Bạn hãy là chính mình | |
Phụ đề: | Hành trình khám phá bản thân trong Đức Kitô |
Tác giả: | Eymard An Mai Đỗ, O.Cist |
Ký hiệu tác giả: |
AN-D |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Lời giới thiệu | 5 |
Dẫn nhập | 11 |
1. Nhận thức | 19 |
2. Tự do | 37 |
3. Ký ức và lịch sử cuộc đời | 48 |
4. Cái tôi | 59 |
5. Khám phá bản thân | 75 |
6. Tổn thương tuổi thơ | 87 |
7. Ảo tưởng về chính mình | 103 |
8. Huỷ hoại chính mình | 113 |
9. Sợ chính mình | 120 |
10. Nạn nhân của chính mình | 125 |
11. Chứng ái kỷ | 132 |
12. Người ích kỷ | 139 |
13. Người ghen tị | 145 |
14. Người lệ thuộc | 154 |
15. Chấp nhận chính mình | 161 |
16. Hiệp thông với chính mình | 170 |
17. Tha nhân | 180 |
18. Thiên Chúa | 199 |
19. Sáng tạo đời mình trong ánh sáng của Đức Kitô | 224 |
20. Là chính mình trong Đức Kitô | 235 |
Kết luận | 237 |
Phụ trương | 241 |
I. Tổng quan
Tác phẩm chính là hành trình ra đi để khám phá chính bản thân. Tác phẩm giúp ta khám phá ra bản chất đích thực của con người mình, hầu nhờ thế giúp chúng ta có thể sống đúng với chính mình, dù cho bản chất đích thực ấy của con người ra sao hay đang đứng trong phạm trù nào đi nữa. Quan trọng nhất là “cái tôi” đích thực của bạn, là con người hiện sinh của bạn, để từ đó xác tín chấp nhận nó một cách hoàn toàn đặc thù và bất khả hoán của riêng mình. Qua đó, chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: bạn hãy là chính mình, trong mọi hoàn cảnh và trong mọi tình huống của cuộc hiện sinh của bạn.
Một khi ta đã biết chấp nhận mình và hiệp thông trọn vẹn với chính mình, ta mới có thể chấp nhận và hiệp thông với tha nhân, và nhất là ta mới có thể gặp gỡ được Thiên Chúa chúng ta sẽ được tái tạo đời mình trong ánh sáng của Đức Kitô, hay nói đúng hơn, ta mới là chính mình trong Đức Kitô.
Tác giả đã trình bày cách tổng quát tác phẩm với 20 chủ đề một cách xuyên suốt, như một kết nối để làm nổi bật dụng ý về hành trình khám phá chính bản thân của quý độc giả. Giới hạn phần tóm lược: từ chủ đề 1 đến 10 (130 trang).
II. Nội dung chính
1. Nhận thức
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức: ngoại tại và nội tại
♦ Ngoại tại: Chúng ta đang sống trong nền văn hoá ái kỷ. Nền văn hoá tập trung mọi nền tinh hoa nhân loại nhằm phục vụ con người. Nhưng nền văn hoá này không để phục vụ thiện ích chung mà vô hình chung biến thành chủ nghĩa cá nhân: hưởng thụ và quy về chính mình. Nguyên nhân chính yếu là do thiếu ý thức về giá trị đích thực của mình. Nguyên nhân thứ hai có thể đó là mất dần cảm thức về sự hiện hữu của tha nhân, từ đó phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng đây là tinh thần thế tục, một hình thức băng hoại của xã hội.
Ngoài nền văn hóa, thì một nền giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng lên trên nhận thức của một con người. Cha mẹ và gia đình là những người ảnh hưởng trực tiếp lên tuổi thơ của mỗi người. Nếu tuổi thơ được hấp thụ một nền giáo dục cách lành mạnh, chắc hẳn nhận thức của con người đó sẽ được định hình và phát triển mạnh mẽ một cách đúng đắn và ngược lại.
Ngoài ra, hoàn cảnh cũng phần nào tác động lên nhận thức của con người, điều này hệ tại ở nhận thức và ý thức của mỗi người.
♦ Nội tại: Xét trên bình diện nội tại, khát vọng của con người là không ngừng hướng về Thiên Chúa. Thỏa mãn cuộc gặp gỡ này là bước thuận lợi giúp con người đi tìm lẽ sống. Mà lẽ sống thật chỉ đạt nơi Thiên Chúa. Khát vọng đạt đến giá trị tối hậu không phải là một điều bất khả thể đối với con người. Đời sống các thánh là câu trả lời thỏa đáng nhất cho mọi khát vọng của con người vươn tới Đấng Tuyệt Đối.
2. Tự do
Một trong những nét biểu hiện của tâm thế tự do của con người là sự phát triển của trào lưu thế tục. Con người chủ trương không cần Thiên Chúa, đặt con người làm chủ tất cả, đề cao khả năng của lý trí. Ngoài ra, sự lạm dụng tự do còn biểu hiện qua cách hưởng thụ khoái lạc. Điều này khiến họ mất đi cơ hội để là chính mình. Thay vì dùng tự do để quyết định và chọn lựa một cuộc sống sáng tạo và ý nghĩa, đôi khi họ lại tự hạ thấp chính mình bằng việc trang điểm cho mình với những thứ nay còn mai mất. Sai lầm lớn nhất là lấy những thực trại trần gian mà lấp đầy những khát vọng của con tim. Chung cục, họ đánh mất và huỷ hoại chính mình.
3. Ký ức và lịch sử cuộc đời
Vai trò của ký ức là trung gian kết nối giới hiện tại và quá khứ.
Có 2 loại ký ức: ký ức tiêu cực và tích cực. Ký vốn và lịch sử cuộc đời thực sự mở ra cho chúng ta một cuộc gặp gỡ đích thực với bản thân, tha nhân và Thiên Chúa, Đấng luôn đồng hành trong mọi cảnh huống cuộc đời chúng ta; Ngài chiến đấu và chiến thắng trong ta.
4. Cái tôi
Trước hết chúng ta phải trả lời cho câu hỏi: Tôi là ai? Mọi người trong chúng ta, ai ai cũng có “cái tôi”. Nó là cá tính và bản chất vốn có của mọi con người. Cái tôi gắn liền với chính sự hiện hữu của mỗi người. Cái tôi giúp hình thành nhân cách, tạo nên sự khác biệt với các nhân vị khác.
♦ 3 khuynh hướng của cái tôi:
+ Trực diện: Nổi bật là người hướng ngoại, phần đa là đối diện với thực tại cách trực diện.
+ Thoát lui: hướng nội, tự vệ và thường trốn tránh thực tế .
+ Đình hoãn
Ngoài ra, triết gia Pascal cho rằng, “cái tôi là cái đáng ghét”, vì nó là “cái tôi tối”, “cái tôi tồi” và tệ hơn nữa là “cái tôi tội”.
5. Khám phá bản thân
Hành trình khám phá bản thân qua 4 đặc điểm: suy tưởng, cảm tính, cảm giác và trực giác qua 2 khuynh hướng: hướng nội và hướng ngoại.
|
Hướng nội |
Hướng ngoại |
|
Không thực tế, luôn trong tư thế phòng thủ Vd: Thánh Nathanael |
Đầu óc trừu tượng, sống thực tế; thích ứng với mọi tình huống. Vd: Ông Nicôđêmô |
|
Khép kín giàu tình cảm; không tỏ lộ ra bên ngoài Vd: Thánh Monica |
Hoạt bạt, sống cảm xúc; lập trường không chắc chắn Vd: Thánh Phêrô |
|
Dễ mủi lòng, dễ bị tác động từ bên ngoài Vd: Thánh Tôma tông đồ |
Tỏ lộ biết mọi chuyện; sống cho người khác hơn bản thân Vd: Thánh Matta |
|
Cảm thức về đời sống tâm linh. Dễ hiểu và cảm nhận được những điều bí nhiệm. Vd: Thánh Giuse |
Nhạy bén với những gì xung quanh. Vd: Thánh Phaolô |
6. Tổn thương tuổi thơ
♦ Biểu hiện thường gặp:
- Xu hướng tìm lối thoát ở các chất gây nghiện
- Tránh tìm nhu cầu bản thân
- Trạng thái “chai” của cảm xúc
- Hình ảnh tiêu cực
♦ Chữa lành: sáng tạo nghệ thuật, viết nhật kí và cầu nguyện
7. Ảo tưởng về chính mình
Là một thứ bệnh tâm lý có thể chẩn đoán được qua các dấu bề ngoài:
- Ảo tưởng về thần tượng
- Ảo tưởng về sức mạnh
- Ảo tưởng về tình trạng không đủ
- Ảo tưởng về quyền sở hữu
- Ảo tưởng mình luôn đúng
- Ảo tưởng toàn năng
- Ảo tưởng mình là trung tâm của vũ trụ
- Ảo tưởng về đạo đức
→ Một giải pháp duy nhất là đọc lại lịch sử cuộc đời dưới ánh sáng đức tin trong lịch sử Giáo hội. Vd: Thánh Phêrô, thánh Phaolô…
8. Huỷ hoại chính mình
Bắt nguồn từ các nguyên nhân: trí tưởng tượng, tư tưởng, cảm xúc, lời nói, hành động.
→ Giải pháp: nội quan hoá, nhìn từ bên trong. Tháp nhập những giá trị Tin Mừng, hướng tâm hồn theo Chúa Giêsu làm trung tâm của đời sống đức tin.
9. Sợ chính mình
Sợ những giới hạn của mình. Nguyên nhân phát sinh từ một tâm hồn bất an. Những thất bại là cơ hội giúp chúng ta bám chặt vào nơi Đức Kitô và giới hạn của bản thân tìm được giải pháp thoả đáng từ cuộc đời của Người. Cần cẩn trọng và tỉnh thức khi đứng trước những lời mời gọi của thế gian. Hướng đến Thiên Chúa là con đường dẫn đến bình an.
10. Nạn nhân của chính mình
♦ Biểu hiện thông thường:
- Thường nói những điều tiêu cực, dễ dàng đổ lỗi cho người khác, dễ mất niềm tin vào người khác.
- Bối rối trong phán đoán và cách xử sự
♦ Nguyên nhân: Bắt nguồn từ gia đình, xã hội… và nhu cầu không được thoả mãn
♦ Giáp pháp: chấp nhận và chữa lành quá khứ, đánh giá và nhìn lại những nhu cầu thiết thực của bản thân. Hài lòng và thăng tiến trong đời sống.
III. Nhận định
Đây là cuốn sách khá hay và hấp dẫn về hành trình khám phá bản thân. Với những trình bày của tác giả như những gợi ý giúp mỗi người khám phá ra chính mình theo nhãn quan tâm lý học. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy được hình ảnh của mình qua những giới hạn của bản thân. Như thánh Augustinô khẳng định: “Chúng ta không chỉ thuộc về Đức Kitô mà còn trở nên Đức Kitô”. Quả thật, con người cần vượt qua chính mình để đến với Đức Kitô và quên mình để gặp lại bản thân trong Đức Kitô.
Chủng sinh Đaminh Phạm Văn Hiển
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Robert J. Furey
-
Tác giả: Song Bong-Mo, S.J
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer
-
Tác giả: Charles de Foucauld
-
Tác giả: Anna Corse