Nội dung: Gồm 4 phần lớn và 18 chương nhỏ.
Phần I. Phụng Sự Thiên Chúa
Chương 1: Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô
Vấn đề đích thực: Phải tin những gì? Tín nhiệm nơi ai? Người ta không còn sống bằng đức tin và cũng chẳng tìm cách làm cho kẻ khác thông hưởng ân huệ của đức tin.
Chương 2: Sự khẩn thiết của việc tông đồ
Chúa muốn có việc tông đồ: Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã truyền mệnh lệnh này cho các môn đệ: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Sứ vụ của Hội Thánh: Sứ mệnh của Giáo hội là tiếp tục công việc cứu rỗi và thánh hoá của vị Thủ lãnh bằng cách công bố đến tận cùng trái đất những điều thiện hảo của công cuộc nhập thể và cứu chuộc.
Tông đồ đa diện: Hoạt động của các tông đồ xưa và nay được thể hiện qua việc cầu nguyện, lòng hy sinh, việc giảng thuyết, bác ái, giáo dục, bảo vệ kẻ áp chế, giải thoát tù nhân và biết bao hình thức khác nữa. Mục đích cuối cùng luôn là dâng thế giới cho Chúa qua việc đem Thiên Chúa vào thế giới.
Công trạng giáo dân: Trong mọi thời gian và không gian, chúng ta chứng tỏ mình là người mang một Tin Mừng vĩ đại. Tin Mừng phải được ăn sâu vào mọi giai cấp trong xã hội để làm sống động mọi khả năng tiềm tàng trong đó.
Chương 3: Chứng nhân cho Đức Kitô
Đèn cháy sáng: Đức Kitô đã nói về Gioan Tẩy Giả: “Ông ấy là ngọn đèn cháy sáng”. Mỗi Kitô hữu phải nên như vị thánh Tiền hô làm ánh lửa thiêu đốt và cháy sáng.
Kitô hữu, hiện thân của Đức Kitô: Làm sao tỏ cho người khác biết ta hằng tôn kính Đức Kitô nếu chúng ta không đủ khả năng phi bác các điều sai lầm liên can tới Người.
Lá rụng, nhựa sống tràn lên: Lá rụng không phải là dấu chỉ sự chết, nhưng báo hiệu sự sống. Trong suốt năm dài, những chiếc lá ấy vẫn âm thầm tách lìa khỏi thân, khi thu về lá rụng đầy mặt đất báo hiệu xuân sắp tới nhiều hơn là nói lên nắng hạ đã tắt.
Chương 4: Là công việc của mọi người
Tác hại của sự thiếu hiểu biết: Tai hại lớn lao chúng ta đang gánh chịu lại phát sinh từ nguyên nhân chính yếu là sự dốt nát về những việc Thiên Chúa.
Tầm quan trọng của việc dạy giáo lý: Trước hết, chính các linh mục có bổn phận phải giáo huấn về đức tin cho mọi người. Chính bậc cha mẹ phải là người đầu tiên lưu tâm đến sự phát hiện ý thức tôn giáo nơi con em.
Sống Đức Kitô để biết cách nói về Người: Đức tin sống động nghĩa là dùng mọi cách toả lan Đức Kitô ra xung quanh. Bởi vậy, nơi Giáo hội sơ khai, những người nghèo khó, những nhà buôn, người nô lệ, kẻ làm công đều toả lan Đức Kitô và họ góp một phần lớn lao vào công cuộc tôn giáo của dân Do Thái cũng như của ngoại giáo.
Chương 5: Hoạt động theo chiều sâu
Không có thứ Kitô giáo rẻ tiền: Thời bách hại, mọi người đã sống trong nỗi hiểm nghèo, và do đó, họ sống can trường. Thời đó, người ta đâu có dành tước hiệu Kitô hữu cho những người chỉ bằng lòng tham dự thụ động những cuộc hội họp rồi suốt ngày xử sự như một lương dân hoàn toàn?
Chúa Cha mong tìm những kẻ thật lòng tôn thờ kính tin: Đào tạo nên những kẻ phụng trong tinh thần và chân lý, đó là mục tiêu chính của việc giáo dục Kitô giáo.
Phần II. Trong Ánh Sáng Của Chúa
Chương 6: Ta thuộc về gia đình Thiên Chúa
Một tin quan trọng và vui mừng: Đối với chúng ta, sự kiện sự sống xuất hiện trên địa cầu đến nay vẫn là một điều rất ư huyền diệu. Nó xuất phát từ Thiên Chúa và về cùng Thiên Chúa.
Hiệu quả của phép rửa: Các tài năng trí tuệ, ý chí và tâm hồn chúng ta tất cả được trang điểm bằng nhân đức đối thần và các ơn Thánh Linh, chúng ta có đủ khả năng yêu mến và hoạt động trong môi trường mới. Một ngọn lửa ngày càng cháy mạnh mẽ sẽ nung nấu con tim chúng ta và mở lòng cho mọi người chung quanh. Ngọn lửa này chính là tình yêu Thiên Chúa mang đến cho chúng ta và nó sẽ phải nung nấu cả hoàn vũ.
Chương 7: Sự sống sung mãn
Mọi sự sống đều bắt nguồn từ Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính Người là sự sống, sự sống thật, sự sống sung mãn, sự sống tinh tuyền.
Chỗ đứng của cầu nguyện: Ông Stêphanô, vị phó tế đầu tiên và hăng say nhất đã quỳ xuống cầu nguyện khi bị ném đá như mưa. Sao-lê hằn học đe doạ và bừng bừng sát khí đã bị Thiên Chúa quật ngã trên đường Đa-mát: “Tại sao ngươi tìm hại ta?”.
Sứ vụ tông đồ là một nhu cầu. Qua bao thế kỷ Thiên Chúa đã khơi động nhiều Giám mục, Tiến sĩ, nhà Truyền giáo, Đấng sáng lập dòng hay chuyên viên chép sách, giảng dạy, chịu đựng và làm việc để đem Phúc Âm cho thế giới.
Chương 8: Hoạt động và chiêm niệm
Với các tông phụ và các tiền nhân, thành ngữ đời sống chiêm niệm ám chỉ một đời sống Công giáo, trước hết quy hướng về Thiên Chúa để hiểu biết, yêu mến, chúc tụng, thờ lạy và chiếm hữu Ngài. Đời sống hoạt động và hiệu quả của nếp sống này, đó là tác dụng thứ nhì và bổ túc.
Thiên Chúa là nhu cầu cấp thiết. Con người thật bé nhỏ trước vũ trụ, thật bất lực trước tử thần; dù vậy vẫn lớn hơn các loài thụ sinh, vì có khả năng chiếm hữu Thiên Chúa.
Chương 9: Sự thánh hoá và việc tông đồ
Trong cuộc sống, chúng ta có thể phân biệt được ba lần Chúa kêu gọi, ba lời kêu mời này cấu thành ơn thiên triệu Kitô giáo.
Kêu mời mọi người làm tông đồ: Công đồng Vatican II trong hiến chế “Ánh sáng muôn dân” nói về giáo hội, đã tha thiết nhắc đến ơn kêu gọi mọi người phải nên thánh và làm việc tông đồ.
Phần III. Nhờ Sức Mạnh Của Thiên Chúa
Chương 10: Niềm vui trong đức tin
Sống trong Đức Kitô, bởi Đức Kitô: điều này đòi hỏi chúng ta trước tiên phải ý thức rằng đời sống này là do chúng ta kết hợp với thân thể huyền nhiệm Đức Kitô.
Đời sống Kitô hữu nghĩa là đời sống trong và bởi Đức Kitô. Đây là một kho tàng quý giá không thể nào ước định đúng giá trị của nó được.
Say mê tìm kiếm Đức Kitô: Thánh Phaolô có nói đến những cặp mắt rạng sáng của tâm thần. Cặp mắt này thật cần thiết cho chúng ta nếu muốn khám phá ra đâu là nguồn hạnh phúc và đâu là vinh quang chúng ta được mời gọi tới.
Chương 11: Dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần
Thánh thần là thần trí tạo dựng và thánh hoá. Người là Nước hằng sống, là lửa, là tình yêu thương. Nói cách đầy đủ là quà tặng của Thiên Chúa. Quà tặng này của Thiên Chúa chỉ có một, duy nhất và vô biên.
Hồng ân của Chúa Thánh Thần tạo cho tâm hồn chúng ta một hồ chứa rộng lớn có thể đón nhận vô tận nguồn suối thần linh.
Chương 12: Hãy nếm thử và hãy nhìn coi
Những thử thách và những đau khổ vì Đức Kitô trở nên nguồn suối hoan lạc. Đó là tâm trạng của các thánh tông đồ khi ra khỏi công nghị nơi các Ngài bị đối xử nhục nhã: Các Ngài đầy hân hoan ra khỏi đó vì đã thấy mình xứng đáng được chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu.
Chương 13: Sự sáng suốt và lòng can đảm
Không phải thiếu tự do, thiếu các phương tiện, thiếu sức khoẻ hay thời gian mà đời sống thiêng liêng có thể giảm bớt trong lòng người tín hữu. Không có gì có thể ngăn cản chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa tràn lan trong tâm hồn, nhờ Chúa Thánh Linh, mà Thiên Chúa đã ban cho ta.
Phần IV. Hướng Về Thiên Chúa
Chương 14: Gặp gỡ Thiên Chúa
Một giọt nước không là gì cả và không tạo nên sức mạnh nào nếu người ta để tách biệt. Nhưng khi hợp lại với đại dương, nó góp phần vào sự bao la cùng với tất cả năng lực của biển cả. Dưới nhãn quan Thiên Chúa, lời cầu nguyện của kinh phụng vụ hoà hợp nên một cuộc hợp tấu vĩnh cửu mà Ngôi Lời Nhập thể dâng lên tầng trời cao.
Chương 15: Ta hãy sống phụng vụ
Khi phụng vụ được sống một cách thân mật, sẽ trở thành một nguồn suối vô tận cho sự bình an và bác ái. Phụng vụ bảo đảm cầu xin những gì Chúa muốn, và cầu với toàn thể Giáo Hội và nhờ Giáo Hội. Phụng vụ giúp chúng ta mặc lấy Đức Kitô một cách hoàn hảo hơn, mặc lấy tinh thần, các nhân đức, sức mạnh của Chúa và tắt một lời là đời sống của Chúa.
Chương 16: Cầu nguyện trong lòng
Cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ thân mật với Thiên Chúa. Như vậy, cầu nguyện đòi phải có sự hiện diện, ý thức và tình yêu. Cầu nguyện là diện đối diện, hay đúng hơn là lòng đối với lòng Thiên Chúa, Đấng luôn luôn hiện diện và niềm nở đón tiếp ta. Ngài sẵn sàng đối thoại bất cứ lúc nào và với bất cứ ai. Chính chúng ta không hiện diện với chính mình và không chấp nhận đối thoại.
Chương 17: Leo đường dốc
Con đường dẫn tới thân mật: Tình yêu thanh tẩy, tình yêu soi chiếu, tình yêu hợp nhất, tất cả chỉ là một tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Mục đính thanh tẩy, soi chiếu là hiệp nhất. Đời sống hiệp nhất hay thân mật không phải là lãnh địa mà một số người đặc quyền chiến giữ. Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi đến đó, vì là đòi hỏi mọi con cái Chúa.
Chương 18: Trinh nữ Maria, Nữ vương các tông đồ
Đức trinh nữ đã nhận lãnh Ngôi Lời hằng hữu từ trời và giới thiệu cho thế giới, để chúng ta có thể nhìn thấy và lắng nghe Lời. Đức Maria hợp nhất với sứ mạng của Con mình. Cử chỉ dung nhan Mẹ biểu lộ Mẹ cũng muốn nói. Đôi mắt Mẹ mở lớn như tìm kiếm những tâm hồn mà Mẹ có thể chuyển thông cho họ Ngôi Lời Mẹ đang mang. Từ sự hiệp nhất thân thiết với Thiên Chúa, ngọn lửa sẽ tuôn trào, ngọn lửa đức ái mà Công đồng chung vừa rồi gọi là “Hồn tông đồ”.
(Chủng sinh: Giuse Đỗ Văn Thọ)