Biết mình đang ở đâu | |
Phụ đề: | Khởi đầu cho một cuộc hành trình tâm linh |
Tác giả: | HY. Carlo Maria Martini |
Ký hiệu tác giả: |
MA-C |
DDC: | 253.5 - Mục vụ tâm lý và Linh hướng |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Đôi lời về tác giả | 5 |
Dẫn nhập | 7 |
Bạn tự giúp mình như thế nào? | 15 |
Chương 1: Lạy Chúa, con đang ở đâu? | 13 |
1. Giấc mộng của ông Giacóp | 15 |
2. Giacóp nghĩ ông đang ở đâu? (St 28,10-11) | 17 |
3. Giacóp thực sự đang ở đâu? (St 28,12-16) | 19 |
4. Tôi đang ở đâu? | 26 |
Bài giảng 1: Đi vào mầu nhiệm vượt qua | 34 |
Chương 2: Các điểm qui chiếu cho cuộc đời chúng ta: mất mát và bối rối | 40 |
1. Các tội lỗi tiêu biểu trong Kinh Thánh | 41 |
a. Câu chuyện Cain và Abel | 41 |
b. Câu chuyện tháp Babel | 41 |
c. Những người trẻ có vẻ gần Thiên Chúa | 50 |
d. Những người trẻ thực sự gấn gũi với Chúa | 51 |
e. Nhóm người trẻ Kitô giáo trưởng thành | 52 |
f. Những người trẻ có cái nhìn xa hơn | 53 |
3. Kết luận | 55 |
Chương 3: Những dấu chỉ hữu hình của những điểm qui chiếu vô hình | 57 |
1. Những dấu chỉ do Giacóp đặt ra | 58 |
2. Những kỷ niệm sống động | 61 |
a. Bí tích Thánh Thể | 61 |
b. Kinh Thánh là kỷ niệm thứ hai | 63 |
Bài giảng 2: Cuộc tìm kiếm Thiên Chúa | 68 |
Chương 4: Ông Giacóp khởi hành | 75 |
1. Ông Giacóp khởi hành | 76 |
2. Cuộc sống của chúng ta sau cuộc tĩnh tâm | 84 |
PHẦN 2: CUỘC HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ VỚI CHA | 99 |
Chương 1: Chúng ta hãy trở về với Cha | 102 |
1. Những con đường băn khoăn của cá nhân: “Tôi đứng lên và đi về cùng Cha (Lc 15,18) | 102 |
2. Những băn khoăn của một thời đại: Sự tục hóa và một xã hội không có Cha | 106 |
3. Cuộc đời như một cuộc hành hương tiến về với Chúa Cha | 109 |
Chương 2: Chúng ta hãy lắng nghe mạc khải của Cha | 113 |
4. Cha của Israen | 113 |
5. Abba, Cha của Chúa Giêsu | 117 |
6. Cha của các môn đệ | 120 |
Chương 3: Chúng ta hãy gặp gỡ nhau trong Cha của tất cả chúng ta | 124 |
7. Với những ai tin vào Thiên Chúa | 124 |
8. Với những ai không tin (những người còn đang tìm kiếm và lãnh đạm) | 128 |
9. Với những người nghèo khổ | 132 |
10. Những câu hỏi để kiểm điểm cuộc sống | 135 |
“Biết mình đang ở đâu”, có nghĩa đối với những ai đang di chuyển. Khi bạn thay đổi vị trí, bạn cần phải định hướng lại và tự hỏi, có lẽ sau một đêm trên tàu hoả: tôi đang ở đâu? Làm thế nào tôi đến đây? Chúng ta cần biết mình đang ở đâu, không chỉ về mặt thể lý, nhưng trước hết về mặt tâm linh, đặc biệt khi chúng ta sắp sửa làm một quyết định lớn trong đời. Khi đó, chúng ta cảm nghiệm một nhu cầu về những điểm quy chiếu cho cuộc đời mình và hỏi: bây giờ tôi đang ở đâu? Và tại sao tôi đang ở đây? Nhiệm vụ hiểu biết về chính mình trong Tân Ước gọi là biện phân. Nó là câu hỏi để biết ý muốn và nhận ra lời của Thiên Chúa. Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra kinh nghiệm của Gia-cop để từ đó giúp bản thân mỗi người nhận ra được mình đang ở đâu và tại sao? Khi đọc đoạn Kinh Thánh St 28, 10 - 22 chúng ta có thể thấy nó như một biểu tượng cho nỗ lực của mình muốn hiểu chúng ta đang ở đâu và cũng là để nhận ra được Lời Chúa dành riêng cho mỗi người.
Chương I: Lạy Chúa, con đang ở đâu?
St 28,10-16 nói về giấc mộng của ông Gia-cop. Chúng ta có thể chia văn bản thành 2 phần: phần đầu cho thấy ông Gia-cop cô đơn, phần hai cho thấy trong giấc mộng Gia-cop ở với Thiên Chúa: dường như rất lợi ích cho chúng ta khi chia thành hai phần với hai câu hỏi tương ứng.
- Câu hỏi thứ nhất: “Gia-cop nghĩ ông đang ở đâu”. Về địa lý ông đang ở một nơi gọi là Beth-El. Ở đây, ông cảm thấy mình bị mất mát, bị bỏ rơi, bị tước đoạt. Ông không cảm thấy mình đang ở nhà, ở một nơi không có mối liên hệ có nghĩa. Tiếp đó, ông cũng mất đi điểm quy chiếu nơi người thân, bạn bè, ông không còn sự bảo vệ của người mẹ. Ông phải từ bỏ người cha già mà không nói được lời từ biệt vì xung đột với anh trai. Ông không còn bình an nữa. Ông đã đoạt quyền trưởng nam của anh trai một cách dối trá. Tội của ông khiến lương tâm ông phiền muộn. Ông lạc lõng, cảm thấy mình chẳng còn cậy dựa vào được thứ gì trên đời.
- Câu hỏi thứ 2: “Gia-cop thực sự đang ở đâu?” Trong giấc mơ, Thiên Chúa cho ông biết rằng Ngài luôn dõi theo ông, chăm sóc và bảo vệ ông. Thiên Chúa chăm sóc để ý đến mọi người. Từ đó, chúng ta ý thức về đau khổ, những người đi qua cuộc đời chúng ta trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Mặc khải này là điểm quy chiếu đầu tiên và là trọng tâm cho cuộc đời mỗi người.
Chương II: Các điểm quy chiếu cho cuộc đời chúng ta: mất mát và bối rối.
Trong phần này, tác giả sẽ tập trung vào các thứ tội, sự yếu đuối và những điểm tốt của thời nay.
- Các tội điển hình trong Kinh Thánh:
+ Câu chuyện Cain và Abel: có lẽ là lỗi lầm đầu tiên của Cain là một của lễ không hoàn hảo.
+ Câu chuyện tháp Babel: con người nghĩ rằng họ không còn bị giới hạn các khả năng của mình, họ có thể vươn tới trời cao bằng nỗ lực riêng của họ.
- Các điển hình ngày nay:
Chương III: Những dấu chỉ hữu hình của những điểm quy chiếu vô hình:
Những dấu chỉ do Gia-cop đặt ra:
- Trước hết, chúng ta thấy ông hô lên: “quả thật, có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết”, một lời diễn tả sự ngạc nhiên và lòng biết ơn của ông. Chính sự gặp gỡ này của ông làm cho ông ý thức về trách nhiện của mình bằng những dấu chỉ hữu hình.
Chương IV: ông Gia-cop khởi hành.
Ông Gia-cop khởi hành sau giấc mơ. Ông tràn đầy hy vọng, tin tưởng, nhiệt tình và niềm vui, không còn cay đắng thất vọng nữa. Trong St 32, chúng ta thấy Gia-cop đối diện với Esau, người mà 14 năm trước đã muốn giết ông. Ông lo âu, sợ hãi. Ông đã cầu nguyện và đã có 1 cuộc vật lộn với Thiên Chúa. Ông đã chiến thắng và đã được Người chúc phúc và đổi tên thành Israel. Cuối cùng, trong St, 35 Gia-cop trở lại Beth-El, nơi khởi đầu của cuộc hành trình thiêng liêng của ông, và thực thi lời hứa của mình.
Cuộc sống quanh ta. Khi suy tư về Gia-cop, chúng ta trở lại với hoàn cảnh của mình. Cũng như Gia-cop, chúng ta đi sâu vào những dấu chỉ để thấy được thánh ý Thiên Chúa, để thay đổi bản thân và cũng để lên đường như Gia-cop quay trở về nhà Thiên Chúa nơi Lời và Mình Máu của Ngài luôn hiện diện mỗi ngày.
Phần 2: Cuộc hành trình trở về với Cha.
Chương 1: Chúng ta hãy trở về với Cha.
Cách chung nhất là chối bỏ cái chết. Trong dụ ngôn “người cha nhân hậu”, lý do người con thứ bỏ nhà ra đi thì cũng tương tự với lý do con người ngày nay muốn rời bỏ Cha. Chúng ta muốn làm chủ đời mình, muốn làm bất cứ điều gì mình thích. Vì thế chúng ta loại bỏ Cha, coi như Cha không còn nữa. Kinh nghiệm về nghèo khổ khiến người con thứ cảm thấy như mình đã chết. Khi ta tưởng mình đã chết, cô độc hoặc không ai quan tâm thì khi ấy, khát vọng về một Đấng khác nổi lên. Đấng ấy làm cho chúng ta được yêu thương và Đấng ấy cũng làm cho những băn khoăn của chúng ta tan biến đi. Từ đó, chúng ta có thể như người con thứ: “đứng lên và về cùng Cha”.
Chương 2: Chúng ta hãy lắng nghe mặc khải của Cha.
- Cha của Israel: Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người cha đã mang tất cả những nét đặc trưng của Thiên Chúa: ông khiêm tốn bởi vì ông tôn trọng các quyết định của người con, ngay cả khi nó làm tổn thương ông. Thiên Chúa của dân Israel yêu thương dân quá đỗi và Ngài tôn trọng quyết định của họ đến nỗi như Ngài đang chống lại chính mình. Một vị Thiên Chúa khiêm nhường, cảm thông, mong chờ trong đau khổ những đứa con ngỗ nghịch trở về.
- Abba, cha của Chúa Giêsu. Đây là lời Chúa Giêsu nói trong vườn cây dầu. Trong cơn thống khổ, Chúa Giêsu dạy ta làm con Thiên Chúa. Ngài làm việc này qua việc đón nhận nỗi âu lo. “Cha ơi” diễn tả mối liên hệ đầy tin tưởng mà người dành cho Cha mình.
Chương 3: Chúng ta hãy gặp gỡ nhau trong Cha của tất cả chúng ta.
Với những người tin: sống tin thần theo Bài giảng trên núi. Thái độ này loại bỏ các hình thức chối bỏ đức tin, là cuộc đối thoại liên tôn được hướng dẫn trong sự trung tín với niềm tin riêng của chúng ta để biết nghe nhau, chấp nhận người khác.
Với những người chưa tin: người môn đệ phải tự kiểm thảo, đừng để mình lười biếng trong đời sống tâm linh. Làm như thế chúng ta sẽ trở nên như “ngọn lửa thiêu đốt” để đối thoại với những người khác.
Với những người nghèo khổ. Chọn lựa đứng về phía người nghèo khổ là điều Giáo hội tuyên bố trong nhiều bối cảnh khác nhau. Để làm tôn vinh Cha, chúng ta phải vượt não trạng hẹp hòi. Làm như vậy, người ta sẽ nhận ra Cha chung của chúng ta.
(Chủng sinh: Vinh sơn Ngô Minh Sang)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Lm. Minh Vận, CMC
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Maria Paz Marino
-
Tác giả: Michel Wackenheim
-
Tác giả: Joel Osteen
-
Tác giả: Billy Graham
-
Tác giả: Phương Hoài Nhân, OP
-
Tập số: T1Tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Carlo Maria Martini
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Matthew Fox, OP
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Jean Laplace
-
Tác giả: Manresa
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Joseph Tetlow, SJ
-
Tác giả: Thánh I-nhã Loyola
-
Tác giả: William James
-
Tác giả: Jean-Pierre de Caussade
-
Tác giả: Dom. J.B. Chautard, O.C
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Daniel Considine, SJ
-
Tác giả: Charles H. Kraft