Tìm kiếm đức tin | |
Tác giả: | Marc Sevin |
Ký hiệu tác giả: |
SE-M |
DDC: | 242.5 - Suy gẫm dựa trên Kinh Thánh |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Nội dung | 3 |
Dẫn nhập | 5 |
Chương I: Tìm kiếm đức tin | 9 |
Chương II: Những con đường khác nhau để học và suy niệm kinh Thánh | 21 |
Chương III: Đọc và suy niệm kinh Thánh qua ba giai đoạn | 33 |
Chương IV: Giai đoạn đọc | 65 |
Chương V: Giai đoạn suy niệm | 95 |
Chương VI: Giai đoạn chiêm niệm | 121 |
Đọc sách thánh theo nhóm để suy niệm và cầu nguyện | 129 |
Đây là cuốn sách giới thiệu cách thức cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Công Đồng Vaticanô II, đặc biệt trong Hiến chế tín lý về Mặc khải, đã cổ võ việc đọc Kinh Thánh trong Giáo hội. Kinh Thánh phải là “lương thực” nuôi dưỡng tất cả các Kitô hữu. Nhiều phong trào đã muốn làm sống lại tục lệ cầu nguyện bằng Kinh Thánh.
Do đó, qua cuốn sách này, tác giả muốn giới thiệu cách thức cầu nguyện bằng Kinh Thánh.
Chương 1: Nêu lên khái niệm về Kinh Thánh. Kinh Thánh không phải là một tác phẩm văn chương cũng chẳng phải là một tác phẩm lịch sử, mà là quyển sách... dành cho những người đi tìm đức tin.
Việc đọc Kinh Thánh trước tiên là lắng nghe, lắng nghe xem các tín hữu ngày xưa đã dần dần khám phá ra xưa Thiên Chúa như thế nào, lắng nghe các môn đệ của Đức Giêsu nhìn nhận. Người là Đấng được Thiên Chúa phái đến, là Chúa của mọi người.
Để việc đọc Kinh Thánh có hiệu quả, ta có thể theo hai lời khuyên:
1. Để cho mình đi vào trong đức tin của Hội Thánh, Kinh Thánh được lưu truyền trong các cộng đoàn tín hữu. Đối với một Kitô hữu, Kinh Thánh được ban tặng cho họ qua cộng đoàn, qua Hội Thánh. Như thế, khi đọc Kinh Thánh, ta đi vào trong đức tin của của Hội Thánh.
2. Cần tìm chứng từ đức tin. Kinh Thánh là một “lịch sử thánh cho chúng ta biết về lịch sử của sự thánh thiện, tức là đức tin. Phản xạ đầu tiên khi đọc là phải tìm chứng từ đức tin đang thấp thoáng trong các bản văn thánh này, nếu không, ta sẽ gặp khó khăn trong việc đọc và suy niệm Kinh Thánh.
Ngoài ra còn có 5 điều ta cần lưu ý khi đọc Kinh Thánh:
1. Kinh Thánh là sự diễn đạt sứ điệp hạnh phúc từ nơi Thiên Chúa mà đến, do đó khi sử dụng bản văn Kinh Thánh, ta phải tìm đức tin được diễn tả trong bản văn ấy.
2. Một đoạn văn cụ thể luôn cần được soi sáng, thậm chí được điều chỉnh nhờ những đoạn văn khác và cuối cùng, nhờ toàn thể Kinh Thánh.
3. Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh, lời của Người luôn luôn cần phải được khám phá. Lời đó cũng ở trong câu trả lời của các độc giả, trong cung cách sống của họ.
4. Chúng ta đừng đọc Kinh Thánh như những nhà sử học, nhưng như những người tin.
5. Khi đọc Kinh Thánh, ta nên gắn bó với bản văn càng nhiều càng tốt.
Chương 2:Giới thiệu những cách thức khác nhau để đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh.
1. Một lời mỗi ngày
Khi đọc và suy niệm các bản văn Kinh Thánh, ta cần để ý và giữ lại một từ, một câu, một lời, một mẩu lời cầu nguyện rồi nhớ lại nhiều lần trong ngày, hoặc suốtt tuần. Nếu những bản văn Kinh Thánh của ngày hôm đó không có lời nào đáng chú ý cả, thì đừng cố tìm cho được một câu, tốt hơn là ta chờ đến bản văn của ngày hôm sau hoặc của ngày hôm sau nữa.
2. Cầu nguyện khởi đi từ các Thánh vịnh
Việc cầu nguyện giúp ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa là Tình yêu, và Người yêu thương chúng ta. Lời cầu nguyện nào cũng phần nào là một “lời ngợi khen”, “ca ngợi”, hoặc một bài ca tụng lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chúng ta. Không phải vô lý nếu sách Thánh vịnh bằng tiếng Hipri được gọi đơn giản là “các lời ngợi khen”. Qua Thánh vịnh ta cảm nhận được lời cầu nguyện của toàn dân con cái Israel.
Chương 3: Trình bày một phương pháp đã được chứng nghiệm, lấy hứng từ thói quen thực hành cổ xưa là “Lectio divina”. Nó gồm ba giai đoạn: đọc, suy niệm và chiêm niệm.
1. Giai đoạn đọc.
Sau khi cầu nguyện giây lát, đọc bản văn Kinh Thánh mình đã chọn. Đọc chậm và đọc lớn tiếng nếu có thể. Đọc cho hết mà không nêu lên câu hỏi nào. Sau đó đọc lại bản văn lần thứ hai, đồng thời ta có thể trả lời một số câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Vấn đề không phải là tìm "câu trả lời hay”. Ta có thể giới hạn ở câu hỏi này hoặc câu hỏi kia.
2. Giai đoạn suy niệm.
Trong lúc suy niệm, ta xem điều ta vừa khám phá ra có thể chất vấn hoặc soi sáng đức tin như thế nào? Có những từ, hình ảnh, nhân vật nào mà mình gặp trong đó hay không?
3. Giai đoạn chiêm niệm.
Trong việc cầu nguyện chiêm niệm này, ta lấy lại những từ, những kiểu nói đã đặc biệt thu hút sự chú ý của mình. Có thể, nếu muốn, giữ cho mình một lời, một hình ảnh, một kiểu nói của bản văn để" suy đi gẫm lại” nhiều lần trong ngày
Chương 4: Nói về giai đoạn đọc. Khi đọc Sách Thánh để tìm lương thực thiêng liêng, cám dỗ lớn nhất ta thường gặp phải là làm sao cho giai đoạn đọc càng mau xong càng tốt, tức là đọc vội vàng, đọc lướt qua bản văn, là đốt giai đoạn vì cho rằng mình đã quá quen bản văn, để bước sang phần suy niệm và chiêm niệm càng nhanh càng tốt. Thế nhưng muốn cho suy niệm và chiêm niệm phong phú, nỗ lực phần lớn hệ tại đã đọc, đã quan sát chính bản văn một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và chăm chút. Ngoài ra, ta cần đọc Kinh Thánh với lòng tin và cầu nguyện.
Tác giả đưa ra vài lời khuyên tổng quát để thực hành giai đoạn đọc cho hiệu quả:
- Xem kỹ bản văn, nhất là đừng muốn lấp đầy những khoảng thời gian thinh lặng bằng những giả thiết kiểu “có lẽ”, “có thể… Một bản văn chỉ nói điều nó nói, bắt nó nói những điều nó không nói là vô ích.
- Chịu mất thời giờ để ta quan sát bản văn mà thôi đừng vội sang giai đoạn "suy niệm" và “chiêm niệm”.
- Đừng cố đưa những quan tâm riêng của mình vào bản văn. Tránh tìm mối dây liên hệ trực tiếp giữa bản văn Kinh Thánh với đời sống cụ thể hiện tại.
- Tìm trong bản văn điều có thể là chứng tá chọ một Tin Mừng xuất phát từ Thiên Chúa, chỉ sau đó ta mới có thể tìm những đòi hỏi cho ngày hôm nay xuất phát từ Tin mừng ấy.
Chương 4 trình bày giai đoạn đọc thì Chương 5 trình bày giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn suy niệm. Suy niệm bản văn Kinh Thánh, đó là ta cần nghe xem, bản văn nói điều gì, xem điều gì nhằm nuôi dưỡng đức tin. Trong giai đoạn này, tác giả trình bày làm hai bước:
- Bước đầu tiên của việc muy niệm: Nêu lên sứ điệp hạnh phúc.
- Ta cần thận trọng đối với những gì mình khám phá thấy và nhất là phải tránh tuyệt đối hóa các yếu tố đức tin khởi xuất từ một bản văn duy nhất.
- Ta phải ý thức rằng việc suy niệm luôn mang dấu viết của cá nhân người suy niệm ở thời đại họ đang sống cho nên không có suy niệm nào có thể đem áp dụng cho mọi người ở mọi thời và mọi lúc. Đó là lý do ta cần đọc lại các bản văn liên tục.
- Ta đừng ngạc nhiên, trong một nhóm, nếu việc chia sẻ dựa trên suy niệm của mỗi người khiến cho có nhiều điểm thậm chí khác biệt. Suy niệm dựa trên cùng một bản văn có thể mang những màu sắc khác nhau tùy theo nơi chốn.
- Tin Mừng tìm thấy trong các bản văn Kinh Thánh là một thực tại năng động. Đức tin được diễn tả trong bản văn ấy không có tính cách tĩnh. Đó là sự sống mà ta không thể giam hãm vào từ ngữ mãi được, do đó ta cần không ngừng suy niệm
- Bước thứ hai của việc uy niệm: Hiện tại hóa
- Ta cần suy niệm về lòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã đoái thương tỏ mình ra cho chúng ta. Một suy niệm như thế không thể không có ảnh hưởng trên cách sống của người tin.
- Đối với người tin, thì việc đọc và hiểu Kinh Thánh mà thôi không đủ. Còn phải làm sao “Lời Thiên Chúa" biến đổi mình, hoán cải mình và sự hoán cải cá nhân này không thể có được nếu không có sự trợ giúp của cộng đoàn, Hội Thánh, trong đó mọi người tin đều liên kết với nhau.
- Hình thức hiện tại hóa nhằm tìm những yếu tố biểu tượng trong bản văn như núi non, sa mạc, con đường, ... Vấn đề là bản văn muốn dành cho các yếu tố ấy chức năng nào.
Chương 6: Nói về giai đoạn chiêm niệm hay còn gọi là cầu nguyện. Trong khi đọc, ta luôn có những khoảnh khắc ngắn ngủi để cầu nguyện, ngay việc suy niệm đã là cầu nguyện rồi. Tuy nhiên, khi đọc Kinh Thánh, vẫn có một khoảnh khắc đặc biệt để cầu nguyện mà ta gọi là giai đoạn chiêm niệm.
- Lời cầu nguyện theo sau việc suy niệm có thể là một lời cầu nguyện tự phát. Lời cầu nguyện này có thể là lời ca ngợi, tạ ơn, khẩn nài, và có thể mượn từ sách Thánh vịnh. Điều quan trọng là lời cầu nguyện tự phát không được chỉ có tính cách cá nhân nhưng còn phản ánh chiều kích cộng đoàn.
- Ta cũng có thể dựa vào những lời cầu nguyện đã có sẵn, tìm trong tập sách thu góp các lời cầu nguyện xem lời nào có âm hưởng giống đoạn Kinh Thánh ta vừa đọc.
- Lời cầu nguyện có thể mặc những hình thức khác nhau tùy theo mỗi người, không có sự bó buộc vào một hình thức nào duy nhất. Mỗi người nên chọn hình thức cầu nguyện phù hợp với mình: Lời cá nhân, lời cầu nguyện có sẵn, bài hát, Thánh vịnh, …
*Nhân định:
Tập sách nhỏ này giới thiệu cách thức cầu nguyện bằng Kinh Thánh do tác giả Marc Sevin đã soạn. Dẫu rằng hiện nay có nhiều cách thiêng liêng đã được soạn ra để giúp suy ngẫm hoặc nuôi dưỡng đời sống tinh thần nhưng tác giả tập sách ước mong rằng với chút kinh nghiệm và việc đọc Kinh Thánh, người đọc sẽ thăng tiến hơn trong việc cầu nguyện.
(Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Sơn)
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Mark Link, SJ
-
Tác giả: P. PMT
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Michael T. Winstanley
-
Tập số: Năm ATác giả: Nhóm phiên dịch các GKPV
-
Tập số: Năm CTác giả: Nhóm phiên dịch các GKPV
-
Tác giả: Giáo phận Vĩnh Long
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Vinh Sơn, SCJ
-
Tác giả: Alfonso M. Di Nola
-
Tác giả: Robert Claude, SJ
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Văn Tuyên
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Abbé P. Marc
-
Tác giả: Abbé P. Marc
-
Tác giả: Lm. Đỗ Văn Thiêm
-
Tác giả: Lm. Lê Ngọc Ẩn
-
Tác giả: Josemaria Escriva