1. Nội dung.
Cuốn sách này trình bày 4 từ mật khẩu để đi vào các Tin mừng gồm: Phục sinh, Giáo hội, Kinh Thánhvà Giêsu Nazaret. Khi đọc Tin mừng nếu chỉ dừng lại những khoảnh khắc trong cuộc đời Chúa Giêsu thì đó là quên đi những từ Phục sinh, ngày vượt qua đã phát sinh ra các Tin mừng. Chính vì thế, khi biên soạn tin mừng các môn đệ đã tin rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã hiển vinh, hiện đang sống một cuộc sống khác và mới mẻ bên cạnh Chúa Cha trên trời và luôn đồng hành cách vô hình với các Kitô hữu trong nhiệm vụ mà Ngài đã trao phó cho họ. Các tác giả sách Tin mừng nỗ lực duy trì cộng đoàn Kitô giáo là Giáo hội trước muôn vàn nhu cầu và khó khăn nảy sinh. Cũng không phải là bất cần biết đến Kinh Thánh, nền tảng của các Tin mừng, có tầm quan trọng đối với các Kitô hữu sơ thời vì chúng đã thành hiện thực nơi Đức Giêsu.
Như vậy 4 từ mật khẩu gồm:
Phục sinh: Các Tin mừng thuật lại Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Phục sinh
Giáo hội: Tin mừng thuật lại đời sống của Giáo hội sơ khai, nghĩa là những quan tâm và vấn đề các Kitô hữu đầu tiên.
Kinh Thánh: Các Tin mừng thuật lại Kinh Thánh đã mở ra sứ mệnh của Chúa Giêsu và hoàn tất trong Ngài
Giêsu Nazaret: Các Tin mừng thuật lại Giêsu Nazaret - chính con người này được sinh ra trong một quốc gia rõ ràng vào một thời xác định qua cuộc sống, lời nói, hành động cái chết và sự phục sinh của mình - đã mặc khải mình là con Thiên Chúa, Đấng cứu thế.
2. Cấu trúc: Gồm 6 phần
Phần 1. Phục sinh. Phần 2: Giáo hội. Phần 3: Giêsu Nazaret. Phần 4: Kinh thánh. Phần 5: 10 bài đọc mẫu. Phần 6: Phụ lục.
3. Chi tiết.
Phần I: Phục sinh.
Mật khẩu đầu tiên và quyết định nhất để mở ra và đi vào các tập tin của Tin mừng là từ Phục sinh. Các Tin mừng được hình thành để chuyển tải chứng từ trọng tâm của đức tin Kitô giáo: Đức Giêsu Nazaret, Đấng chịu đóng đinh, Ngài đã Phục sinh”. Không có sự Phục sinh thì không có Tin mừng bởi Chúa Giêsu không viết một từ nào. Trước ngày Phục sinh người không có nhu cầu viết ra các Tin mừng. Chúa Giêsu loan báo nước trời đã đến gần, nào có ích chi khi ghi lại các lời nói của Chúa Giêsu, tường thuật về Ngài bởi vì thế giới hiện thời sắp qua đi để nhường chỗ cho thế giới của Thiên Chúa.
Ngày Phục sinh đã làm các môn đệ kinh ngạc. Họ khám phá ra rằng vị tôn sư Giêsu bị đóng đinh của họ vẫn sống, Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết, được tôn vinh trên trời bên cạch Chúa Cha. Sự chỗi dạy của ngài là dấu hiệu đầu tiên nói lên sự chỗi dạy của tất cả mọi người. Kể từ ngày đó ngày Phục sinh của Đức Kitô đã khiến họ ra đi khắp nẻo đường loan báo tin vui có một không hai. Đây là khẳng định đức tin và chính yếu của họ. Kể từ khi Đức Kitô Phục sinh các Tông đồ đi truyền giáo và thiết lập các cộng đoàn, các cộng đoàn mới này muốn biết thêm về Đức Kitô, những lời nói và hành động của Ngài. Từ đó những sưu tầm về lời nói, những trình thuật ngắn về hành động của Chúa Giêsu dần hình thành. Những mảnh viết Tin mừng đầu tiên là bài trình thuật về tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu mà truyền thống gọi là trình thuật khổ nạn.
Các bài Tin mừng không phải là những trình thuật trực tiếp. Chúng được soạn thảo để làm chứng cho đức tin vào Đức Kitô để độc giả đến gần Đấng Phục sinh. Các bài Tin mừng nói về cuộc đời Chúa Giêsu nhưng không tách biệt với niềm tin vào sự Phục sinh. Đối với Tin mừng, những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu tại Giêrusalem đã tóm tắt hay nói đúng hơn là gói gọn cả sứ mệnh của Ngài. Ngài đã không dùng sức mạnh hay quyền năng để áp đặt mà luôn trung thành với Thiên Chúa. Sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu được gọi với tước hiệu như Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hay Đức Chúa. Những lời nói, hay cử chỉ của Chúa Giêsu cũng như những trình thuật về Ngài đều nhuốm màu Phục sinh.
Phần II. Giáo Hội
Mật khẩu thứ 2 rất tinh tế để dẫn vào các tập tin của Tin mừng: Giáo Hội. Giáo Hội ở đây chỉ các cộng đoàn Kitô giáo dần được khai sinh sau ngày Phục sinh.
Nếu không có Giáo Hội hay cộng đoàn Kitô giáo của các môn đệ thì cũng không có 4 cuốn Tin mừng. Vấn nạn đầu tiên của các cộng đoàn vừa được khai sinh là sự hiển hiện chậm chễ Đấng Phục sinh trong vinh quang. Có những người bị đánh động bởi lời rao giảng của các môn đệ, họ mong ước hiểu biết nhiều hơn về đức tin còn non trẻ của mình. Bên cạnh đó có những khó khăn trong việc tổ chức cộng đoàn như khi thi hành sứ mạng đã thấy xuất hiện với nững nghi ngờ, chống đối và cả tranh chấp ngôi thứ. Đồng thời cũng có 3 khó khăn luôn theo họ là: sự ô nhục của cuộc khổ nạn, sự cởi mở đối với dân ngoại, sự chậm chễ của ngày quang lâm. Để giải quyết những vấn nạn chúng ta thấy xuấ hiện thư của Thánh Phaolô, Phêrô, Giacôbê. Bộ sưu tập về lời nói cũng như các trình thuật về Chúa Giêsu bắt đầu hình thành.
Các Tin mừng xuất hiện như những bản văn tuỳ cảnh. Chúng tuần tự trả lời cho những vấn nạn của đời sống cộng đoàn. Ngoài những vấn đề vật chất, các Tin mừng giải quyết những tranh cãi trong cộng đoàn như: đức tin, cầu nguyện, phụng vụ, những tương quan với anh em Do Thái. Các Tin mừng cũng quy định những tương quan với chính quyền địa phương, những va chạm và tranh luận trong nội bộ về vấn đề cư xử, xác định vị trí của người này, người kia.
Tóm lại các Tin mừng phát sinh từ những quan tâm lo lắng của các Kitô hữu trong Giáo Hội, cộng đoàn môn đệ của Đấng Phục sinh. Các Tin mừng vang vọng những hành động và cả những lo lắng của Giáo Hội. Các Tin mừng còn là con đường quý giá để khám phá Giáo Hội bởi vì chúng được soạn thảo bởi Giáo Hội vì nhu cầu của Giáo Hội. Chúng không phải là công trình của một người đơn độc mà là cách diễn tả đức tin và đời sống của các cộng đoàn Giáo Hội sơ khai. Điều đó giải thích tại sao có sự khác nhau giữa các Tin mừng. Matthêu được viết ở Paletin gửi cho cộng đoàn Kitô hữu gốc Do thái đang sống ở đây và vùng lân cận. Marcô viết cho những người Kitô hữu đến từ gốc dân ngoại (đa số là Rôma). Luca viết cho Giáo hội phía Đông biển Địa Trung Hải, họ thấm nhuần văn hoá Hy lạp. Ga viết cho cộng đoàn vừa cắm rễ sâu trong Do Thái và mở rộng với văn Hoá Hy Lap. Các Tin mừng được soạn thảo để soi sáng và giúp đỡ các cộng đoàn non trẻ. Họ cần được giúp đỡ và huấn luyện. Dần dần chúng ta thấy được lược đồ giáo lý, những luật lệ trong cộng đoàn, những bản văn phụng vụ.....
Phần III. Kinh Thánh
Mật khẩu thứ 3 để đi vào Tin mừng là Kinh thánh. Mọi trang Tin mừng đều mang dấu ấn của Kinh Thánh (C.Ư). Chúa Giêsu sinh ra trong truyền thống Do thái thấm đượm Kinh thánh. Rảo qua các Tin mừng chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu đã sử dụng Kinh Thánh theo cách truyền thống. Ngài sử dụng Kinh Thánh để hỗ trợ cho một giáo huấn, nhắc lại 1 điều răn hay mời gọi cách ứng xử nào đó. Ví dụ: Mt 7,12. Mt 22, 29-33. Lc 16, 29.... Chúa Giêsu hoàn toàn gắn bó chặt chẽ với Kinh Thánh bằng không sứ điệp của Ngài không ai nghe, không hiệu quả và trống rỗng.
Một số điểm cần lưu ý:
- Kinh Thánh nhường 1 vị trí lớn lao cho chiều kích nghi lễ, phụng tự ở đền thờ Giêrusalem. Vậy mà xem như Tin mừng làm cho ta hiểu rằng Chúa Giêsu không mặn mà gì với đền thờ và môi trường phụng vụ ở đây.
- Chúa Giêsu không phù hợp với điều người ta vẫn nghĩ về Đấng cứu thế của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không giống 1 ông vua quyền lực, của cải,...
- Cuối cùng Chúa chết trên thập giá, như thế làm sao gán cho Ngài sự chiến thắng, ơn cứu rỗi, sự giải phóng mà Kinh Thánh loan báo.
Khi đối chiếu với Kinh Thánh các Tin mừng đều dành ưu tiên cho những trang dường như phù hợp với Chúa Giêsu và bỏ qua những gì khó áp dụng được hay mâu thuẫn với giáo huấn, đường lối của Ngài. Đôi khi các trích đẫn được dẫn dắt hay xếp đặt để phù hợp hơn với Chúa Giêsu.
Các Tin mừng không lẩn tránh những khó khăn có thể ngăn chặn mối liên hệ trực tiếp giữa Chúa Giêsu với Kinh Thánh trong những gì có liên quan đến đền thờ, vương quyền, thập giá. Đúng ra các Tin mừng đề ghị một mối dây liên quan khác với Kinh thánh. Thường khi đọc Kinh Thánh là khởi đi từ Kinh Thánh để soi chiếu cho điều hiện tại. Thế mà các Tin mừng đề nghị 1 tiến trình ngược lại. Chúng khởi đi từ hiện tại và như vậy khởi đi từ đức tin phục sinh để đi về với Kinh Thánh và rồi quy về với Đức Kitô
Những người Kitô hữu đầu tiên là những người Do thái vì thế họ diễn tả đức tin của mình vào Chúa Giêsu với những gì đã có sẵn trong Kinh thánh. Họ muốn chứng minh rằng Chúa Giêsu là kết quả của Kinh thánh. Chính vì thế mà mỗi trang Kinh Thánh đều ám chỉ điều gì đó cách rõ ràng hay hình bóng.
Phần IV: Giêsu Nazaret
Mật khẩu tuy quen thuộc nhưng đồng thời rất khó khăn để mở ra và đi sâu vào Tin mừng là Giêsu Nazaret. Kinh Thánh trình bày Chúa Giêsu trước ngày Phục sinh như thế nào, ta có thể tin cậy ở mức nào? Thật sự ngày Phục sinh đã thay đổi tất cả cái nhìn của các môn đệ và cách dàn dựng của các Tin mừng về Đức Kitô đã cho thấy rằng: đối với họ đây là lúc nói về Đấng Phục sinh và các môn đệ có bổn phận truyền bá Tin mừng này. Chúng ta đang ở trước mặt 1 Chúa Giêsu thật sự không? Bức chân dung của ngài có bị méo mó, bị bố trí lại để phù hợp với Tin mừng Phục sinh không?
Các Tin mừng không đáp ứng được những gì người ta có quyền chờ đợi nơi 1 cuốn tiểu sử theo đúng nghĩa của nó. Chúng cực kỳ kín kẽ về thời thơ ấu và trưởng thành của ngài. Chúng chỉ tóm lại trong những năm cuối cùng của ngài. Chúng ta không thể dựng lại 1 niên đại hay những địa danh chính xác về những gì Chúa Giêsu đi qua. Các tác giả Tin mừng đã đơn giản hoá kết cấu tường thuật. Tin mừng nhất lãm chú trọng 3 giai đoạn lớn: Galile, hành trình hướng lên Giêrusalem và những ngày cuối cùng ở Giêrusalem....Chúng ta sẽ thất bại khi đi tìm hình ảnh của Ngài như cách cư xử của ngài trong gia đình, tuổi thơ, sở thích,.....Trái lại Tin mừng luôn kể những điều luôn ghi khắc trong tâm hồn Chúa Giêsu: loan báo triều đại giải thoát của Thiên Chúa Cha, phục vụ người nghèo, bênh vực những kẻ bị loại trừ, huấn luyện các môn đệ....chúng dẫn đưa mọi người vào tận tâm hồn Đức Giêsu và mời gọi họ hiệp thông vào những điều ngài tin chắc.
Tác giả Tin mừng đã không đụng chạm đến những điều không quan trọng trong đời sống của Chúa Giêsu, điều này chẳng ích lợi đối với họ, mà chỉ tập trung vào những trục lớn trong đời sống của Ngài để làm nổi bật giáo huấn về ý nghĩa sứ mệnh của ngài.