Trong tập sách này chúng ta gặp lại gương mặt quen thuộc là Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vị Giáo Hoàng, thần học gia lỗi lạc. Cùng với đó là ngòi bút dịch thuật lưu loát, đan sĩ Giuse Phan Văn Phi. Những vấn đề mà cuốn sách đề cập đến tuy quen mà lạ, bởi vì cách đặt vấn đề, cách nhìn nhận vấn đề và đặc biệt cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Cuốn sách là một sự chọn lựa các bài diễn văn quan trọng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, từ bài phát biểu lịch sử của ngài trước Giáo triều Rôma ngày 22/12/2005, năm đầu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài cho đến buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ngài vào ngày 27/2/2013. Tuy vậy, cuốn sách không bao gồm bất cứ bài viết này hoặc tài liệu mang tính Huấn quyền của ngài.
Tổng quan chúng ta gặp lại những vấn đề quen thuộc như: Công đồng Vaticano II và thế giới, đức tin và lý trí, Giáo hội và nhà nước văn hoá, lạm dụng tình dục, nạn diệt chủng,… Cuốn sách là một sự chọn lựa những bài phát biểu đề cập đến những vấn đề chính làm nền tảng cho triều đại Giáo hoàng của ngài. Nó bao gồm bài phát biểu kết thúc năm Linh mục (2009-2010). Nó là một trong nhiều can thiệp của ngài về chủ đề lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, vấn đề nổi lên cách đáng kể trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
10 bài nói chuyện đã được chọn trong tập sách này chia thành 2 nhóm: những bài hướng đến đời sống Giáo hội và những bài hướng đến văn hoá , xã hội và chính trị.
Chương 1: Đức Kitô dẫn dắt một Giáo hội sống động. Bất chấp khó khăn thử thách, Giáo hội luôn sống động vì Đức Kitô hằng sống, Đấng đã phục sinh và Giáo hội luôn thuộc về Ngài. Ngài là Mục tử nhân lành và luôn đồng hành cùng Giáo hội trên con thuyền của mình ngay cả lúc gặp sóng gió nhất. Các bạn trẻ đừng sợ Chúa Kitô, Đấng không lấy đi điều gì mà còn trao ban tất cả. Câu chuyện về Giáo hội, bên trong Giáo hội và trong dự phóng truyền giáo của Giáo hội, chỉ có thể hiểu được trong đức tin.
Chương 2: Công đồng Vaticano II, động lực để canh tân Giáo hội. Hành trình và sự canh tân Giáo hội trong thời đại chúng ta đã được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chỉ ra như một tài liệu tham khảo về các bản văn của Công đồng Vaticano II. Bốn mươi năm sau khi bế mạc Công đồng, ngài là nhân chứng sống của Công đồng. Một bài phát biểu vẫn còn nổi tiếng về sự khác biệt giữa đứt đoạn và gián đoạn, cải cách và liên tục. Trong đó nhấn mạnh đến tính chân thực và động lực trở nên hiệp nhất. Ngài khẳng định những thành tựu tích cực của Công đồng Vaticano II vẫn đang tiếp tục phát triển. Ngài đề cập nhiều đến đối thoại giữa đức tin và lý trí, cũng như giữa khoa học và đức tin, mối tương giao giữa Giáo hội và các tôn giáo lớn, thế tục hiện tại và xã hội nhân văn.
Chương 3: Thiên Chúa đã thực hiện cuộc cách mạng đích thực. Trong cuộc gặp với giới trẻ tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Cologne (2005), ngài mời họ lên đường, giống như các nhà chiêm tinh, dọc theo hành trình của Giáo hội. Một Giáo hội với nhiều lỗi lầm và khiếm khuyết, cả những tội nhân cũng như những vị thánh.
Chương 5 và 7: triều đại Giáo Hoàng của Đức Biển Đức XVI được đặc trưng bởi đặc tính của ngài, Giáo Hoàng- thần học gia; và do đó, bởi sự dấn thân của ngài đối với đề xuất của đức tin Kitô giáo trong mối tương quan với nền văn hoá đương đại, thì cũng không thể quên rằng nó cũng được đánh dấu bởi những vấn đề lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. Trong cuốn sách, ngài đề cập đến nó theo quan điểm thần học linh đạo, một bài phát biểu bế mạc năm Linh mục, một sự hướng dẫn phổ quát cho hành trình biến đổi và canh tân.
Năm bài phát biểu khác hướng “ra ngoài” Giáo hội, được coi là những bài phát biểu danh tiếng lỗi lạc nhất, quan trọng nhất của triều đại Giáo Hoàng của ngài. Khi đọc các bài này, ta thấy được sợi chỉ đỏ xuyên suốt đó là mối tương quan giữa đối thoại, lý trí và đức tin. Từ vấn nạn kịch tính nơi trại tập trung Anschwit2 rằng: Thiên Chúa ở đâu thời điểm đó. Trong chương 5 sẽ trình bày vấn đề nhận thấy Thiên Chúa của lý trí, không là một loại toán học trung lập của vũ trụ nhưng là ngôi vị đầy yêu thương và sự thiện hảo. Bài phát biểu tại Paris (chương 6) là một cuộc khám phá mối liên hệ giữa nguồn gốc thần học Phương tây thời trung cổ và nguồn gốc văn hoá Châu Âu. Ngài chỉ ra việc hình thành nền văn hoá này là kết quả của việc tìm kiếm Thiên Chúa. Ngài kết luận rằng: vấn đề vắng bóng Thiên Chúa và việc tìm kiếm Thiên Chúa vẫn là nền tảng của mọi nền văn hoá chân chính. Tại nơi xét xử thánh Thomas Moce ở Luôn đôn, ngài nói về vị trí chính đáng mà niềm tin tôn giáo phải duy trì cho đến tận ngày nay.
Trong chương 8: ngài lập luận rằng trừ khi các nguyên tắc luân lý đạo đức làm nền tảng cho quá trình dân chủ thì đó là thứ vững chắc hơn sự đồng thuận xã hội. Chương 9, bài phát biểu của ngài trước Quốc hội Đức, gợi lên vực thẳm kinh hoàng của chủ nghĩa Đức Quốc xã. Ngài đề cập đến nền tảng của nhà nước pháp quyền tự do, về khó khăn phân biệt điều thiện và điểu ác trong các vấn nạn nhân học cơ bản đang bị đe doạ trong xã hội đương đại.
Kết luận
Các bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức đặt ra cho chúng ta câu hỏi: liệu lý trí khách quan được biểu lộ trong tự nhiên được lý trí chủ quan của con người nghiên cứu và nhận biết, không giả định trước một lý trí sáng tạo vốn tạo nên cả 2, và nhắc lại trách nhiệm của con người với Thiên Chúa, đồng thời công nhận phẩm giá nhân vị. Đức Thánh Cha luôn coi sứ vụ của Giáo hội và của ngài trước tiên là nói với nhân loại về Thiên Chúa, về một Đức Kitô vào lúc nhân loại đang bị tục hoá. Chúng ta nhớ rằng ngài đã thấy hoa trái của Công đồng Vaticano II trong việc tái khám phá đối thoại Giáo hội và thế giới, thì chúng ta cũng hiểu rằng ngài đã cố gắng thực hành một cách cá vị và đề xuất với mọi người một cuộc đối thoại sống động giữa lý trí và đức tin như phương cách cho thiện ích chung và cho ơn cứu rỗi của mọi người. Đó là sứ điệp nổi bật khi đọc những bản văn của ngài.
Trong cuốn sách này, chỉ giới hạn những bài trong thời gian tại vị của ngài. Có thể thấy vấn đề luôn là “một diễn ngôn” tức là các văn bản thực sự được trình bày cách toàn diện trước các nhóm đối tượng cụ thể. Chúng không là các bài biết “nghiên cứu” hay tài liệu của 1 vị thẩm phán, chúng có độ dài hạn chế và được đặc trưng bởi một bối cảnh cụ thể. Có bài thì nói về toàn thể Giáo hội, bài khác về các linh mục trong khủng hoảng lạm dụng tính dục, bài khác nữa nói trong buổi tiếp kiến sau cùng.
Đây là cuốn sách hay để tìm đọc, nghiền ngẫm, để hiểu hơn về sự sâu sắc của một bậc thầy về các nhân đức. Tuy vậy, để đọc và hiểu một cách thấu đáo các bài diễn văn này, người đọc cần có nền tảng kiến thức triết học và Kinh Thánh cơ bản.
(Chủng sinh Giuse Trần Mạnh Cường)