Tổn thương và chữa lành trong Đức Kitô theo tinh thần bát phúc | |
Tác giả: | Eymard An Mai Đỗ, O.Cist |
Ký hiệu tác giả: |
AN-D |
DDC: | 253.5 - Mục vụ tâm lý và Linh hướng |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Từ khóa: | Tổn thương, Chữa lành, Bát phúc, Mục vụ, Linh hướng |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Lời giới thiệu | 7 |
Dẫn nhập | 17 |
Những tổn thương của con người thời đại | 23 |
Khủng hoảng và tổn thương trong từng lứa tuổi | 29 |
CHỦ TRƯƠNG SAI LẠC DẪN ĐẾN TỔN THƯƠNG | 43 |
Được ăn cả, ngã về không | 44 |
Muốn kiểm soát mọi sự | 45 |
Thờ ơ với nhu cầu của bản thân | 47 |
Thoả hiệp với những hành vi sai trái | 48 |
Nỗi sợ bị bỏ rơi | 49 |
Khó khăn trong việc xử lý và giải quyết mâu thuẫn | 50 |
Dấu hiệu người bị tổn thương | 53 |
TÁM TỔN THƯƠNG TIÊU BIỂU | 55 |
Giàu có | 55 |
Gian ác | 64 |
Sầu khổ | 70 |
Ảo tưởng về sự công chính | 74 |
Sự dửng dưng | 78 |
Sự gian dối | 85 |
Bạo ngôn và bạo hành | 88 |
Đánh mất chính mình | 96 |
TÁM CÁCH THỨC CHỮA LÀNH | 105 |
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó | 105 |
Phúc thay ai hiền lành | 135 |
Phúc thay ai sầu khổ | 140 |
Phúc thay ai khát khao nên người công chính | 146 |
Phúc thay ai xót thương người | 151 |
Phúc thay ai có lòng trong sạch | 160 |
Phúc thay ai xây dựng hoà bình | 165 |
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính | 176 |
Kết luận | 179 |
PHẦN PHỤ TRƯƠNG | 187 |
Bán rẻ đam mê - Chết mòn tuổi trẻ | 189 |
Đức Giêsu là thần tượng của tôi? | 196 |
- Những tổn thương của con người thời đại
Tác giả mở đầu với sự kiện Nga mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Ukraine, một cuộc chiến gây ra những hậu quả tàn khốc về vật chất và tinh thần. Một tổn thương quan trọng được tác giả chú ý đó là những sang chấn tinh thần nơi những chiến binh từng tham chiến. Những sang chấn này còn để lại hậu quả cho nhiều thế hệ trẻ kế tiếp. Chiến tranh là tổn thương nghiêm trọng lên con người thời hiện đại và hậu hiện đại.
2. Khủng hoảng và tổn thương trong từng lứa tuổi.
Tác giả dựa vào các học thuyết về nhân cách, cho rằng mỗi lứa tuổi đều trải qua không nhiều thì ít những khủng hoảng khác nhau. Những khủng hoảng này có thể diễn ra theo 2 chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, tác giả đã chia những khoảng thời gian khác nhau trong một đời người: giai đoạn thai nhi, giai đoạn vườn trẻ, giai đoạn mẫu giáo, giai đoạn đi học, giai đoạn thiếu niên, giai đoạn thanh niên, giai đoạn trung niên, giai đoạn tuổi già. Nếu các khủng hoảng được nhìn theo hướng tích cực, có thể giúp xây dựng đời sống lành mạnh và trưởng thành hơn, không những trong đời sống nhân bản mà cả trong đời sống đức tin. Ngược lại, con người có thể trở nên tồi tệ hơn.
3. Chủ trương sai lạc dẫn đến tổn thương.
“Chủ trưởng” thường diễn tả quan điểm cố hữu của một người dẫn đến những nguy hại cho bản thân (nếu là chủ trương sai lạc). Tác giả chỉ ra một số chủ trương sai lạc dễ gặp như: được ăn cả ngã về không, muốn kiểm soát mọi sự, thờ ơ với nhu cầu bản thân, thoả hiệp với sai trái, nỗi sợ bị bỏ rơi, khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn. Trong mỗi chủ trương sai lạc nêu trên, tác giả đã cố vạch rõ nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả mà nó mang đến.
4. Dấu hiệu người bị tổn thương
- Có xu hướng liên tục suy nghĩ về những sự kiện, hình ảnh gậy tổn thương trong quá khứ, xuất hiện ảo giác liên quan đến kí ức đó.
- Cô lập, tách biệt, không muốn tiếp xúc với xã hội,
- Cảm xúc mãnh liệt, dễ bị kích động, khó chịu, chán nản, tâm trạng hay thay đổi liên tục, không kiểm soát được.
- Khó chia sẻ cảm xúc, không đồng cảm được với người khác.
- Thường giật mình, luôn trong trạng thái phòng thủ lo sợ.
- Mất tập trung, giảm sự chú ý.
- Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng.
- Một số biểu hiện thể lý: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, loạn tiêu hoá,…
5. Tám tổn thương tiêu biểu.
Giàu có: tự nó không thể khiến con người bị tổn thương. Tuy nhiên, con người thường vì nó mà gây tổn thương cho mình và người khác. Một số biểu hiện như: tính tham lam, kiếm tiền bằng mọi giá, sử dụng tiền bạc vào thú vui bất chính, tự cô lập mình với xã hội xung quanh,… Chúa Giêsu từng kết án người giàu, không phải vì bản chất của người giàu, nhưng người giàu không chia sẻ với người khác, càng giàu lại càng muốn kiếm thêm. Tác giả lấy ví dụ về tác hại của sự giàu có: tỉ lệ tự tử tại các nước Châu Á có xu hướng tăng, một phần nguyên nhân đến từ việc dư tràn tiện nghi, danh vọng nhưng không tìm ra được lẽ sống của cuộc đời.
Gian ác: tác giả nêu trích dẫn những nhà hiền triết bảo vệ bản tính thiện của con người như Sacrate, Khổng Tử,…có ý ám chỉ rằng tự bản chất con người hướng đến điều tốt, gian ác chỉ là “cái áo” thêm vào hữu thể ta theo thời gian. Sự gian ác tự bản chất gây tổn thương cho người khác, trước khi gây tổn hại cho bản thân. Hitler là gương mặt tiêu biểu cho sự gian ác của thời hiện đại.
Sầu khổ: Do đâu có sầu khổ? Tác giả đưa ra 2 khuynh hướng giải thích cho sự sầu khổ của con người: hưởng thụ và quy ngã.
Ảo tưởng về sự công chính: Sự công chính tương đương với hoàn thiện. Đây là nhu cầu cao nhất trong bậc thang nhu cầu theo Maslow. Thời hiện đại đối diện với chủ trương triết học hiện sinh vô thần, cho rằng nên cổ võ thái độ sống nên thánh không cần Thiên Chúa. Quá khứ cũng đối diện với phái lạc giáo Palegio, cũng chủ trương tương tự như vậy. Ảo tưởng này khởi đi từ các nhận thức sai lạc về thực tại đời sống, quan niệm tự do của con người và động lực từ chủ thể.
Sự dửng dưng: trong một thế giới ngày càng phát triển về vật chất và tiện nghi, con người ngày càng trở nên dửng dưng với anh em đồng loại. Sự dửng dưng đối trọi ngược với lòng trắc ẩn và sự cảm thông, là đặc tính của thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh của Đấng Tạo Hoá. Sự dửng dưng khiến con người ngày càng quên mất anh em và quên mất chính mình.
Sự gian dối: tác giả gọi là vũ khí hữu hiệu mà con người dùng để đánh bóng tên tuổi và uy tín cho bản thân.
Bạo ngôn và bạo hành: Ngôn ngữ là để truyền tải thông điệp, gắn kết mọi người. nhưng ở chiều ngược lại, nó cũng có thể gây chia rẽ, thậm chí phương hại nặng nề đến tha nhân. Đó là tình trạng bạo ngôn. Xa hơn nữa, đó là tình trạng bạo hành, gây thương tích thể lý hoặc tinh thần cho tha nhân. Tác giả trưng dẫn thực trạng bạo ngôn và bạo hành trên các kênh truyền thông xã hội như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhất là cho giới trẻ.
Đánh mất chính mình. Con người được Thiên Chúa phú bẩn cho tự do, phần thưởng cao quý nhất của loài thụ tạo. Nhưng, con người lại hay lợi dụng tự do để sống theo đam mê xác thịt. Khi lạm dụng tự do, con người đánh mất chính mình, rơi vào thế vong thân và xa rời Thiên Chúa. Những nguy hại lôi kéo con người, được tác giả nêu ra và phân tích kỹ, đó là danh lợi thú.
6. Tám cách thức chữa lành.
Theo tác giả, không có gì chữa lành nhanh cho bằng quy chúng về Bát Phúc, con đường của sự chữa lành hoàn hảo mà Chúa Giêsu mặc khải.
“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ”. Trước tiên, cần chấp nhận sự thật là con người chỉ là thụ tạo nghèo hèn trước mặt Thiên Chúa. Hành động tiếp theo là buông bỏ. Điều này giả định một hành vi chọn lựa. Chọn điều tốt thì phải buông bỏ điều xấu. Chọn Chúa để buông bỏ thế gian và những phù hoa của nó. Buông bỏ không có nghĩa là buông xuôi, nhưng là biết điều gì tốt để nắm giữ, điều gì cần dẹp bỏ. khi buông bỏ, ta nhận ra tình trạng nghèo hèn của bản thân và bắt đầu cảm nhận sự lệ thuộc vào Thiên Chúa. Tác giả chỉ ra hành động chăm sóc của Chúa Giêsu đối với những người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị gạt ra bên ngoài xã hội. Ai cho mình là dư đầy thì không cần Chúa, ai cảm thấy mình đói khát mới cần. Tác giả cũng nêu lên 2 bí tích Giao Hoà và Thánh Thể như mối dây liên kết và lương thực trường tồn giúp con người đến gần Chúa hơn.
“Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp”. Sự tổn thương khiến một người trở nên tự huỷ hoại hay hủ bại cách nào đó. Những tiêu cực trên có thể được hoá giải cách nào đó trong đức tính hiền lành. Đức Giêsu là gương mẫu hoàn hảo cho sự hiền lành: “hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng.
Đánh giá
Đây là cuốn sách tâm lý tu đức khá bổ ích cho mọi người, nhất là những người đang gặp khó khăn, thử thách, những tổn thương nghiêm trọng trong cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân và giải pháp là những phương thế rõ ràng giúp ta chữa lành tổn thương và bắt đầu lại cuộc sống.
(Chủng sinh Giuse Trần Văn Khuê)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Lm. Minh Vận, CMC
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Maria Paz Marino
-
Tác giả: Michel Wackenheim
-
Tác giả: Joel Osteen
-
Tác giả: Billy Graham
-
Tác giả: Phương Hoài Nhân, OP
-
Tập số: T1Tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Carlo Maria Martini
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Matthew Fox, OP
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Jean Laplace
-
Tác giả: Manresa
-
Tác giả: Fr. Oscar Lukefahr, CM
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Joseph Tetlow, SJ
-
Tác giả: Thánh I-nhã Loyola
-
Tác giả: William James
-
Tác giả: Jean-Pierre de Caussade
-
Tác giả: Dom. J.B. Chautard, O.C
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Daniel Considine, SJ
-
Tác giả: Charles H. Kraft