điều cần thiết để tránh các dịp tội. Một môi trường lành mạnh làm giảm bớt sự tái phát các nết xấu. Có 4 phương thế để loại bỏ tật xấu:
- Tự xét mình
- Tránh xa dịp tội
- Ý chí cương quyết
- Cần có lòng yêu mến
Chúng ta không thể tiêu diệt thói xấu một cách hữu hiệu nếu không nối kết cuộc đời với Thiên Chúa.
Chương 4: Trung thực.
“Không có gì che giấu mà sẽ không lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết” (Lc 12,2). Mọi điều làm trong bóng tối sẽ bị đem ra ánh sáng. Tâm hồn lo âu, sự hãi sợ bị phát hiện. Chúng ta cần sống giá trị của sự thật, tránh xa dịp tội, hãy kính sợ và yêu mến Thiên Chúa.
Chương 5. Tha thứ
Mức độ hận thù ngày càng gia tăng, phần lớn là do tội lỗi gây nên. Kẻ nào căm thù bản thân mình thì sẽ căm ghét đồng loại. Phương thế duy nhất tiêu diệt lòng hận thù là nhịn nhục rồi biến đổi nó thành yêu thương. Chúng ta khó lòng có thể tha thứ cho người khác nếu không biết rằng Thiên Chúa đã vô số lần tha thứ cho chúng ta. Cầu nguyện và xin ơn Chúa để luyện tập sự tha thứ: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em”.
Chương 6: Mệt mỏi, tính sầu muộn.
Sự mệt mỏi đến cả từ thể lý và tâm hồn. Có ba cách để vượt thắng sự mệt mỏi:
1) Có một ý tưởng chủ đạo: nhận ra được vai trò của chúng ta được dựng nên để hưởng hạnh phúc. Chúng ta thỏa mãn cả lý trí và ý chí. Chúng ta nỗ lực và sự thật hoàn hảo, đó là Thiên Chúa.
2) Tăng cường ý chí, cầu nguyện để xin ơn Chúa sức mạnh, kiên trì luyện tập ý chí
3) Sự trợ giúp từ sức mạnh bên ngoài: Gắn bó với Thiên Chúa, xin ơn Ngài trợ lực, để hưởng sự bình an nội tâm.
Chương 7: Nghỉ ngơi
Sự nghỉ ngơi đích thực chính là lùi lại để duyệt xem những hoạt động xảy đến mọi ngày của chúng ta. Tất cả mọi công việc hàng ngày đều hướng vào việc phụng sự Chúa. Chúa nói: “Hãy đến với tôi, hỡi tất cả những ai gồng gánh nặng nề, tôi sẽ bổ sức cho”.
Chương 8: Tình thầu phục vụ
Chính Thiên Chúa là mẫu gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Yêu thương và phục vụ đi liền với nhau. Phục vụ là biết quên mình đi. Hãy nhìn sự phục vụ như quy hướng về Thiên Chúa “không có tình yêu nào cao quí hơn tình yêu của người chết cho người mình yêu”.
Chương 9: Tính ích kỷ
Ích kỷ là yêu bản thân sai cách, đó là khi ta lãnh đạm vô cảm trước những đau khổ của người khác, không quan tâm đến người khác. Mọi tính toán ích kỷ đều đưa lại sự bất hạnh. Cách chữa trị là hãy trao ban cách quảng đại cho người lân cận những gì mình đã lãnh nhận, bởi vì họ chính là “một cái tôi khác” của tôi. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về con chiên lạc. Chúng ta cần phải ý thức rằng mọi người đều là anh chị em của nhau. Hơn nữa, để có thể luyện tập thay đổi tính ích kỷ, chúng ta cần nhận ra tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho con người.
Chương 10: Lịch sự
Lịch sự là lòng can đảm của tâm hồn, là sự thánh thiện. Lịch sự là ân huệ của Thiên Chúa ban cho. “Hãy làm cho người khác những gì mà bạn muốn họ làm cho bạn”. Lịch sự là giá trị, cốt cách của một con người, là con cái của Thiên Chúa. Lịch sự là yêu thương trong hành động Lịch sự là hoa trái của bác ái.
III - Nhận định tác phẩm.
1. Điểm tích cực
Đây là cuốn sách khá hay và hấp dẫn về con đường dẫn đến hạnh phúc, mục đích chính yếu của chúng ta trong cuộc đời. Là một Giám mục thông minh và khôn ngoan, ngài đã chỉ ra những yếu tố, các thói xấu làm mất đi hạnh phúc của con người, tính ích kỷ, sự chán nản, đau khổ và thất vọng.
Ngài nói với chúng ta: “Tính hài lòng với cuộc sống không phải là nhân đức bẩm sinh”. Như vậy với nỗ lực và quyết tâm, chúng ta có thể luyện tập được đức tính đó. Qua cuốn sách, người đọc có thể thấy phảng phất hình ảnh của chính mình, nhất là qua nhãn quan sắc bén và tầm hiểu biết sâu rộng, qua chính kinh nghiệm của tác giả.
Cuốn sách rất hữu ích cho những ai đang sống trong sự tuyệt vọng, hoang mang, đau khổ... Nhờ đó, giúp chúng ta các phương thế để tạo cho mình một sự bình an trong tâm hồn để luôn hài lòng với cuộc sống.
2. Điểm hạn chế
Tác phẩm gồm nhiều chủ đề và được chia ra làm nhiều chương nhỏ, cụ thể là 54 chương. Về bố cục, việc chia như vậy khiến người đọc khó có thể nắm bắt được hết nội dung của tác giả muốn nói. Nhiều chương có các chủ đề và nội dung khá giống nhau (chương 5 và chương 6 đều nói về tuổi thiếu niên; chương 24,43,52 đều nói về đời sống nội tâm).
(Chủng sinh: Đaminh Phạm Văn Hiển)
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Robert J. Furey
-
Tác giả: Song Bong-Mo, S.J
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer
-
Tác giả: Charles de Foucauld
-
Tác giả: Anna Corse