1. Căn nguyên sự thay đổi
Mãi đến Công đồng Vaticano II, những chuyển biến hướng đến việc xem xét lại phụng vụ mới xuất hiện. Thế nhưng, có rất ít người ý thức về những chuyển biến đó, và thậm chí có ít người hơn nữa quan tâm đến vấn đề này.
Bối cảnh mới của phụng tự Kitô giáo:
Nhiều bài viết và phát biểu về tương lai của phụng vụ Công giáo thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến khía cạnh khủng hoảng của tình hình hiện nay: lo lắng cho sự tụt dốc hầu như không tránh khỏi tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ liên quan đến linh đạo Thánh Thể vốn dĩ đã tạo nên truyền thống Công giáo.
Những thay đổi khiến nhiều người bối rối, vì rất ít hoặc không có giải thích nào của mục tử cho giáo dân. Thế nhưng, ít nhất cũng có những thay đổi sâu xa hơn đã giúp mang lại sự bổ túc chính thức cho các hình thức phụng vụ và sự đa dạng của bối cảnh dân chúng tham dự Thánh Thể, cho thấy tình hình cải thiện trổi vượt hơn là suy giảm. Những thay đổi phải được thực hiện với ý thức và thái độ nội tâm của người Công giáo khi quy tụ cử hành Thánh Thể.
Một bước ngoặt… thay vì đi “xem lễ”, “nghe” lễ, giờ đây giáo dân tham dự vào phụng vụ, chẳng hạn: công bố các bản văn Kinh Thánh, thừa tác viên Thánh Thể. Đây là những điều mà trước Công đồng Vaticano II chưa từng ai nghe thấy bao giờ.
Ý thức nội tâm của người Công giáo:
Những thay đổi triệt để hơn đang diễn ra trong ý thức nội tại của người Công giáo khi tham dự Thánh Lễ. Những người Công giáo giờ đây biết rõ hơn những gì đang diễn ra trong Phụng vụ. Điều này do sự hiểu biết và dấn thân vào Phụng vụ của người dân ngày càng phát triển.
Sức mạnh của hội nhập văn hoá.
Những nghi thức cử hành trong Thánh Thể được áp dụng cho tất cả các cộng đoàn trên thế giới từ một trung tâm là Roma. Tuy nhiên, chúng ta đã hiểu ra rằng, để có hiệu lực, nghi thức phải được cử hành từ cộng đoàn cử hành nghi thức. Như thế, trong khi trân trọng những chỉ dẫn từ Roma, chúng ta mong chờ sự diễn tả và định hướng cho đức tin và đời sống cho các khu vực khác nhau.
2. Hiểu biết mới về tội lỗi:
Đối với dân chúng, cảm nghiệm thực sự về Thánh Thể đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi, bởi vì những suy nghĩ về Thánh Thể của họ có sự thay đổi căn bản. Sự hiểu biết về tội lỗi là một trong những ảnh hưởng. Nó thay đổi quan điểm mà chúng ta chia sẻ.
Khinh chê thân xác
Trong những thế kỉ đầu tiên của Kitô giáo, Giáo hội thoát khỏi cái nhìn tiêu cực liên quan đến thể xác con người. Tuy vậy, điều này chỉ tồn tại một thời gian ngắn, vì ngay sau đó, chủ nghĩa tinh thần cực đoan kết hợp với triết học Platon đã ảnh hưởng đến quan điểm đạo đức Kitô giáo. Từ thế kỉ III, nó lan tràn vào truyền Giáo phụ, làm gia tăng quan niệm coi khinh thân xác. Tính dục bị xem là một vấn đề xấu, nơi phát sinh cám dỗ và cản trở thánh thiện.
Quan điểm mới về tội lỗi
Quan điểm về tội luỵ đã thay đổi vào thế kỉ XX. Những thay đổi này không phải để phủ nhận nhu cầu của con người cần đến lòng thương xót, nhưng là một thay đổi đáng kể trong sự hiểu biết về tội. Và, kết quả là giảm bớt sự nhấn mạnh thái quá về ơn tha thứ. Một ảnh hưởng cực kì quan trọng khác đó là các công trình nghiên cứu Kinh Thánh. Thiên Chúa không phải là một quan toà thần linh mải miết đòi hỏi con người phải đền bù tội lỗi nhưng là Đấng Yêu thương và tìm kiếm tôi nhân.
Chiều kích xã hội của tội
Một trong những cái nhìn lành mạnh dựa vào việc suy gẫm Tin Mừng đó là sự đánh giá mới mẻ của chúng ta về tội được Đức Giêsu nhắm tới trong giáo huấn của Người. Điểm nhấn của Người là yêu tha nhân.
Không vì sợ hãi.
Nhiều người đang đến với Bí tích Thánh Thể không phải vì sợ hãi, nhưng vì một ao ước thực sự muốn gần gũi với Đức Kitô. Tuy vậy, khi nỗi sợ tan biến, thì động lực đi Lễ cũng cuốn theo chiều gió. Thế là, một vài người không còn đi lễ nữa.
3. Đức Giêsu thực sự.
Chẳng có gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến cử hành Thánh Thể cho bằng những chứng cứ chính xác về Đức Giêsu Nazareth và sứ vụ của Người dựa trên Tân Ước; bởi vì, trung tâm của cử hành này là tưởng nhớ đến Đức Giêsu. Đúng như Người thực sự “là”. Đấng đã và vẫn là Ngôi lời Thiên Chúa.
Trong nhiều thế kỉ, người ta cứ đinh ninh rằng muốn hiểu biết về Đức Giêsu thì có thể dễ dàng cậy dựa vào câu chuyện Tin Mừng. Từ thế kỉ XVIII trở đi, bức tranh về Đức Giêsu được phác hoạ tường minh hơn nhờ những học giả chuyên nghiên cứu phê bình các bản văn, kể cả bản văn Kinh Thánh. Chúng ta khám phá lại nhân tính của Chúa Giêsu và bài học từ nhân tính của Người.
4. Đức Kitô phục sinh.
Đức Kitô phục sinh đang ở với chúng ta. Người không phải là một “bóng ma” nhưng vẫn là một con người thực sự còn sống. Người được hưởng một tình trạng mới trong sự hiện hữu của con người, tình trạng chiến thắng sự chết. Người không chỉ ở trong nhà tạm, trong khi cử hành Thánh Thể, Ngài không bị giới hạn bởi một thời điểm hay một nơi chốn địa lý nào. Đức Giáo Hoàng PhaoloVI đã chỉ dạy chúng ta: sự hiện diện của Đức Kitô Phục sinh là ở nơi những người có đức tin.
Chính cộng đoàn phụng vụ
Từ giữa thế kỉ XX, chúng ta đã dần hiểu rằng vị chủ sự cử hành bất kì Thánh Lễ nào cũng chính là Đức Kitô phục sinh. Dân chúng được quy tụ là chính Thân Mình Đức Kitô.
5. Một Giáo hội đang tiến hoá.
Giáo dân là Giáo hội. Công đồng Vaticano II nói: toàn thể Dân Thiên Chúa thiết lập nên Giáo hội. Cảm thức mới về Giáo hội giúp giáo dân tham dự tích cực hơn vào phụng vụ Thánh thể. Nhiều người đến tham dự Thánh lễ với mong muốn làm được việc gì đó hơn là mong nhận được.
Áp lực xã hội và việc đi nhà thờ. Trước đây, áp lực về việc bỏ lễ Chúa Nhật sẽ mắc tội trọng khiến nhiều người trung thành với bổn phận đi lễ ngày Chúa Nhật. Nhưng, nhiều người trẻ, những động cơ như thế không còn mấy tác dụng. Bởi vậy họ bỏ lễ hoặc không còn tham dự thường xuyên.
6. Cử hành đời sống Kitô giáo
Nếu dân chúng quan tâm, hiểu biết những gì đang diễn ra trong Bí tích Thánh Thể thì phụng vụ sẽ có một ảnh hưởng tốt đẹp trên đức tin và đời sống Kitô giáo của họ.
7. Sức mạnh nghi thức Thánh Thể.
Nhắc nhở mình là người Công giáo, và mình thuộc về một gia đình lớn hơn là Giáo hội. Trong đó, các thành viên hiệp thông với nhau.
Các nghi thức không chỉ nói lên rằng họ thuộc về một cộng đoàn, chúng còn diễn tả bản chất của cộng đoàn.
8. Làm gì đây.
Thánh Thể và cuộc sống hằng ngày.
Thánh Thể và vị thế người môn đệ.
(Chủng sinh Giuse Phạm Văn Tuyến)