Thưởng thức Lời Chúa | |
Tác giả: | Fr. Bernard Gaudeul |
Ký hiệu tác giả: |
GA-F |
Dịch giả: | Fr. Bảo Tịnh O.CIST, Theresa Trần Thiết |
DDC: | 248.3 - Hướng dẫn sống đạo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
1. MẦU NHIỆM LỜI CHÚA | |
Lời Chúa và lời con người | 15 |
Lời khiêm hạ | 26 |
Lời quyền năng và hiệu nghiệm | 28 |
Lời sống động của ngày nay | 31 |
Lời Chúa cho tôi hôm nay | 36 |
Lời yêu thương | 39 |
2. TIẾP NHẬN LỜI CHÚA | |
Lắng nghe Lời | 48 |
Thực hành Lời Chúa | 66 |
3. CÔNG BỐ LỜI CHÚA | |
Chúng ta công bố lời nào? | 76 |
Ta phải công bố thế nào? | 82 |
Trong Thần Khí | 83 |
Trong Giáo hội | 89 |
Với lòng khiêm tốn | 93 |
Sự táo bạo | 96 |
Trong hân hoan | 103 |
Công bố Lời ở đâu và khi nào? | 105 |
Những dịp gặp gỡ | 106 |
Huấn dụ Tin mừng | 109 |
Giáo lý | 112 |
Những nhóm suy tư và chuyên sâu | 116 |
4. HOA TRÁI CỦA LỜI CHÚA | |
Sinh bởi lời | 121 |
Lớn lên trong Lời | 124 |
Hoàn tất trong lời | 128 |
5. MỘT VÀI ÁP DỤNG THỰC HÀNH | |
Đọc Lời Chúa | 133 |
Học hỏi Lời Chúa | 136 |
Cầu nguyện Lời Chúa | 139 |
Chia sẻ Lời Chúa | 144 |
Làm chứng cho Lời Chúa | 147 |
LỜI KẾT | 153 |
Cuốn sách trình bày về việc đọc, học hỏi và cầu nguyện Lời Chúa. Trong những hoàn cảnh khác nhau Lời Chúa sẽ thức tỉnh mỗi người niềm vui, sự bình an, lời chúc tụng. Lời Chúa còn là niềm an ủi, là sức mạnh, là thành trì kiên cố của cho chúng ta.
Trong chương 1, tác giả trình bày Lời Chúa là lời khiêm hạ, Lời quyền năng và hiệu nghiệm, Lời sống động và yêu thương. Nơi Đức Giêsu, Lời được mặc khải cách sung mãn. Lời không chỉ linh hướng cho người khác, mà chính Lời lên tiếng bằng ngôn ngữ của con người. Lời mặc khải mầu nhiệm của mình bằng ngôn từ của loài người.
Nhưng Đức Giêsu không chỉ diễn tả bằng lời nói mà còn bằng hành động. Từng cử chỉ, thái độ, và ngay cả sự thinh lặng của Ngài cũng diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa.
Lời Chúa là lời của tình yêu. Nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta. Thiên Chúa nói cho chúng ta biết Ngài là ai. Vì tôn trọng con người, biết con người không thể hiểu ngay tất cả, nên Ngài đã mặc khải từ từ. Trước hết, Thiên Chúa nói với con người qua các ngôn sứ, rồi đến chính Con Một Ngài.
Việc chiêm ngưỡng Lời Chúa mới chỉ là bước đầu. Cần phải có các bước tiếp theo. Đó là nội dung chương 2 mà tác giả muốn trình bày: Tiếp nhận Lời Chúa.
Tác giả trình bày lần lượt qua 3 động từ này: lắng nghe, gìn giữ và thực hành. Lời Chúa cần được lắng nghe với một sự yêu mến chân thành. Tuy nhiên, lắng nghe thôi chưa đủ, cần phải giữ lấy Lời, gìn giữ Lời trong tâm hồn chúng ta. Thường thì Lời Chúa ít khi được hiểu ngay. Lời vẫn luôn còn là mầu nhiệm, đòi hỏi ta phải nghiền ngẫm lâu giờ. Lời tỏ lộ cho những tâm hồn khiêm hạ, vén mở sự phong phú của mình cho những tâm hồn kiên nhẫn.
Việc suy niệm trong cầu nguyện là cần thiết, giúp cho trí nhớ của ta tích luỹ là Kinh Thánh. Nghe và giữ Lời Chúa thôi vẫn chưa đủ, ta còn phải đem Lời Chúa ra thực hành. Lời hoán cải mọi cách ứng xử của ta, định hướng cho mọi lời nói, việc làm của ta. Vì vậy, chúng ta phải tuân giữ những gì Lời nói và vâng nghe Lời.
Chương 3 tác giả trình bày việc công bố Lời Chúa. Sau khi được Thánh tẩy, mỗi tín hữu được củng cố trong ơn Chúa Thánh Thần để làm chứng cho niềm tin của mình. Thần Khí Chúa tác động nơi ngôn sứ và nơi người nghe Lời. Chúng ta không thể tiếp đón Thần Khí mà không được Ngài chuẩn bị tâm hồn ta. Khi chúng ta nói về Thiên Chúa, sau khi cầu xin Chúa Thánh Thần, chính Ngài sẽ ngự đến, hướng dẫn và dọn tâm hồn của những người nghe, nhất là khi ta tỏ lòng sẵn sàng vâng nghe ý Người. Chính Chúa Thánh Thần mới biến đổi con tim đá thành trái tim bằng thịt, cũng như chỉ có Lời được rao truyền trong Thần Khí mới giáo huấn và hoán cải được con người.
Lời Chúa được công bố trong Giáo hội. Giáo hội có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc cho sự hiểu biết một cách trung thực đối với Lời Chúa. Chính những bài diễn giải Lời Chúa được nghe trong Phụng vụ giúp tín hữu hiểu, để truyền đạt Lời Chúa cho anh em minh.
Nội dung chương 4 tác giả đề cập đến hoa trái của Lời Chúa. Lời không ngừng soi sáng, thêm sức dưỡng nuôi để tín hữu được lớn lên mỗi ngày. Lời Chúa phải ở vị trí trung tâm của đời sống Kitô hữu: như hạt giống, Lời nảy sinh ra những sự sống mới, Lời bảo đảm cho sự tăng trưởng tâm linh của chúng ta cho tới viên mãn, để được cùng Lời về với Cha trên trời.
Lời Chúa còn nói với chúng ta qua từng trang sách Thánh. Lời Chúa đến với chúng ta trong thinh lặng của giờ cầu nguyện, lúc chia sẻ Lời Chúa. Mỗi lời ấy kiện toàn nơi ta công trình thánh thiện của Lời. Lời này thanh luyện, hoán cải, nhắc ta trở về. Lời kia mời gọi ta phó thác trong tin yêu, đón nhận kế hoạch của Chúa cho ta với lòng biết ơn. Lời sánh bước với ta cách kín đáo nhưng luôn hiện diện. Lời mặc lên chúng ta cả lòng khiêm nhường khôn sánh, và lòng trông cậy không lay chuyển. Chúng ta cần biết phó thác để Lời Chúa nhuần thấm trong ta, biến đổi ta.
Chương 5 tác giả đề cập đến một vài áp dụng thực hành. Đầu tiên chúng ta cần đọc Lời Chúa, mỗi ngày dành ít nhất vài phút để đọc Kinh Thánh, có thể đọc theo nhiều cách nhưng đơn giản nhất là đọc theo thứ tự vẫn được trình bày hoặc đọc theo cách hai là đọc theo lịch phụng vụ. Việc đọc giúp ta rất nhiều để hiểu Lời Chúa.
Đọc Lời Chúa là một việc. Học hỏi Lời Chúa lại là một việc khác. Việc học hỏi phải được tiếp tục cả cuộc đời giúp ta chuẩn bị để đón nhận Lời Chúa. Tiếp đến, chúng ta cần cầu nguyện Lời Chúa thông dụng nhất là trong các giờ kinh phụng vụ. Ngoài ra, tràng chuỗi mân côi giúp chúng ta một cơ hội khác để chiêm ngưỡng Lời Chúa.
Chúng ta cần chia sẻ Lời Chúa theo nhóm. Sau khi nghe và đọc Lời Chúa mỗi thành viên chia sẻ sự suy niệm của mình, có thể là những trải nghiệm trong cuộc sống.
Cuối cùng của việc thực hành là làm chứng cho Lời Chúa, công bố Lời và làm gương sáng trong cuộc sống. Tầm quan trọng của việc công bố Lời Chúa, nhất là các bậc cha mẹ đối với con cái trong gia đình và những người dấn thân trong các ơn gọi có sứ mạng rao truyền Tin mừng cứu của Đức Giêsu Kitô.
Tóm lại, cuốn sách trình bày về việc tiếp nhận Lời Chúa, đón nhận và thực hành Lời Chúa; cụ thể hơn qua các bước, tác giả phần nào đó giúp người đọc có cách tiếp cận với Lời Chúa và học hỏi Lời Chúa.
(Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Sơn)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Fr. John Fuellenbach, SVD
-
Tác giả: Người tín hữu
-
Tác giả: M.C.S
-
Tác giả: Gloria Hutchison
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Th. Phanxicô Salêdiô
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Michel Hubaut
-
Tác giả: R. P. Louis Colin, CSsR
-
Tác giả: Paul de Jeagher, SJ
-
Tác giả: Carlo Carretto
-
Tác giả: Martin Luther King
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: José Prado Flores
-
Tác giả: Wayne Syer
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: Dave Toycen
-
Tác giả: John W.Crossin, OSFS
-
Tác giả: Socrates B. Villegas
-
Tác giả: Robert F. O'Toole, SJ
-
Tác giả: Josemaria Escriva
-
Tác giả: JnM. Nguyên Phương
-
Tác giả: Segundo Galilea
-
Tác giả: Dwight H. Judy
-
Tác giả: Louis Lallemant
-
Tác giả: Jean-Paul II
-
Tác giả: P. Baron, OP
-
Tác giả: CH.V. Héris
-
Tác giả: F-D. Joret
-
Tác giả: Calos Mesters
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: André Séve
-
Tác giả: Claude Geffré
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Ferdinand Alquié
-
Tác giả: C.D. Darlington
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: Michel Remery
-
Tác giả: Peter Kreeft
-
Tác giả: D. J. Cardinal Mercier