Cuốn sách “cuối cùng Ta cũng tự do” của tác giả Maria Paz Marino nhưng những ý tưởng, những bài giảng được rút ra từ lời giảng dạy của cha Anthony De Mello (1 thần học gia, triết gia và bác sĩ tâm lý) giúp tác giả đi sâu vào 1 cuộc xét lại thái độ con người trong bối cảnh của 1 nền văn hoá tỉnh ngộ, trên bình diện cả đạo lẫn đời.
Chương 1: Tác giả đã đề cập đến sự “tỉnh thức” trong 1 xã hội đang ngủ quên. Ông nói rằng: “giác ngộ chính là tỉnh thức”. Ở Phương Đông, giác ngộ chính là tỉnh thức và khi tỉnh thức ta mới đi vào chân lý và thoát ra khỏi xiềng xích và đi vào tự do của mình. Ông còn chỉ ra rằng: liệu bạn đang ngủ hay tỉnh thức. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phán: “Lạy Chúa, lạy Chúa mà không làm điều tôi bảo”. Nếu bạn không biết nghe điều Chúa yêu cầu và nếu bạn bỏ thì giờ để tạo ra một Thiên Chúa ‘lấp đầy chỗ trống” vừa tầm với những vấn đề, những mong muốn của bạn thì theo tôi, bạn đang ngủ. Tác giả còn đưa ra những cách giải quyết vấn đề nếu chúng ta đang ngủ. Khi mắt bạn mở ra, bạn sẽ nhìn thấy rằng mọi sự thay đổi vì cách nhìn của bạn đã thay đổi.
Chương 2: Cuộc sống chính là giây phút này đây.
Chương này, tác giả sẽ giúp chúng ta nhận ra đâu là mộng tưởng và đâu là hiện thực. Hạnh phúc mà bạn khắc khoải tìm kiếm thì không thể bị lệ thuộc vào một điều mà bạn mong muốn thiết tha, nếu không, bạn sẽ rơi vào ảo tưởng. Nhưng tình yêu không chấp nhận nỗi khổ và sự sợ hãi. Nó vượt thắng mọi xiềng xích, thoát ly khỏi ràng buộc, khi vứt bỏ dây trói, chúng ta có khả năng nhìn thấy thực tại.
Chương 3: Tác giả nói về “bản giao hưởng”. Chương này, tác giả nói về “tình yêu” nhưng để bạn tự do như làn gió. Hạnh phúc không phải là người bạn của tôi, nhưng tôi hạnh phúc vì tôi sống cùng người ấy. Trước đây, bản giao hưởng chỉ vang lên khi chúng tôi ở bên nhau, bây giờ, tôi vui mừng khi bạn tôi ở bên, nhưng cũng vui khi bạn tôi ra đi. Tôi không lo ngại rằng họ quên tôi. Bởi vì, khi họ ra đi, họ mang theo tất cả những gì tôi trao tặng họ. Như vậy, dù họ đến và đi, tôi không phàn nàn vì tình yêu cần sự tự do.
Chương 4: Hạnh phúc.
Bạn đã thực sự hạnh phúc, nhưng bạn lại “bịt tai”. Khi bạn khổ, bạn tin rằng một ai khác chịu trách nhiệm về nỗi khổ của bạn. Nếu bạn thức tỉnh, bạn sẽ thấy hạnh phúc và không có gì có thể làm cho bạn khổ. Muốn hạnh phúc bạn chỉ cần xoá đi những suy nghĩ sai lầm và những ảo tưởng ngăn cản không cho bạn nhìn thấy sự thật.
Chương 5: Vấn đề văn hoá
Hãy bước ra khỏi lập trình sẵn. Muốn thức giấc thì phải nhận ra rằng cuộc đời có những lúc thăng trầm. Ta lên cao khi ta thấy hạnh phúc và ngược lại. Văn hoá đích thực ấy là biết giải thích và thấm nhuần chân lý sự sống bằng cách xoá bảo những ngăn cản sự phát triển tự nhiên của con người trong một tình huynh đệ phổ quát.
Chương 6: Chỉ có hiện tại là đang sống.
Sống giây phút hiện tại nghĩa là phải từ bỏ những kỉ niệm để tiếp cận các con người và các biến cố như là một cái gì hoàn toàn mới, phải mở lòng trước điều bất ngờ mà từng phút giây đem đến. Chỉ trong giây phút hiện tại mới là quan trọng vì sự sống chính là hiện giờ.
Chương 7: Bóng ma của quá khứ.
Trong chương này, tác giả cho chúng ta nhận ra những nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi không bao giờ do thực tế gây nên. Bạn sợ là vì bạn cảm thấy mình bị đe doạ bởi một thứ gì đó mà kí ức bạn đã ghi nhận. Có thể đấy là 1 kỉ niệm trong quá khứ hoặc một biến cố mà người ta đã trình bày cho bạn như là tiêu cực. Hệ quả là những nỗi sợ hãi không thể kiềm chế được và phi lý nó cứ trở về mãi, như bóng ma. Để thoát ra khỏi cái bóng ma đó, tác giả đã đưa ra một trò chơi tâm lý…
Chương 8: Cách cư xử của một người cha nhân lành.
Những mánh lới trong tình cảm.
Chương 9: Bạo lực đội lốt nhân từ
Tính háo danh, 1 loại ma tuý: sự tán thưởng, lời khen,… gây nghiện cho ta, và sẽ làm ta đau khổ khủng khiếp. Hãy nhớ lại đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu giải tán đám đông đã đến nơi thanh vắng cầu nguyện. Chỉ những người biết thoát ly khỏi người khác mới có thể yêu thương đúng với bản chất của người ta.
Chương 10: Sự chân chính
Người ta bảo rằng ông Gandhi nói trước làm sau. Chúa Giêsu thì làm trước nói sau. Vì lý do đó, không ai đoán trước được điều Ngài sắp làm. Nếu hiện nay Ngài còn sống giữa chúng ta, có thể Ngài sẽ đi dùng bữa với một tên độc tài nào đó và gây bất bình cho tất cả những ai nghĩ rằng mình đã biết rõ về Ngài. Đức Giêsu phá vỡ và đập tan mọi khuôn phép, Ngài đào sâu những lời trong Sách Thánh, Ngài thảo luận về cách giải thích và người ta bóp méo các lời ấy. Cho nên, đối diện với Chúa Giêsu, ai cũng phải thức tỉnh, không có 1 thái độ nửa vời, vì Đức Giêsu là sự chân chính.
Chương 11: Phúc Âm nói về bạn.
Tin Mừng không được loan báo cho ai khác hơn chúng ta. Cho từng người một, cho chính bạn. Tin Mừng nói với bạn rằng toàn bộ điều ác sẽ bị huỷ diệt và điều thiện sẽ trổ hoa. Trở ngại lớn nhất đối với việc nhận biết chân lý là việc chúng ta lẩn trốn trong giả hình. Chúa Giêsu giải phóng bạn nếu bạn muốn giải phóng mình. Muốn biết cách chọn lựa, bạn cần phải sẵn sàng và bình an đối với bản thân.
Chương 12: Trẻ em, người nghèo và người đắc đạo.
Trẻ em là những người duy nhất biết nhìn sự vật đúng với thực chất của chúng. Các em nhìn người khác mà không dán nhãn, không thành kiến và đáp lại với thực tại mà không nhũng nhiễu.
Người nghèo nhìn thấy thực tại của mình. Họ thấy quyền của hộ bị chiếm bởi những người đi ngược lại với quy luật của sự sống. Trong cuộc sống, mọi người đều là anh em.
Người đắc đạo thì có lòng bác ái bởi ông biết cương nghị và cứng rắn, biết đáp úng những nhu cầu đúng đắn. Bởi ông không bị ràng buộc bởi thành kiến, sợ hãi, quyền lực và danh dự.
Chương 13: Sự dữ không hiện hữu.
Không một đứa trẻ nào hư hay một người nào hỏng; chỉ có những con người sai lầm, bị lập trình tồi hoặc những người điên đánh đập hoặc giam cầm 1 người thì không thể chữa lành được. Nếu bạn gây áp lực, người ấy có thể thay đổi thái độ vì sợ hãi, nhưng bạn không thể chữa lành được căn bệnh đã làm cho người ấy cư xử như vậy. Điều dữ mà bạn làm cho người khác thì cũng đồng thời là điều dữ mà bạn làm cho chính mình. Ngày nào bạn hiểu được điều đó thì bạn dễ dàng tha thứ. Bạn có thể tự vệ với người kia, xác định ranh giới nhưng bạn không cảm thấy căm ghét người ấy mà chỉ có sự thông cảm của một tình yêu sáng suốt.
Chương 14: những chứng nhận cho chân lý
Bạn chỉ thức giấc khi nào bạn tra vấn từng tín điều của mình và tất cả những tín lý từ nơi khác đến. Nếu bạn không bám víu vào 1 khái niệm nào, ý thức hệ nào, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ngay lập tức đâu là cái chân lý và cái thực tại phản ánh thánh ý Thiên Chúa mà Ngài đã khắc ghi trong cuộc sống. Cách tốt nhất để tiếp cận chân lý là dành thời gian quan sát thiên nhiên và nhất là con người.
Đánh giá
Tác giả đã đưa ra những luận điểm để chứng minh cho những tư tưởng, vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Những tư tưởng về sự tỉnh thức. Những bài học được đưa ra để giúp chúng ta xét lại thái độ con người trong cuộc sống. Những kinh nghiệm của tác giả giúp chúng ta biết ứng xử như thế nào trước những khó khăn trong cuộc sống.
(Chủng sinh Giuse Trần Đức Huân)