I. Giới thiệu tổng quan
Sau khi xuất bản cuốn ơn gọi của tôi: Ân ban và huyền nhiệm, ghi lại những suy tư về những kỷ niệm thưở ban đầu của đời Linh mục, Ngài đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt, đặc biệt là các bạn trẻ. Cuốn sách đã đem lại cho họ nhiều trợ giúp quý giá nhằm đào sâu những phán đoán về ơn gọi của mình. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thụ phong Giám mục và 25 năm ngày được chọn làm Giáo hoàng, ĐTC được yêu cầu viết tiếp những kỷ niệm từ năm 1958, năm Ngài trở thành Giám mục. Ngài đã kể lại nhiều kỷ niệm về lúc Ngài làm Giám mục ở Cracovie, Balan và cả một vài kinh nghiệm khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng.
- Giới thiệu nội dung.
Cuốn sách được chia làm 6 phần. Đức Thánh Cha lần lượt kể lại các sự kiện theo mốc lịch sử. Khi Ngài được chọn làm giám mục năm 1958 cho tới khi Ngài đến Rôma. Qua mỗi kỷ niệm, Ngài suy tư về ơn gọi và ân sủng của Thiên Chúa. Ngài cũng ghi lại nhiều về đất nước Ba Lan, giúp mọi người hiểu rõ hơn tại sao một con người vĩ đại đã được sinh ra.
Phần I. Ơn gọi
“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15, 16)
Mở đầu cuốn sách, Ngài viết “Tôi tìm suối nguồn ơn gọi của mình”. Chắc hẳn đó cũng là ưu tư của nhiều người khi làm môn đệ Chúa Giêsu. Họ muốn hiểu tại sao và mục đích ơn gọi của họ là gì. ĐTC đưa ra câu trả lời trong Ga 15,9-14. Đức Giêsu muốn “làm bạn” với mỗi chúng ta. Chính người đã trao ban mạng sống của mình cho tất cả mọi người. Mục đích và ý nghĩa của ơn gọi (Ga 15,16): “ra đi và sinh nhiều hoa trái và để hoa trái của anh em tồn tại muôn đời”. “Không phải anh em…”. Chính Chúa Giêsu đã chọn các tông đồ, đó là nền tảng hiệu quả nhất của sứ mạng tông để của người Giám mục - ĐTC viết. Ngài tiếp tục kể về ngày đặc biệt, 09/07/1958. Đó là ngày Ngài được thông báo làm giám mục và cũng là ngày cung hiến nhà thờ chính tòa Wawel, Cracovie. Ngày 28/29 Ngài được tấn phong ở nhà thờ chính toà Wawel. Ngôi thánh đường này như chứa đựng toàn bộ lịch sử Ba Lan. Ngôi thánh đường này có từ thời Casimir Đại đế (Tk 14). Nơi đây là nơi chôn cất của nhiều vị hoàng đế Ba Lan, các thi hào. Cũng có các vị thánh của Ba lan được chôn cất tại đây: Thánh Leonard, thánh Stanislas, làm giám mục Cracovie vào năm 1912, được gọi là vị quốc phụ; còn có thánh Hoàng hậu Hedwige được chính ĐTC tôn phong lên thánh vào ngày 8/06/1997.
Tiếp theo Ngài suy tư về các nghi thức trong lễ tấn phong giám mục như mũ, gậy, nhẫn. Có nhiều điều rất chân thật và linh thiêng được ĐTC kể lại. Ngài cũng cho biết thêm, những vị Giám mục tiền nhiệm của Ngài rất thánh thiện, có những vị đã được phong chân phước, có vị làm tôi tớ Chúa.
Ngày hôm sau, Ngài dâng thánh lễ tại Czestochawa, là nơi có linh ảnh Đức Mẹ Đen kỳ diệu của Ba Lan. Bức ảnh này đặt tại đền thánh quốc gia JasnaGora, là một nơi gắn liền với sự sống tinh thần của người Ba Lan. Ngài cũng như nhiều người dân Ba Lan thường xuyên hành hương về nơi đây. Kinh nghiệm này làm nảy sinh ước muốn chân thành dẫn dắt những bước chân hành hương. Khi Ngài làm giáo hoàng đến với những đền thánh Đức Mẹ khác như Gualalupe, Fatima, Lộ Đức,…
Phần II. Hoạt động của người gám mục
“Hãy chu toàn nhiệm vụ của anh” (2Tm 4,5)
Trong phần này, ĐTC suy tư về các nhiệm vụ của người mục tử trong tư cách là giám mục. Trong lễ phong chức giám mục, có những mệnh lệnh rõ ràng được ra như rao giảng Tin Mừng, giữ kho tàng đức tin, cầu nguyện cho dân chúng. Trong việc chăn dắt đàn chiên, khao khát được biết từng con chiên qua việc gặp gỡ. Việc biểu biết con chiên là không hề dễ dàng. Ngài chia sẻ rằng trước mỗi cuộc gặp gỡ Ngài đã cầu nguyện trước cho họ để có thể có một tinh thần rộng mở. Giám mục còn là người quản lý các Bí tích, thăm viếng mục vụ. Ngài gặp gỡ rất nhiều người từ mọi lứa tuổi, giai cấp. Ngài đặc biệt lưu ý tới các bệnh nhân vì các bệnh nhân giúp Ngài hiểu hơn về lòng thương xót. Chính lúc đầu Ngài sợ hãi khi gặp các bệnh nhân. Sau này Ngài mời khám phá ý nghĩa sâu sắc về đau khổ của con người. “Thật vậy, bằng bệnh tật và đau khổ của mình, họ kêu cầu những hành động thương xót và mở ra khả năng thực hiện điều đó cho chính mình”. Ngài cũng có thói quen phó thác những khó khăn của giáo hội cho bệnh nhân và kết quả luôn tích cực. Ngài cũng quan tâm tới gia đình nhất là những gia đình đông con và các bà mẹ mang thai.
Giám mục còn là người chiến đấu vì Giáo hội. Ngài kể lại trường hợp Giáo xứ Nowa Huta là một “thành phố xã hội chủ nghĩa”, chính quyền muốn xây dựng một thành phố lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản và không cho xây dựng nhà thờ. Nhưng chính Đức Cha đã cùng với giáo dân xây dựng thánh đường vào năm 1969. Cuộc đấu tranh cũng giành được thắng lợi nhưng tổn hao nhiều sức lực.
Phần III. Dấn thân cho khoa học và mục vụ
Đức cha nói về vai trò của thần học, Ngài cho rằng tri thức là di sản vô giá đối với một quốc gia. Ngài phải đối thoại với chính quyền để bảo vệ nền thần học, đó là lãnh vực bị đe doạ nặng nề nhất.
Ngài cũng đề cập đến sự quan tâm trong các lĩnh vực khoa học thác như vật lý. Ngài vẫn thường gặp một số nhà khoa học và bàn về những khám phá mới nhất. Theo thánh Phaolô, người ta có thể hiểu biết về Thiên Chúa qua thế giới Người tạo ra. Đức cha cũng tiếp tục nói về văn hóa. Ngài luôm tìm cách duy trì mối liên hệ với các nhà triết học. Quan điểm triết học của Ngài nằm ở giữa hai thái cực: trường phái thánh Thomas theo Aristote và hiện tượng luận. Ngài ấn tượng với thánh Edith Stein: gốc Do Thái, sinh tại Wroclaw, gặp Đức Kitô, được rửa tội, vào dòng Cát Minh, sau đó bị Đức quốc xã dồn vào trại tập trung Auschwitz. Tại đó chị bị giết ở phòng ngạt và thi hài bị đốt cháy trong lò thiêu xác. Chính ĐTC đã tôn phong chân phước rồi hiển thánh cho chị. Chị được đặt làm đồng bổn mạng của Châu Âu. Đức Cha đã rất yêu thích triết học của chị.
Sách vở và nghiên cứu.
Ngài thấy rằng, trách nhiệm rơi xuống trên Ngài với tư cách là giám mục rất nhiều và Ngài nhận thấy quá thiếu thời gian. Vì vậy Ngài phải cân nhắc chọn lựa sách để đọc vì sách vở quá bao la. “Người Giám mục cần có vốn thần học sâu sắc và thường xuyên được cập nhật, cũng như hứng thú với đời sống trí thức và Lời Chúa”. Ngài được cha Ngài truyền cho niềm yêu thích đọc sách, sau đó Ngài theo đuổi kịch nghệ. Nếu Ngài không làm linh mục thì chắc chắn Ngài đã thành công trong lĩnh vực này vì Ngài rất tài năng. Ngài liên hệ tới phụng vụ là một loại mysterim được hiện thực hóa, được công diễn. Chắc hẳn, ai cũng đã có kinh nghiệm tâm linh sâu sắc khi tham dự tam nhật thánh.
Về chặng đường bỏ thuế, Ngài nghiên cứu từ tư tưởng văn chương đến siêu hình, từ siêu hình đến hiện tượng luận. Ngài viết luận văn tiến sĩ và sau đó được dậy học ở phân khoa thần học thuộc đại hoc Jagellon. Ngài luôn tìm cách kết hợp hài hoà giữa đức tin, lý trí và tình cảm. Vì đó không phải là những lĩnh vực tách biệt nhau. Nó xuyên thấu, ảnh hưởng và tạo sức sống cho nhau. Đặc biệt sự kinh ngạc về điều kỳ diệu của con người, từ nét tương đồng giữa con người với Thiên Chúa, hồng ân, sự sống đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên Ngài.
Thiếu nhi và giới trẻ
Ngài dành sự quan tâm tới giới trẻ và thiếu nhi đặc biệt. Chính Ngài đã thành lập ngày quốc tế giới trẻ. Một bài hát trong đại hội quốc tế ở Cracovie, 2002 đã động viên Ngài khi Ngài đứng trước quyết định của Mật nghị hồng y. Ngài nhớ lại phong trào “Sacrosong”. Đây là một loại hình festual thánh ca và thánh nhạc, kèm theo cầu nguyện và suy tư. Những cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra nhiều trên đất nước Ba Lan và thu hút rất nhiều bạn trẻ. Ngài yêu ca hát và luôn sẵn lòng hát với các bạn trẻ. Các bài hát thi ca về Đức Maria cũng đem lại lợi ích lớn là gìn giữ và lan truyền kho tàng đức tin.
Nói về giáo dục cho trẻ em, Ngài nhắc tới mẹ Urszula Ledochouska. Me sinh ra ở Áo, từng sống ở Cracovie nhiều năm. Em gái là Maria - Têrêsa, còn gọi là “bà mẹ Châu Phi”, cũng đã được tấn phong chân phước. Anh trai làm tổng quyền dòng Tên. Điều đó cho thấy vai trò của gia đình trong việc nuôi dưỡng đức tin. Các thánh sinh thành và dưỡng dục các thánh.
Ngài khuyên nhủ các linh mục rộng lượng dành nhiều giờ ngồi trò chuyện với các em thiếu nhi để giáo dục lương tâm cho các cháu. Rồi Ngài cũng lưu ý rằng, để giáo dục trẻ em cần lời cầu nguyện. Ngài cổ võ các gia đình và cộng đoàn Giáo xứ hình thành ở trẻ em ước muốn gặp Chúa trong lời cầu nguyện riêng. Đọc Kinh Mân Côi cho trẻ em, và tốt nhất là với trẻ em… là hình thức trợ giúp tâm linh không nên coi thường (§42, Tông thư Kinh Mân Côi).
Phần IV. Tình phụ tử của người Giám mục
Trong chương này, Ngài nói về tình phụ tử của Giám mục với cái thành phần dân Chúa như Giáo dân, các Dòng tu, các Linh mục. Ngài luôn hướng về thánh Giuse để chiêm ngưỡng và bắt chước tình phụ tử của thánh nhân với Chúa Giêsu.
Chương 5. Giám mục đoàn
Chương 6. Thiên Chúa và lòng can đảm.
Trong chương này, Ngài bắt đầu suy tư về những thập giá của giám mục mà các Ngài luôn mang trên ngực. Ngài cũng suy tư về lòng can đảm của các vị giám mục khi đứng trước thập giá. Chính Ngài cũng khuyên các bạn trẻ hãy bảo vệ những chân lý cho họ và những người xung quanh. Khi Ngài suy tưởng về Westerplatte là nơi Đức bắt đầu xâm lược Ba Lan và các người lính trẻ đã anh hùng chiến đấu.
Ngài hồi tưởng lại các vị thánh của Cracovie đã đem lại cho Ngài lòng can đảm. Thánh Faustina, thầy Albert – gương mẫu khiến cho Ngài rời bỏ nghệ thuật để vào chủng viện, thánh Tacek odrowaz - nhà truyền giáo, chân phước Aniela Salawa - người giúp việc khiêm tốn. Trở về xa xưa hơn có thánh Stanislas (Tk XI), thánh Hedwige hoàng hậu, thánh Casimir thái tử. Năm 1999, Ngài phong chân phước cho 108 vị tử đạo thời Đức quốc xã, trong đó có 3 giám mục. Tiếp theo còn có thánh Maximilianô Kolbe. Ngài cũng nhắc tới ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Điểm chung của các vị anh hùng này là được một đức tin mạnh mẽ tôi luyện.
Ngài suy tư về ơn gọi của Ápraham. Một người đã dám nghe theo tiếng Chúa và ra đi không sợ hãi. Đức Kitô cũng đã vâng phục Thiên Chúa đến chết. Trước giây phút chuẩn bị đi hoàn thành công việc Chúa Cha giao phó, Chúa nói với các môn đệ “Hãy đứng dậy! Chúng ta đi”. Ngài kêu gọi các môn đệ, với các giám mục cũng đứng dậy và đi với Ngài.
(Chủng sinh: Vinh sơn Nguyễn Văn Quang)