Cái đẹp cứu rỗi thế giới | |
Nguyên tác: | Saving Beauty and Enjoying God's Beauty |
Tác giả: | HY. Carlo Maria Martini, John Navone |
Ký hiệu tác giả: |
MA-C |
Dịch giả: | Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O.Cist |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
PHẦN I: CÁI ĐẸP CỨU RỖI THẾ GIỚI | 5 |
Chương I: Cái đẹp cứu rỗi thế giới là gì? | 16 |
Chương II: Mặc khải về Cái Đẹp cứu rỗi thế giới | 23 |
Chương III: Làm chứng cho Cái Đẹp cứu rỗi thế giới | 33 |
PHẦN II: VUI HƯỞNG VẺ ĐẸP CỦA THIÊN CHÚA | 45 |
Chương IV: Nhìn thấy vẻ đẹp của của Thiên Chúa | 45 |
Chương V: Các cửa sổ của Cái Đẹp | 54 |
Chương VI: Trong một tấm kính mờ | 60 |
Chương VII: Thời gian để vui hưởng | 65 |
Chương VIII: Cái nhìn yêu thương | 68 |
PHẦN III: CHÚA LÀ HY VỌNG ĐỜI CON | 71 |
Chương IX: Ngày tận thế | 72 |
Chương X: Đứng trước ngưỡng cửa | 114 |
Chương XI: Trong mầu nhiệm | 149 |
Chương XII: Theo Lời Ngài con xin thả lưới | 190 |
1. Tác giả: Đức Hồng y Carlo Martini và John Navone
Chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O.Cist
2. Tác phẩm: Cuốn sách “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” là một lá thư mục vụ của Đức Hồng y Carlo Martini gửi các tín hữu trong giáo phận. Sách dài 212 trang; nguyên tác "Saving Beauty and Enjoying God's Navone”; do Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O.Cist chuyển ngữ, NXB Hồng Đức, TP.HCM 2021.
3. Bối cảnh ra đời: Bước sang năm 2000, năm nằm giữa hai thiên niên kỷ, ĐHY gửi lá thư mục vụ nhằm giúp tín hữu cảm nghiệm về việc trải qua thiên niên kỷ trong sự tròn đầy của nó. Trong việc nhìn lại Mầu nhiệm Nhập thể với 20 thế kỷ qua; suy ngẫm về ý nghĩa thời gian, lịch sử, các biến cố và nhìn nhận các thương tổn của nhân loại trong Ánh sáng mầu nhiệm Ba Ngôi chí thánh.
Được gợi hứng từ câu hỏi của Dostoyevki trong cuốn tiểu thuyết “Chàng Ngốc” – “Cái đẹp nào sẽ cứu rỗi thế giới?”. Theo ĐHY, “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới là tình yêu nhân hậu chia sẻ nỗi đau đớn”. Cái đẹp ấy được quy hướng về cuộc biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor và đụng chạm đến mọi khía cạnh cuộc sống chúng ta. Lá thư mục vụ được soạn như một bài suy niệm về cuộc hiển dung của Chúa Giêsu, điều chủ yếu là vẻ đẹp của việc mặc khải Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chương 1 - Cái đẹp cứu rỗi thế giới là gì?
Trong phần một, tác giả cho chúng ta hiểu Cái đẹp cứu rỗi thế giới, qua việc đặt câu hỏi: Cái đẹp cứu rỗi thế giới là gì? Đặt vào tâm trạng của các tông đồ khi được Chúa Giê-su mời lên núi, với việc đặt một loạt câu hỏi: Theo cách nào mà vị Tôn sư này đã có thể thực hiện những điều kì diệu? Làm thế nào một người tốt lành và yêu thương như thế đã đi vào thực trạng của một thế giới xấu xa như vậy? Có ý nghĩa gì khi Ngài nói về số phận phải chết trong đau khổ?... Đó cũng là câu hỏi của chúng ta trong thời đại khi đối diện với những thương tổn, thảm kịch của nhân loại từ chiến tranh, xung đột, ý thức hệ... Làm thế nào vẻ đẹp dịu dàng của Đấng đã chịu đóng đinh, đã sống lại, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại yếm thế và tàn nhẫn này? Tại sao Thiên Chúa giàu lòng thương xót lại im lặng trước các thảm kịch và cho phép thù hận xảy ra giữa các thụ tạo”. ĐHY mời gọi chúng ta quy hướng về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu để tìm được sự an ủi và thấy được ý nghĩa vẻ đẹp của Thập giá, vẻ đẹp dâng hiến (x.19). “Cái đẹp cứu rỗi thế giới, Cái đẹp dâng hiến chính mình với tư cách là ánh sáng và sức mạnh trong cảnh bối rối và đau khổ của thời đại.
Chương 2. Mặc khải về Cái đẹp cứu rỗi thế giới
Trong Kinh Thánh núi là nơi Thiên Chúa mặc khải, nơi Thiên Chúa nói với dân của Ngài. Trên núi Tabor, ĐGS biểu lộ chính mình trong sự chói ngời của ánh sáng Thần linh. Đối với các môn đệ, kinh nghiệm này không chỉ chân thật tốt lành, mà còn đẹp nữa. Họ cảm nghiệm nét lôi cuốn của sự thật, sự thiện, họ trải nghiệm vẻ đẹp của Thiên Chúa. Vẻ đẹp nối kết mặc khải bí nhiệm về Ba Ngôi. Cuộc hiển dung cho phép nhận ra mặc khải về Ba Ngôi, với vinh quang trọn vẹn trên cây Thập giá, trong việc trao nộp Đấng xinh đẹp nhất trong con cái loài người (Tv 44,5).
Cái đẹp là Tình Yêu bị đóng đinh trên Thập Giá, mặc khải của trái tim Thần Linh đang yêu, Tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần được đổ vào lòng mỗi người để con người được đưa vào Tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi đi vào cuộc hành trình mà Đức Giêsu đã tỏ ra cho các môn đệ trên núi và đi trọn con đường Thập giá và Phục Sinh với một lối đi đầy lửa và cam kết dấn thân.
Sau cuộc hiển dung, được chiêm ngắm vẻ đẹp của Thiên Chúa, các tông đồ được biến đổi bởi tình yêu cứu độ. Cái đẹp làm mê mẩn lòng họ, thúc đẩy họ trao ban nhưng không những gì họ được đón nhận nhưng không.
Đức Giêsu vị mục tử đẹp. Đức Giêsu giới thiệu Ngài là vị mục tử đẹp (dịch sát nghĩa Hy-lạp). Cái đẹp của vị mục tử là yêu và tận hiến cho chiên của mình. Chúng ta cảm nghiệm Cái đẹp bằng việc để cho mình được Chúa Giêsu yêu và dâng trái tim mình cho Chúa, để Ngài đổ đầy bằng sự hiện diện của Ngài.
Cái đẹp còn biểu lộ nơi Giáo hội, được quy tụ trong đức ái, loan báo Cái đẹp cứu rỗi thế giới; sinh ra chúng ta trong đức tin và làm cho chúng ta trở nên xinh đẹp với ánh sáng Lời Chúa, sự tha thứ của Thiên Chúa và sức mạnh của Bánh Hằng Sống.
Chương 3. Làm chứng cho Cái đẹp cứu rỗi thế giới
Trải nghiệm về Cái đẹp, các tông đồ cố gắng níu kéo, chiếm giữ lấy Cái đẹp “Thưa thầy chúng con ở đây thì thật là đẹp cho chúng con...”. Tuy nhiên Cái đẹp thì không thể chiếm hữu, đó là hồng ân phải cho đi, không được giữ lại. Chúng ta được mời gọi cùng với Đức Ki-tô và các môn đệ xuống núi, trở lại đời thường, tiếp tục hành trình tiến về Giê-ru-sa-lem trên trời mà không sợ hãi. Vì cuộc sống rất đẹp và thật đẹp khi chúng ta cam kết hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa. Thứ đến, để làm chứng cho Cái đẹp cần có cảm nghiệm về Cái đẹp để được hoán cải và giao hòa. Tác giả gợi lên lộ trình 5 khoảnh khắc: Tâm linh, giáo hội, bác ái, sám hối và Đức Maria. Quan trọng là phải xuất phát từ nội tâm thông qua ngôn ngữ của Cái đẹp. Tác giả nhấn mạnh “Đức ái”. Đức ái là Cái đẹp lan tỏa và biến đổi tất cả những ai chạm đến nó.
PHẦN 2: VUI HƯỞNG VẺ ĐẸP CỦA THIÊN CHÚA.
Chương 4 - Nhìn thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Tác giả nói về niềm vui của việc được nhìn thấu vẻ đẹp của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta. Qua hành động, Đức Giêsu ban khả năng nhìn cho người mù là một ẩn dụ cho việc Đức Giêsu ban cho chúng ta cái nhìn về vẻ đẹp của tình yêu, là niềm vui của ơn cứu độ chúng ta, cả “đôi mắt yêu thương” – “đức tin Ki-tô giáo”; là “cái nhìn yêu thương” – “sự chiêm niệm Kitô giáo”. Vui hưởng vẻ đẹp của Thiên Chúa là vui hưởng sự tốt lành trong mọi sự.
Có mối liên hệ giữa Cái đẹp và niềm vui. Cái đẹp thật sự, cũng như tình bạn chân thật luôn luôn là một niềm vui cho những người khác. Các Ki-tô hữu là niềm vui đích thực cho những người khác, là kinh nghiệm về Cái đẹp tốt lành của Thiên Chúa và thông truyền nó với tư cách là hình ảnh của Thiên Chúa. Trái lại coi thường Cái đẹp, là lãng quên vẻ đẹp của Thiên Chúa dẫn đến sự không đáng tin cậy, giả tạo.
Chương 5 - Các cửa sổ của Cái đẹp.
(1) Vẻ đẹp của hạnh phúc. Thiên Chúa là hạnh phúc. Hạnh phúc hoàn hảo thuộc về bản tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là gì thì hạnh phúc của Thiên Chúa là thế (trang 54). Chúng ta hạnh phúc khi được hiểu biết, yêu mến và vui hưởng Thiên Chúa trong sự hiệp thông với Thiên Chúa là hiệp thông trong hạnh phúc. Đức tin, cậy, mến là một kinh nghiệm về hạnh phúc.
(2) Vẻ đẹp của vũ trụ. Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và làm cho nó nên xinh đẹp, để phản ánh Cái đẹp của Thiên Chúa. Cái nhìn của Thiên Chúa là nguyên nhân tạo ra vẻ đẹp của chúng (trang 56).
(3) Tác giả nhắc lại ý nghĩa việc Đức Giê-su ban ánh sáng cho người mù.
(4) Hình ảnh Vị mục tử đẹp. Cái đẹp nằm ở đâu? Ở trung tâm của mọi động lực con người, thu hút sự thiện chân chính; trung tâm mọi quyết định hành động. Nếu không có Cái đẹp, không có kinh nghiệm về Cái đẹp, cuộc sống không có Cái đẹp sẽ không có động lực, trôi dạt và kém nhân bản (trang 58).
Chương 6 - Trong một tấm kính mở.
Các môn đệ đã có những trải nghiệm tuyệt với trên núi Tabor. Chúng ta cũng mong ước được chiêm ngắm Thiên Chúa, nhưng làm sao đây? Tác giả nói: “có những cách dường như nghịch lý, trong đó chúng ta ý thức về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Điều này diễn tả vẻ đẹp qua tấm kính mờ.
Tấm kính mờ là “lời cầu nguyện và ý nghĩa của thời gian”. Kinh nghiệm về thời gian cầu nguyện là một cách vui hưởng thời gian của Thiên Chúa (tr. 60). Chúng ta sẽ thoát khỏi ảo tưởng rằng chỉ thời gian chúng ta mới có là thời gian của riêng mình. Tác giả chỉ ra, “lời cầu nguyện, không cầu nguyện bởi vì họ sống thời gian của riêng họ, không muốn mất nó vì Thiên Chúa hay vì người khác”. Chúng ta được mời gọi cầu nguyện qua đó cho chúng ta kinh nghiệm về Thiên Chúa, về thời gian và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa trong mọi loài, sự việc mà chúng ta làm, đau khổ và những gì sẽ trải qua.
Chương 7 - Cái đẹp của thời gian (Thời gian để vui hưởng Thiên Chúa)
Chương này, tác giả nhấn mạnh về thời gian, nhưng ở đây là thời gian vui hưởng Thiên Chúa. Đề cập đến quan niệm về sự “nhàn nhã”, tác giả chỉ ra ý nghĩa của thời gian. Nhàn nhã không phải là sự lười biếng hay hưởng thụ cá nhân, nhưng là sự khẳng định về việc trao ban ý nghĩa và phẩm giá cho cuộc sống con người. Thời gian không phải của riêng ai, nên không thể biện minh tôi bận, thời gian của tôi là vàng, là tiền, là lợi nhuận... Ý nghĩa thời gian tác giả nói tới là: “Nếu thời gian là một món quà, chúng ta nhận nó cách nhưng không thì cho phép chúng ta trao ban nó cách nhưng không”. Sự nhàn nhã là một cách lãnh nhận thời gian với lòng biết ơn, là thời gian để xây dựng các mối liên hệ trong gia đình, xã hội, là cơ hội cho việc cầu nguyện và phụng tự.
Chương 8 – Cái đẹp qua cái nhìn yêu thương
Cái đẹp qua cái nhìn yêu thương diễn tả khi Đức Giê-su thấy và gọi hai anh em Simon và An-rê. Cái nhìn trao ban tầm nhìn, ý nghĩa và cuộc sống mới (Mc 1,16). Đó cũng là cái nhìn yêu thương qua lời kêu gọi dành cho Lê-vi (Mc 2, 13-14). Cái nhìn yêu thương dành cho mẹ vợ ông Phê-rô, một cái nhìn chữa lành. Và cái nhìn dành cho con trai bà góa thành Naim, cái nhìn của sự chữa lành trao ban sự sống. Đó còn là cái nhìn cho những nỗi đau khổ của con người. Đức Giê-su mời gọi chúng ta chia sẻ cái nhìn yêu thương của Ngài cho nhau và mọi người.
PHẦN 3 - CHÚA LÀ HY VỌNG ĐỜI CON
Sau khi đã tìm hiểu, cảm nếm và chiêm ngắm Cái đẹp ở phần 1 và phần 2, trong phần 3 tác giả dẫn chúng ta đi vào những thực hành cụ thể. Nhìn nhận thế giới với các thảm họa, thiên tai, chiến tranh, thù hận xảy ra khắp nơi với diễn biến và mức độ phức tạp khác nhau. Nhiều người sợ hãi và tưởng tượng ngày tận thế sắp tới; họ co cụm lại... Trong bối cảnh đó, tác giả nhắc lại lời dạy của Chúa Giê-su và thắp lên niềm hy vọng cho chúng ta. “Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc thì đừng sợ hãi, vì những việc đó xảy ra trước, nhưng chưa phải chung cục ngay đâu. Điều tác giả nói đến là gì? Tác giả trình bày rất nhiều ý tưởng, cùng các ý nghĩa thần học sâu sắc. Tuy nhiên, đúc kết lại chúng ta nhận ra lời mời gọi của tác giả dựa trên Tin Mừng, chúng ta sẽ vui hưởng Cải Đẹp trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống với thái độ bình an, cho dù đó có là ngày tận thế.
Chương 9 - Ngày tận thế
Chương 9, từ việc giải thích quan niệm về khải huyền với ngôn ngữ bí ẩn liên quan đến nỗi sợ hãi và lo âu về ngày tận thế, tác giả muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa ẩn sau là niềm hy vọng về một sự khởi đầu mới. Trong đó, nhấn mạnh trước các biến cố cần có thái độ của niềm hy vọng và can đảm. Chính Chúa Giê-su Phục sinh trao ban một ý nghĩa mới cho thế giới, cho lịch sử và vũ trụ. Đây là con đường duy nhất để chúng ta nhìn nhận mọi sự và mở ra một tình liên đới mới cho thế giới
Thứ đến ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo, với kết luận: “cái giá của niềm hy vọng là quyết định vững vàng trong lòng tin vào lời hứa của Thiên Chúa và luôn biết ơn khi nhận lãnh những hồng ân trong thế giới này như là sự tham dự trước vào hồng ân tối hậu của Thiên Chúa”. Niềm hy vọng đó là một thoáng nhìn về sự kiện cuộc sống là một “giao ước công chính”, cơ sở để xây nên một nền văn hóa hy vọng, trong đó mỗi người Kitô hữu là men hy vọng cho người khác. Đó là một nhiệm vụ và để không bị thất bại, tác giả mời gọi chúng ta chiêm ngắm lòng kiên nhẫn yêu thương của Thiên Chúa. “Nước Thiên Chúa không bị giới hạn bởi một nhóm đặc quyền. Chúa Cha yêu thương mọi con cái của Ngài không loại trừ ai... là lý do tại sao Giáo hội không phải là tập hợp của những người tốt. Nhưng Giáo hội hành động như thể đang bảo vệ đàn chiên của mình hay cố gắng chinh phục ai đó”. Chúng ta được mời gọi mở lòng ra với mọi người, trở nên bạn hữu với mọi người. Qua đó, chúng ta nhận ra ý nghĩa của Cái đẹp của niềm hy vọng, tình yêu và sự tha thứ. Có như thế chúng ta mới đứng vững trước các biến cố thời đại trong niềm hy vọng và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chương 10 - Đứng trước ngưỡng cửa
Chương 10 đứng trước ngưỡng cửa hy vọng, dựa vào chương 12 của Tin Mừng theo thánh Lu-ca, tác giả cho chúng ta nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta được nhắc nhớ lời khuyên “tỉnh thức” của Đức Giê-su, cùng lời an ủi “đừng sợ”. Cần nhìn nhận các biến cố như một thời gian để suy niệm và củng cố niềm tin vào Ngài “dù một sợ tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình”. Đức Giê-su thúc giục các môn đệ đi giữa tình trạng hỗ loạn. Nó không có nghĩa là không có đau khổ và tử đạo; nhưng chúng ta ở trong bàn tay Thiên Chúa và chúng ta phải kiên nhẫn. Trong ý nghĩa này tác giả nói đến sứ mạng truyền giáo của Giáo hội: “nó không phải là hình thức chiêu mộ nhắm tới việc tăng lên số lượng người chịu phép rửa, nhưng đúng hơn là sự lan tỏa niềm vui, trao ban món quả mà giáo hội đã lãnh nhận: Chúa Ki-tô Phục sinh".
Chương 11- Trong mầu nhiệm
Chương này tác giả trình bày tư tưởng thần học nhắm đến ý nghĩa của mầu nhiệm. Trong đó nhấn mạnh tình trạng con người tiến đến ánh sáng. Nói về ngày sau cùng chan hòa hình ảnh về ánh sáng. Hãy là ánh sáng, mọi người được trở nên ánh sáng, nhờ việc Chúa đến với chúng ta, ánh sáng đến từ Chúa. Chúng ta được mời gọi làm chứng cho Ánh Sáng của Tin mừng.
Chương 12 - Theo lời Ngài con xin thả lưới (Lc 5, 1-11)
Chương này, tác giả bày tỏ những tâm tình trong cương vị mục tử dành cho đoàn chiên giáo phận Milan. Lời mời gọi mọi người lấy lòng can đảm mà đương đầu với những thách đố do việc phúc âm hóa vào đầu thiên niên kỉ thứ 3. “Chúng ta đừng chăm chăm nhìn lại quá khứ, hãy nhớ chúng ta có một trách nhiệm nặng nề đối với thời đại mình đang sống, và còn có một tương lai đang chờ đợi mình, đang khi một lần nữa chúng ta phải thả lưới và cảm nghiệm quyền năng của Chúa đã làm trong suốt 2000 năm qua”.
Bài học đúc kết
Cái đẹp cứu rỗi thế giới là một lá thư mục vụ của ĐHY Carlo Martini gửi tín hữu giáo phận Milan. Chính vì thế tác phẩm này được dành cho mọi người, mọi tầng lớp. Như thế tùy đối tượng mà có sự tiếp cận và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm, bản thân người đọc được cuốn hút vào 2 chương đầu. Tác giả đã dẫn độc giả lên núi Tabor để tìm hiểu và trải nghiệm vẻ đẹp của Thiên Chúa. Phần 3 tuy có khó hiểu vì thấm đậm những tư tưởng thần học, nhưng đó cũng là những gợi ý thực hành hữu ích trong đời sống sau khi đã chiêm ngắm Cái đẹp trên núi trong niềm tin và hy vọng. Tác phẩm cho chúng ta chiêm ngắm vẻ đẹp của Thiên Chúa, vẻ đẹp của tình yêu, của Thập giá, vẻ đẹp dâng hiến và vẻ đẹp ánh sáng Phục sinh... Cái đẹp cũng được diễn tả trong đời sống thường ngày của mỗi người trong mọi khía cạnh. Chúng ta được đón nhận Cái đẹp nhưng không thì cũng phải chia sẻ cách nhưng không cho người khác. Đó là Cái đẹp của sự tử tế, lối sống đẹp, xây dựng tình bác ái huynh đệ, làm chứng cho Tình yêu của Chúa và là chứng nhân cho Tin Mừng. Chiêm ngắm “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” chúng ta được mời gọi nhìn lại cuộc sống, hành trình đức tin và ý nghĩa cuộc đời. Từ đó có những cam kết dấn thân trong tình thần hiệp thông, liên đới mới trong thế giới, khởi đi từ chính môi trường sống và công việc của mỗi người.
Chủng sinh Gioan B. Đinh Văn Hội
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Robert J. Furey
-
Tác giả: Song Bong-Mo, S.J
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer