I. Khái quát
Trong Kinh thánh, đặc biệt trong Cựu Ước, Thiên Chúa được diễn tả như một tên bạo Chúa. Chúng ta luôn phải đối mặt với câu hỏi: “Tại sao Thiên Chúa ác thế?”, có lẽ nào “sự dữ đến từ Thiên Chúa?". Quả thật, Cựu Ước có rất nhiều trường hợp miêu tả Thiên Chúa là nguyên nhân của hàng loạt vụ thảm sát: Trận Hồng Thủy, Sát tế Issac, Các tai ương ở Ai Cập hay án lệnh tru hiến....
Điều này trở nên có vấp phạm cho nhiều người giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen: Thiên Chúa là một kẻ hay báo thù. Vì thế, tác giả tâm sự: Rất nhiều Kitô hữu tốt lành kính sợ Thiên Chúa nhưng không phải là Chúa Giêsu Kitô, người mà họ hết lòng yêu mến và hết lòng noi theo mà là sợ Chúa Cha, tác giả của Đại Hồng Thủy và nhiều tai ương khác.
Tác giả cho rằng điều này không đúng bởi lẽ: Tác giả nghiệm ra: Thiên Chúa mà tôi cảm nghiệm là sự dịu dàng và thuần khiết.
Cuốn sách này cố gắng trình bày những xác quyết như thế không nên hiểu theo nghĩa đen và phải được đọc với một nguyên tắc hoàn toàn khác: Vị Bạo Chúa là sự phóng rọi thuần túy từ những xác tín sâu xa, và là sự tưởng tượng của những tác giả viết Kinh Thánh.
II. Nội dung
Phần 1: Đi sâu trình thuật Apram hiến tế Issac. Đưa ra một vài lý do:
Việc Thiên Chúa đòi thực thi lệnh giết người đó thực tế chỉ là một thử thách:
- Thiên Chúa thử thách ai đó vì người muốn biết một điều gì đó.
- Các tác giả Cựu Ước thường gán cho vị thần bất cứ biến cố nào xảy ra trên thế giới - ngay cả như làm cứng lòng Pharao. Cho thấy Thiên Chúa điều động lịch sử.
- Trong giáo huấn của mình, Chúa Giêsu chưa bao giờ nói rằng Thiên Chúa thử lòng
- chúng ta.
- Trong cách cư xử của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người thử thách người nào đó chỉ một lần. Vd: Trình thuật hóa bánh ra nhiều, khi người nói với Philipphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây”.
Theo học giả Hunt, Vawter, Hargreaves tin rằng toàn bộ hồi kịch này chỉ xảy ra trong tâm trí Abraham mà thôi. Lý luận rằng: Abraham sống giữa những người ngoại, những người sẵn sàng hiến tế con của mình cho những vị thần nhỏ bé. Tại sao Abraham lại không sẵn sàng hiến tế chính con mình và tất cả những gì mình có. Khi ý tưởng này nảy ra trong đầu Abraham, ông nghiền ngẫm nó trong một thời gian dài và ông quyết định thi hành. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ muốn một người cha tước đi mạng sống của con mình, thậm chí không vì mục đích tôn giáo bởi vì Thiên Chúa là Thánh Thiện.
Vấn đề đặt ra: Tại sao Chúa Thánh Thần linh hứng cho nhiều thế hệ người kể chuyện và lưu trữ câu chuyện này? Rốt cuộc chúng ta có đọc Kinh Thánh của mình, nó vẫn sẽ trở nên cớ vấp phạm cho nhiều người nếu cố gắng giải thích theo nghĩa đen.
Phần 2: Linh hứng
Vấn đề quan trọng: Nếu Kinh Thánh là Lời Chúa, vì nó được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, thì làm sao mà các tác giả được linh hứng lại có thể trình bày một hình ảnh về Thiên Chúa méo mó như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này phải hiểu linh hứng là gì?
- Không phải là một trạng thái xuất thần
- Không phải là đọc chính tả cách máy móc
- Không phải là một sự pha trộn các ý tưởng
- Không phải là chỉ để bảo vệ cho các lỗi lầm
- Không phải là được chuẩn nhận ngay sau đó
- Không bị giới hạn vào một phần của Thánh Kinh
- Không phải là mặc khải
Kinh Thánh được linh hứng là điều từ xưa đến nay chưa bao giờ bị các Kitô hữu chính thống đặt vấn đề. Một số Công đồng chung đã chính thức hóa niềm tin này trong các sắc lệnh và tài liệu khác nhau.
Mục đích trực tiếp của linh hứng: Viết Kinh Thánh nhằm cứu độ chúng ta.
Mỗi đoạn trở thành một đoạn Kinh Thánh không phải là khi nó được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, mà là khi nó được nối kết với tất cả các phần của Kinh Thánh. Sự nối kết này tương đối hóa từng bộ phận và mang lại cho nó "tính khả dụng" cuối cùng nhằm cứu độ chúng ta.
Như thế, việc tên Bạo Chúa chỉ được hiểu rõ ràng khi ta đọc toàn bộ Kinh Thánh với sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Nếu chỉ đọc một phần thì chỉ thấy một tên Bạo Chúa. Nhưng khi đọc trong toàn thể, ta thấy một Thiên Chúa yêu thương và quan tâm đến con người.
III. Nhận định
- Việc làm sáng tỏ điều này rất quan trọng vì lý do mục vụ: rất nhiều Kitô hữu sợ Chúa Cha vì tất cả những gì khủng khiếp mà tác giả Kinh Thánh gán cho Người, nhưng họ lại không sợ Chúa Giêsu. Điều quan trọng là cuốn sách đã phần nào thuyết phục được mọi người thấy rằng, sự kính sợ của họ đối với Chúa Cha là không có căn cứ vì đơn giản rằng, người không phải là Bạo Chúa mà Cựu Ước đã quy gán cho Người.
- Nhiều thuật ngữ, các nguồn Kinh Thánh. Đòi hỏi người đọc phải có kiến thức nền.
- Cuốn sách đáng đọc để trang bị thêm kiến thức khi phải đối diện với những câu hỏi: “Thiên Chúa sao ác thế?".
- Cần nhiều thời gian ngẫm nghĩ, suy niệm. Vì thế, không chỉ đơn giản là một cuốn sách về tri thức mà còn là một cuốn sách cho ta sự trải nghiệm, suy niệm trong các giờ cầu nguyện để khám phá dung mạo đích thực của Thiên Chúa.
(Chủng sinh: Giuse Nguyễn Mạnh Hùng)