
Tự do trong thần khí | |
Phụ đề: | Tập sách hướng dẫn thiêng liêng |
Nguyên tác: | La liberté dans l'esprit |
Tác giả: | Jean Laplace |
Ký hiệu tác giả: |
LA-J |
Dịch giả: | An Sơn, Lâm Nguyễn |
DDC: | 253.5 - Mục vụ tâm lý và Linh hướng |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Dẫn nhập | 5 |
Chương 1: Đối thoại | 9 |
Chương 2: Quan hệ | 27 |
Chương 3: Cái nhìn | 49 |
Chương 4: Tự do | 65 |
Chương 5: Thời giờ | 81 |
Chương 6: Thử thách | 107 |
Chương 7: Cầu nguyện | 125 |
Chương 8: Thần Khí | 143 |
Chương 9: Chứng nhân | 165 |
Chương 10: Nói lại mọi sự | 181 |


Dấn thân trong việc hướng dẫn thiêng liêng đòi hỏi hành vi đức tin và tự do Thiên Chúa ban cho để mở lòng ra với Thần Khí. Người hướng dẫn là người làm chứng cho hoạt động của tự do và Thần Khí. Ở đó tự do được khơi dậy để phó thác cho Thần Khí. Thần Khí tự thông ban để đưa con người đến tự do hoàn toàn. Trong cuộc phưu lưu của đời sống thiêng liêng, có nhiều nguy hiểm nhưng lại mở đường cho con người tham dự vào sự sống của Thiên Chúa, “quyền trở nên con cái Thiên Chúa”. Đó là điều kiện của đời sống trong Thần Khí, là sức mạnh tinh thần của tất cả việc giáo dục thiêng liêng chân thật. Người hướng dẫn thiêng liêng có nhiệm vụ phải giúp đỡ cho cuộc gặp gỡ giữa tự do và của Thần Khí.
Chương I: Đối thoại
Tất cả mọi loại giáo dục (cả giáo dục thiêng liêng) đều bắt đầu bằng đối thoại. Trước hết, là hai con người đối thoại: 1 người gợi ý, người kia phản ứng, và dựa trên những phản ứng đó mà cuộc đối thoại tiếp diễn. Ngoài ra cũng cần phải biết những gì người này và người kia mong muốn mà cả hai tìm cách đáp ứng những mong muốn ấy. Cuộc đối thoại này có 1 mục đích rõ rệt. Họ tìm đời sống trong Thần Khí và mong muốn trở nên dễ bảo dưới tác động của Thần Khí.
Socartes đã từng nói: giao tâm hồn mình cho người khác là một việc nghiêm trọng. Thánh Têrêxa Avilla cũng nói: giữa cả ngàn người mới chọn được 1 người hướng dẫn. Có những lẫn lộn giữa việc giải tội và hướng dẫn thiêng liêng nên chỉ dừng lại ở 1 vài lời khuyên trong Bí tích Rửa tội. Họ quên rằng hướng dẫn thiêng liêng không phải là đặc quyền của chức Linh mục. Việc hướng dẫn thiêng liêng tuỳ thuộc vào trình độ thiêng liêng đạt được của người hướng dẫn và đặc sủng riêng của họ. Thật vậy, có những trình độ khác nhau trong việc hướng dẫn thiêng liêng. Người hướng dẫn trước khi làm công việc của mình phải ý thức rằng: có nhiều con đường khác nhau, nên phải ý thức về sự khác biệt của mỗi người, về các đường lối khác nhau mà Thần Khí hướng dẫn họ. Qua Phúc Âm ta cũng thấy được những cách thức khác nhau mà Chúa Giêsu đã nói chuyện với họ để khơi dậy khái niệm Nước Trời nơi tâm hồn họ. Cũng thế, mỗi người đều được Ngài đón tiếp cách riêng và được đối thoại như thể họ là người duy nhất.
Có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu bảng xếp loại. Đứng trước tất cả mọi trường hợp này, người hướng dẫn thiêng liêng vừa phải sáng suốt, có một khoảng cách vừa đủ về lòng nhân lành sâu xa và chiều sâu thiêng liêng. Như vậy, quả tim mỗi người đã được mở ra với sự sống của Thần Khí. Cả hai đều trong tự do là mở lòng ra với ân sủng. Do đó, họ bình an, không lo lắng đến lời đã nói hay phải nói. Sự lạc quan được xây dựng trên đức tin là cái người ấy đã chứng thực. Được xác tín, họ tin rằng dù trong những trạng huống đen tối nhất, vẫn có thể cho họ thấy họ được yêu thương. Ngoài ra cần phải nói đến sự thinh lặng, lắng nghe. Qua thinh lặng, con người gặp được Thần Khí, Đấng chỉ dẫn cho cả 2 người. Ta thường hối hận vì vội, hiếm khi hối hận về sự im lặng của bản thân.
Chương II: Quan hệ
Mối quan hệ cần được thiết lập ngay tức khắc giữa người được hướng dẫn và người hướng dẫn.
Cuộc gặp gỡ thiêng liêng không phải là cuộc gặp gỡ bình thường mà nó phải được quan tâm bằng con tim. Vì thế, thái độ gặp gỡ trong cuộc tiếp xúc đầu tiên có tính quyết định. Người hướng dẫn thiêng liêng phải có cái nhìn vượt ra khỏi những cái bên ngoài của người mình đang hướng dẫn. Bên cạnh cuộc gặp gỡ thoáng qua, còn có những cuộc gặp gỡ định kì, đặc biệt là những cuộc gặp gỡ của những người đến trình bày về kinh nghiệm đời sống trong Thần Khí của họ. Đó là đồng hành thiêng liêng hay tình bạn thiêng liêng. Tất cả mối quan hệ này, ngay khi đạt đến chiều sâu của con người, các mối quan này mang dấu ấn của sự quan phòng duy nhất và phổ quát. Cuộc gặp gỡ này đặc biệt trở thành dấu hiệu, biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa bao trùm tất cả tạo vật.
Trong các cuộc gặp thiêng liêng, thoáng qua hay dài lâu, đó là đảm bảo cho tính đích thực và làm cho phong phú. Một cảm tính lành mạnh, vững chắc và cởi mở, không bị lung lạc vì chuyển động họ cảm nhận, kín múc trong tình yêu nhận được từ Thần Khí.
Chương III: Cái nhìn
Đối thoại muốn khơi dậy cái nhìn của đức tin, để qua thế giới hữu hình chúng ta khám phá được thế giới vô hình. Kinh Thánh giúp cho việc đào tạo cái nhìn này để chúng ta có thể bước đi trong ánh sáng. Cái nhìn của Kinh Thánh là cái nhìn toàn diện. Nó bao gồm cả vũ trụ hữu hình và vô hình và thấy được tất cả thực tại nó đi qua nhờ ước muốn của Thần Khí. Như Pascal viết, chính Chúa Giê-su là nơi thích hợp nhất để nhìn con người sống trong thế giới này, sự cao cả cũng như sự khốn cùng của con người. Đức Giê-su mở cho chúng ta một con đường ánh sáng dẫn chúng ta đến các bí ẩn của cuộc sống. Để tạo cho chúng ta một cái nhìn không gì tốt hơn là chiêm ngưỡng, cái nhìn của Đức Giê- su khi Ngài nhìn thế gian này với cái nhìn của quả tim tinh tuyền, mà sau này Ngài sẽ nói, Ngài thấy Thiên Chúa và nhìn tất cả mọi sự trong Thiên Chúa. Đức Giê-su mời gọi chúng ta khai triển cái nhìn của quả tim để thấy sự việc như Ngài thấy. Như mọi giác quan, cái nhìn này phải được thực tập để lớn lên bằng sự hoán cải, qua đó con mắt ngay thẳng và được thanh lọc cố gắng để nhìn mọi việc và nhìn chính mình trong ánh sáng của Thiên Chúa. Sự hoán cải này là sự hoán cải của đức tin. Như vậy, đối thoại thiêng liêng trở thành việc huấn dạy cái nhìn chiêm ngắm, không phải để chạy trốn thế gian này, nhưng để có cái nhìn về sự việc, các biến cố, các con người theo cái nhìn sự thật, cái nhìn của Đức Ki-tô Phục Sinh nhìn thế giới trong cái trong suốt của Thần Khí.
Chương IV: Tự do
Kinh nghiệm dạy cho vị thầy hướng dẫn thiêng liêng biết không có gì hoàn thành được nơi một con người nếu người ấy không hiểu được tự do của mình, dù cho sự hiểu biết này làm cho họ đo lường thấy sự bất lực và yếu đuối của họ. Đời sống thiêng liêng chỉ phát triển hài hòa nơi một người ở mức độ bản chất tự nhiên trong con người họ và sự tự do, cả hai được triển nở dưới tác động của ân sủng. Ai dấn thân trên con đường Thần Khí, cảm nhận nhu cầu cần có quân bình giữa tự do và yêu thương. Cách thức Đức Ki-tô nói về tự do và tình yêu gợi ý cho cách làm của người cha thiêng liêng. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng trong kinh nghiệm cá nhân của người cha thiêng liêng về tự do và tình yêu, kinh nghiệm này giúp ông tránh thái độ cứng rắn khiến ông lo lắng quá trong việc trung tín với một quy tắc và đã mở con mắt quả tim cho ông. Trong việc giáo dục để có tự do, cần phải quan sát cái mà tôi gọi là qui luật của những áp lực. Một mặt, phải tôn trọng bản chất tự nhiên, để ý đến trình độ tự do mà mỗi người đạt đến được. Mặt khác, phải luôn giữ quả tim rộng mở với các tiếng gọi mới của tình yêu. Chấp nhận và vượt lên trên. Trong tất cả, Đức Ki-tô đã sống vâng phục Chúa Cha và chỉ tìm vinh quang cho Chúa Cha. Do đó, khi đã đưa tất cả vào tinh thần của quả tim, Ngài đã có tự do này làm chứng cho tình yêu để không khép mình trong các công việc của mình, bạn hãy bước theo Đức Giê-su trong tinh thần Tám Mối Phúc Thật, trong tất cả những gì bạn làm, bạn mở lòng ra với tình yêu. Bên cạnh đó còn một sự căng thẳng nữa đó là ăn sủng và tự do, cái căng thẳng sống còn cho những ai muốn trung thành với Thần Khí. Nó làm cho tất cả các hoạt động của chúng ta có cái năng động của Thần Khí, cái đem con người đi về tới tận cùng các tầm sâu thẳm của con người, làm cho sự tự do của con người trở về với Đấng đã ban cho con người cái tự do ấy, để nhận từ nơi Người sự hoàn tất.
Chương V: Thời giờ
Nguy hiểm lớn của người hướng dẫn thiêng liêng là mất kiên nhẫn. Người hướng dẫn thiêng liêng nếu muốn thực hành công việc của mình và công việc của Thần Khí giao cho mình thì phải biết dùng thì giờ. Để hiểu ý nghĩa của thời giờ, người hướng dẫn thiêng liêng chỉ cần suy gẫm Lời Chúa, để nhận được ở đó bài học về việc gieo giống. Kiên nhẫn, nhưng không ngừng đi tới. Luật của hạt giống là luật của sự tiến bộ không ngừng. Vì thế, cũng như ngôn ngữ của sự trung tín với điều đã ban cho ta từ lúc khởi đầu, ngôn ngữ của đời sống thiêng liêng luôn là ngôn ngữ vượt thời gian của việc thăng tiến và cả hai cùng thăng tiến trong đức tin. Gieo mầm và hứa hẹn của mùa gặt, chúng ta sống việc gieo mầm này trong Đức Ki-tô. Chính sống sự gieo mầm này mà chúng ta có thể làm cho thời gian có được ý nghĩa của nó cho Thiên Chúa. Để mô tả tiến bộ này, các nhà thiêng liêng nói đến ba con đường thanh luyện, giác ngộ và hiệp nhất. Điều hiển nhiên đối với họ là Thiên Chúa chỉ có thể là Tình Yêu, sự tha thứ và lòng trìu mến. Họ trưởng thành qua việc quên mình hoàn toàn trong tình thương xót mọi người. Ngoài ra vai trò của các phép Bí tích cũng cần thiết trong việc hướng dẫn thiêng liêng. Đức Ki-tô đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Ngài qua các Bí tích. Các Bí tích là sự trợ giúp cho những yếu hèn của chúng ta mà Ngài ban cho những ai tin vào Ngài. Vì thế, người hướng dẫn thiêng liêng phải duy trì nơi người thụ hưởng ý nghĩa của các phép Bí tích. Hơn nữa, muốn cho người học trò tiến bộ, người hướng dẫn thiêng liêng thường nghĩ rằng nên học cái truyền thống gọi là các lối sống thiêng liêng hay các linh đạo. Mỗi lối sống thiêng liêng khơi dậy trong tôi lòng ngưỡng phục trước các cách diễn tả khác nhau của màu nhiệm không thể diễn tả này. Từ đó, một phương pháp tốt là phương pháp giải thoát ta ra khỏi chính mình và mở con người mình ra đến với sự tự do của Thần Khí.
Chương VI: Thử thách
Tự do, lý tưởng đời sống chỉ có thể khám phá ý thức thật của nó đó là khả năng hiến tặng và tình yêu. Tự do phát triển như hạt giống, muốn được tăng trưởng phải va chạm với thời gian và thử thách, thời gian biến thành thử thách. Khi nói đến thử thách, chắc chắn chúng ta nghĩ ngay đến những biến cố đau đớn, để biến cố trở thành thử thách cho tự do, chúng ta cần vượt qua biến cố này để thấy được ý nghĩa của nó, đó là tình yêu. Để giữ đúng ý nghĩa chính xác của thử thách trong một tinh thần tự do càng lớn lên, sự giúp đỡ của người hướng dẫn thiêng thiêng cần thiết một cách đặc biệt. Biến cố của thử thách làm chúng ta đặt lại vấn đề và Kinh Thánh trình bày cho chúng ta ý nghĩa của thử thách dưới khía cạnh của giáo dục. Đối với người tín hữu là những người được kêu gọi để đối diện và chấp nhận thử thách. Với họ, thử thách của một đời người trở thành thử thách của đức tin, một giáo dục vào Tình Yêu duy nhất. Chính người hướng dẫn khi giúp đỡ người khác, cũng phải chấp nhận đi qua các đêm tối là thử thách, để từ đó cũng là một kinh nghiệm thiêng liêng để có thể giúp cho người thụ hướng biết sống trong tự do của họ và biết chờ đợi bình an của Thần Khí.
Chương VII: Cầu nguyện
Cầu nguyện là một nghệ thuật tế nhị, người dạy phải tỏ ra rất tinh tế. Ngay từ lúc đầu, có thể người ta quên rằng vị thầy duy nhất là Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói, chính Chúa Thánh Thần là người cầu nguyện trong chúng ta. Thế mà con đường của Thần Khi thì không lường trước được Thần Khí dạy người này con đường này, người khác con đường khác. Năng động và thụ động trong cầu nguyện đều dẫn đến lời cầu nguyện duy nhất và chân thật đó là lời cầu nguyện của Chúa Giê-su, mà chính nơi đây, là nơi lời cầu nguyện của chúng ta gặp gỡ. Bên cạnh đó, trợ giúp của người hướng dẫn cần thiết trước hết là giúp chúng ta có thái độ đúng. Việc đọc Kinh Thánh thường xuyên giúp cho họ làm được điều này. Không chỉ lấp thời gian dự định bằng lời cầu nguyện mà phải gặp Chúa Giê-su trong lòng. Trong tiến trình cầu nguyện, hãy học vươn lên qua niềm vui, nỗi buồn, nước mắt, không cuồng nhiệt, không lấy làm lạ, không tự lên án mình. Hãy biết chính Thiên Chúa lấp đầy bạn và thanh luyện bạn. Hãy học để sống đời cầu nguyện trong tự do của Thần Khí.
Chương VIII: Thần Khí
Thần Khí không phải là những gì chúng ta có thể gói kín lại trong các khái niệm. Người hiện diện mọi nơi và có tính sáng tạo, hiện diện trong thân tình và yêu thương. Người là Thiên Chúa, với tư cách là sự biểu lộ của Chúa Cha, không phải như Ngôi Lời hay Hình Ảnh được bảy tỏ, nhưng là Thần Khí hay Hình Ảnh biểu đạt. Ý thức về đời sống nhờ Thần Khí, chúng ta có thể dần tiến đến mầu nhiệm mà Đức Giê-su vén mở cho chúng ta trong bí ẩn. Chúa Thánh Thần trong tâm điểm mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính Thần Khí đã làm cho con người giống hình ảnh thần linh và hoàn tất dự định vĩnh cửu của Thiên Chúa trên vũ trụ. Sự hiện diện của Thần Khí là sự hiện diện của tình yêu và tự nguyện. Cũng như tình yêu, sự hiện diện này tự động và đòi hỏi phải hoàn tất, đó là sự ưng thuận của tạo vật. Đối với Đức Maria, khi nói lời xin vâng với ân sủng, Mẹ đã trở thành người đàn bà đầy ân phúc. Mẹ đã dâng hiến toàn thân và đưa Mẹ đến tột đỉnh công trình của Thiên Chúa mà nhờ đó nhân loại được kết hợp với Thiên Chúa. Chúng ta thấy chúng ta còn ở xa biết là chừng nào cuộc sống lý tưởng để được tự do trong Thần Khí. Để đến gần lý tưởng này, chúng ta cần phải đi vào một cuộc chiến, đó là cuộc chiến phân định thần loại. Một vài quy tắc của việc nhận định:
- Trong mọi hoàn cảnh, chấp nhận sống với những gì mình có và học để vượt qua.
- Để tư tưởng của Thiên Chúa tràn ngập con người mình, để chỉ vui sống trong Người và với Người.
- Sàng lọc tất cả mọi chuyển động nội tâm, để làm công việc nhận định cách tốt nhất.
- Sàng lọc tất cả mọi chuyển động nội tâm, để làm công việc nhận định cách tốt nhất.
Cách nhận định được làm từ bên trong những gì bạn sống, bạn sẽ vượt qua được mọi trạng thái tâm hồn và làm cho bạn sẵn sàng nhận ra tác động của Thần Khí.
Chương XI: Chứng minh
Người hướng dẫn thiêng liêng nói đến Giáo Hội là nói đến việc cảm nhận các chiều kích thần linh và phổ quát của Giáo Hội. Vì thế, người hướng dẫn thiêng liêng là chứng nhân của tự do mà Thiên Chúa cho con người. Người cha thiêng liêng là người ngay từ đầu, dự đoán được mục tiêu và cho ý nghĩa của ân sủng luôn luôn hiện diện. Ông giúp để cho cuộc sống bên kia. Hơn nữa, còn là chứng nhân của thế gian vượt qua chính bản thân mình, cách ông ở với thế gian này là cách ông ở với Thiên Chúa. Đời sống của ông được thống nhất qua sự hiện diện của Thần Khí tác động trên ông, ngay cả khi ông khốn cùng trước mắt người khác, là chứng nhân, tin chắc vào lời Chúa thâm nhập trong con người mình, người hướng dẫn thiêng liêng cùng xuống tàu và cùng đi đến nơi Thần Khí gửi đi. Bằng cách ông tham dự vào ân sủng phổ quát của Thần Khí trong Người và trong vũ trụ, xây dựng nên thân thể Giáo Hội, hiền thê của Đức Ki-tô.
(Chủng sinh Vinh Sơn Ngô Văn Thắng)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Lm. Minh Vận, CMC
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Maria Paz Marino
-
Tác giả: Michel Wackenheim
-
Tác giả: Joel Osteen
-
Tác giả: Billy Graham
-
Tác giả: Phương Hoài Nhân, OP
-
Tập số: T1Tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Carlo Maria Martini
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Matthew Fox, OP
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Manresa
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Joseph Tetlow, SJ
-
Tác giả: Thánh I-nhã Loyola
-
Tác giả: William James
-
Tác giả: Jean-Pierre de Caussade
-
Tác giả: Dom. J.B. Chautard, O.C
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Daniel Considine, SJ
-
Tác giả: Charles H. Kraft