Sức mạnh của thinh lặng | |
Phụ đề: | Chống lại sự độc tôn của thế giới ồn ào |
Tác giả: | HY. Robert Sarah, Nicolas Diat |
Ký hiệu tác giả: |
SA-R |
Dịch giả: | Dòng Phaolô thành Chartres Sài Gòn |
DDC: | 253.5 - Mục vụ tâm lý và Linh hướng |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Lời tựa | 9 |
Dẫn nhập | 13 |
I. Thinh lặng trước sự tra tấn của thế giới ồn ào | 31 |
II. Thiên Chúa không nói lên lời, những tiếng của Người rất rõ | 151 |
III. Thinh lặng: Mầu nhiệm và thánh thiêng | 207 |
IV. Thinh lặng của Thiên Chúa trước sự rối loạn của sự dữ | 253 |
V. Như một tiếng kêu trong sa mạc. Cuộc trò chuyện tại Đan viện Grande Chatreuse | 329 |
Lời bạt | 415 |
Thư mục | 425 |
I. Thinh lặng trước sự tra tấn của thế giới ồn ào.
Sự cô tịch và tĩnh lặng là lữ khách của tâm hồn. Để đi vào trong sự thinh lặng, nếu chỉ dừng lại ở những tĩnh lặng bên ngoài thì chưa đủ. Đó mới là im lặng. Mà im lặng chỉ là một điều kiện của thinh lặng chứ không phải thinh lặng. Thinh lặng là một ngôn từ, một tư tưởng. Nơi đó tập trung mọi lời nói và mọi tư tưởng.
Đối với đời sống tâm linh, sự thinh lặng và Thiên Chúa dường như đồng nghĩa. Bởi vì, Thiên Chúa nói trong thinh lặng và chỉ trong thinh lặng mới có khả năng diễn tả Thiên Chúa. Thinh lặng không phải một sự thiếu vắng. Trái lại, thinh lặng là biểu hiện của một sự hiện diện mãnh liệt nhất trong mọi hiện diện.
Sự ồn ào trong cuộc sống luôn kích động con người. Tiếng ồn ào không giúp ta hiểu được tha nhân. Đức ái sinh ra từ thinh lặng. Đức ái sinh ra xuất phát từ một trái tim thinh lặng có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và đón nhận. Thinh lặng là tình bạn, tình yêu, hoà bình và bình an. Thinh lặng và bình an có cùng một nhịp đập của trái tim.
Nếu không có thinh lặng trước khi nói, lời nói có nguy cơ trở thành chuyện nhảm nhí, vô bổ.
Làm thế nào để có thể đạt được sự tĩnh lặng nội tâm? Câu trả lời duy nhất là trong khổ hạnh, bỏ mình và khiêm nhường. Chúa Thánh Thần là Đấng giúp ta có được sự thinh lặng. Một tâm hồn thinh lặng quả là một giai điệu đành cho trái tim Chúa.
II. Thiên Chúa không nói lên lời, nhưng tiếng của Người rất rõ.
Nhiều người trong chúng ta không thể chấp nhận được sự thinh lặng của Thiên Chúa. Tuy vậy, sự thinh lặng của Thiên Chúa là một lời nói.
Công trình tạo dựng làm một lời nói thầm lặng của Thiên Chúa. Vẻ đẹp không lời của Thiên Chúa cho ta thấy sự “giàu có” của Người, Đấng luôn hiện diện giữa nhân loại. lời nói ấy lại là lời sâu sắc nhất trong mọi lời.
Thiên Chúa luôn thinh lặng. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu thấu được sự thinh lặng của Thiên Chúa. Nhưng, khi chúng ta sống yêu thương, chúng ta mới có thể hiểu được người mình yêu. Cũng vậy, chúng ta chỉ hiểu được về sự thinh lặng của Thiên Chúa nếu ta yêu mến Ngài qua việc yêu mến cầu nguyện.
Sự thinh lặng của Chúa Giêsu chính là sự thinh lặng của Chúa Cha. Sự thinh lặng này ban cho con người mối hiệp thông với những đau khổ, cái chết, sự phục sinh của Đức Kitô. Từ đó, chúng ta được đi vào sự sống của Thiên Chúa. Đây là một sự thinh lặng tuyệt vời. Từ khước sự thinh lặng là một khước từ tình yêu và khước từ sự sống mà Đức Kitô ban tặng cho chúng ta.
Chúa Thánh Thần là Đấng không có dung mạo, không lời nói. Ngài sống thinh lặng từ đời đời. Trong thinh lặng, Chúa Thánh Thần đưa dẫn nhân loại về với Đức Kitô bằng việc nhắc nhớ các giáo huấn của Ngài.
Mẹ Maria, trọn cuộc đời Mẹ đắm chìm trong thinh lặng. Mẹ đã thinh lặng đến nỗi tác giả Tin Mừng ít nói về Mẹ. Mẹ đắm chìm trọn vẹn trong chiêm niệm, thờ phượng và cầu nguyện. Mẹ đã ẩn mình trong Con Mẹ. Sự thinh lặng của Đức Maria là khả năng đón nhận và ghi nhớ.
III. Thinh lặng: mầu nhiệm và thánh thiêng.
Thiên Chúa muốn thông truyền cho chúng ta tình bạn và sự thân thiết của Người. Nhưng Người chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta mở lòng ra với Người bằng một thái độ ngay chính và chân thật. Đứng trước một Đấng Hoàn Toàn Khác, con người phải nhận biết sự nhỏ hèn, nỗi cùng khổ và sự hư vô của mình.
Nếu không có sự khiêm tốn trong cung cách thờ phượng và các nghi lễ thánh thì không thể có tình bạn với Thiên Chúa được. Sự thinh lặng biểu lộ sự nối kết này một cách rõ ràng. Để đạt được sự thinh lặng hiệp thông, sự thinh lặng Kitô giáo trước hết cần có sự thinh lặng thánh thiêng. Sự thinh lặng thánh thiêng cho phép con người vui mừng dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa.
Mầu nhiệm:
Không có thinh lặng, chúng ta bị tước mất mầu nhiệm và thay vào đó chỉ là sự sợ hãi, buồn bã và cô đơn. Đã đến lúc tìm lại sự thinh lặng. Mầu nhiệm của Thiên Chúa, sự khó hiểu của Người là nguồn vui cho mọi Kitô hữu. Hằng ngày chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa mà mầu nhiệm của Người, chúng ta không bao giờ dò thấu được.
IV. Thinh lặng của Thiên Chúa trước sự nổi loạn của sự dữ.
Sự dữ: các Kitô hữu đều biết rằng Thiên Chúa không muốn sự dữ. Nếu như sự dữ xuất hiện thì Thiên Chúa là “nạn nhân” đầu tiên. Sự dữ xuất hiện bởi vì tình yêu của Thiên Chúa không còn được đón nhận, bị hiểu lầm và chống đối.
Phản loạn hoặc thinh lặng cầu nguyện trước sự dữ.
Con người thường quên đi sự hiện diện của Thiên Chúa. Nếu là người có niềm tin không chắc chắn, chúng ta dễ thất vọng và nghĩ rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi mình. Điều này sẽ dẫn đến sự phản loạn. Thinh lặng và cầu nguyện không phải là một sự tháo lui, nhưng chúng là vũ khí mạnh mẽ để chống lại sự dữ. ở trong thinh lặng, con người có thể tránh được một sự dữ lớn hơn.
Tại sao Thiên Chúa thinh lặng trước bao đau khổ của con người. Thinh lặng trước bệnh tật là cơ hội để Thiên Chúa đo lường sự thật của một con người. Bệnh tật là một hy vọng siêu phàm trong sự thinh lặng tuyệt đối của Thiên Chúa. Khi căn bệnh vô phương cứu chữa, thì lời nói không còn ý nghĩa nữa, cần ân cần chăm sóc người chịu đau khổ, để truyền tải cho họ sự gần gũi, ấm áp và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Thinh lặng trước cái chết. Chỉ có một con đường để suy niệm về ý nghĩa của sự ra đi chính là sự thinh lặng nội tâm. Cái chết chính là sự thinh lặng của mầu nhiệm. Sự thinh lặng của Thiên Chúa và sự thinh lặng của cuộc sống.
Làm thế nào mà người Kitô hữu có thể nuôi dưỡng sự thinh lặng?
Câu trả lời được Đức Kitô trao tặng trên thập giá. Nơi đó, chúng ta có thể tìm thấy một Thiên Chúa chịu đau khổ và hy sinh. Chiến thắng của Đức Kitô là nguồn hy vọng và quà tặng của chúng ta.
V. Như một tiếng kêu trong sa mạc
Đây là cuộc trò chuyện tại Đan viện Grande Chartreuse giữa tác giả Nicolas Diat, ĐHY Robert Sarah và viện phụ Dom Dysmas De Lassus. Cuộc trò chuyện nhằm tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi: tại sao phải tìm kiếm thinh lặng? phải giữ thinh lặng như thế nào?
Đánh giá
Đây là một cuốn sách hay nói về sự thinh lặng. Cuốn sách là lựa chọn hữu ích cho những ai yêu thích sự thinh lặng. Bởi vì, những tư tưởng trong cuốn sách sẽ giúp ta nhìn lại tận thâm sâu con người mình.
Cuốn sách phù hợp với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và cả những người trẻ. Cuốn sách cần được đọc với sự nghiền ngẫm để có thể đi vào sự thân mật với Thiên Chúa.
Tuy vậy, để đọc và hiểu được cuốn sách, độc giả cũng cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về thần học, đức tin cần thiết.
(Chủng sinh: GB. Trần Văn Hoàn)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Lm. Minh Vận, CMC
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Maria Paz Marino
-
Tác giả: Michel Wackenheim
-
Tác giả: Joel Osteen
-
Tác giả: Billy Graham
-
Tác giả: Phương Hoài Nhân, OP
-
Tập số: T1Tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Carlo Maria Martini
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Matthew Fox, OP
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Jean Laplace
-
Tác giả: Manresa
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Joseph Tetlow, SJ
-
Tác giả: Thánh I-nhã Loyola
-
Tác giả: William James
-
Tác giả: Jean-Pierre de Caussade
-
Tác giả: Dom. J.B. Chautard, O.C
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Daniel Considine, SJ
-
Tác giả: Charles H. Kraft