1. Bí quyết 1: Thay đổi quan điểm trưởng thành
Bí quyết đầu tiên tác giả đưa ra cho chúng ta là thay đổi quan điểm trưởng thành là mức độ bạn thay đổi những niềm tin cơ bản của bạn về sự lão hóa. Đừng xem tiến trình lão hóa như một sự mất mát nhưng là thời cơ ân phúc để phát triển đời sống tâm linh.
a.Tại sao Thiên Chúa để con người trải qua tiến trình lão hóa
Tác giả gợi mở cho chúng ta một câu hỏi đáng để chúng ta phải suy nghĩ “tại sao Thiên Chúa lại để xảy ra một điều tiêu cực như sự lão hóa?”. Nếu Thiên Chúa để cho sự lão hóa có mặt trên thế giới này hoặc là nó phải có mục đích. Để trả lời cho câu hỏi ấy theo tác giả thì nó đụng đến vấn đề “quan điểm của chúng ta”.
b. Quan điểm về lão hóa
Quan điểm chính là mẹ sinh ra mọi hành động. Quan điểm sẽ biến thành nhận thức, nhận thức biến thành ý muốn rồi qua cảm xúc mà ý muốn biến thành quyết định và cuối cùng sẽ đi đến hành động. Như vậy điều hiển nhiên là suy nghĩ của bạn về tiến trình lão hóa tức là quan điểm của bạn về tiến trình này sẽ phản ánh rõ ràng trong cuộc sống khi bạn bước vào tuổi già. Nói chung thì quan điểm của chúng ta đối với tiến trình lão hóa khá tiêu cực.
c. Chúng ta được mời gọi thay đổi quan điểm về tiến trình lão hóa.
Thế gian quan niệm tiến trình lão hóa như một chuỗi những mất mát. Thế gian xem tiến trình lão hóa như một sự sụp đổ đưa tới hư vô, một sự sa sút năng lực vô nghĩa, một sự thiệt hại về hình thể, cảm thụ tính và an toàn. Thế giới không thấy sự thật, vẻ đẹp và tốt lành kể cả trong tiến trình lão hóa. Kitô hữu được mời gọi đứng trên một quan điểm khác với thế giới phi Kitô giáo để chiêm nghiệm tiến trình lão hóa. Như vậy, qua bí quyết một chúng ta được mời gọi biến đổi. Là Kitô hữu chúng ta không thể quan niệm tiến trình lão hóa dưới khía cạnh thuần túy hình thể.
d. Những mất mát cần thiết
Trong phần này, tác giả cho chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng và phát triển của một con người không phải là cái gì đó luôn được thêm vào hay được gia tăng, nhưng cái làm con người lớn lên chính là khi bạn mất mát. Tác giả cũng kết luận rằng “giai đoạn người ta phải mất mát nhiều nhất chính là tuổi già và tuổi già cũng chính là giai đoạn đầy tiềm năng phát triển hơn mọi giai đoạn khác trong cuộc đời”.
e. Nghịch lý của lão hóa và linh đạo mới của chúng ta
Theo tác giả sự tăng trưởng do tiến trình lão hóa mang đến là sự phát triển nội tâm. Thế nhưng chúng ta lại quá tập chú vào hình thể bên ngoài của sự sống đến nỗi chúng ta quên mất sự trưởng thành đích thực là gì.
Cái nghịch lý diễm phúc của tuổi già trở nên con đường dẫn chúng ta tới một đời sống tâm linh sống động.
2. Bí quyết 2. Tìm kiếm tình yêu mọi nơi
Tìm kiếm tình yêu mọi nơi là mức độ chúng ta nỗ lực nhận thấy Thiên Chúa hiện diện trong mọi sự và nơi mọi người cho dù rất mờ nhạt.
Theo tác giả, thế gian coi tình yêu ở mọi nơi đó là một hành động kỳ khôi, thậm chí có vẻ mất trí. Thế gian chỉ dạy chúng ta phải tìm kiếm sự an toàn và bảo vệ bản thân. Tình yêu hoạt động hoàn toàn khác với cách tính toán của thế gian. Chúa Giêsu dạy bạn trao ban tình yêu càng nhiều thì bạn càng nhận lãnh tình yêu.
a. Đá cẩm thạch
Biểu tượng của bí quyết thứ 2 là đá cẩm thạch. Tác giả mời gọi chúng ta hãy tưởng tượng đến những viên đá cẩm thạch: màu đỏ của đá tự trưng cho những hành vi “thiếu đạo đức”, màu hồng là những hành vi “đạo đức”. Màu nào đang chiếm ưu thế đó là câu trả lời về điểm tựa cho thế giới quan của bạn.
b. Tình yêu và sợ hãi
Tác giả cho thấy tình yêu là động lực đầu tiên thúc đẩy con người hành động và mọi hành động của con người hoặc bày tỏ tình yêu hoặc đòi hỏi tình yêu.
Khi chúng ta trưởng thành liệu đức tin của chúng ta có phát triển mạnh mẽ để có thể nhìn thấy tình yêu trong những hoàn cảnh mà thế gian chỉ thấy có suy sụp, tranh cãi hay sự dữ không.
cSợ hãi đẩy nhanh tiến trình lão hóa
Sợ hãi thì làm cho chúng ta rối trí, ức chế cảm xúc cũng như bóp méo nhận thức về mình và về người khác. Càng lo sợ thì bạn càng thông truyền cho thân xác bạn những xung động tư tưởng, cảm xúc và nhận thức tiêu cực. Vì thế bạn càng chóng già nua và làm gia tăng tốc độ của tiến trình lão hóa.
d. Nguồn suối tươi trẻ
Theo tác giả, con người ngày nay thường tìm mọi cách để xây lên những bức tường ngăn cản tuổi già như sử dụng dược phẩm chống lão hóa, kem chống nhăn,…giúp chúng ta trông có vẻ trẻ hơn. Tuy nhiên có một nguồn suối tươi trẻ nằm trong con người mà chúng ta cần khám phá đó là cách nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận, quyết định và hành động của chúng ta.
e. Lão hóa là một sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa.
Theo tác giả, khi chúng ta tiếp tục xem tiến trình lão hóa như một sản phẩm của tình yêu Thiên Chúa, dần dần chúng ta sẽ có được một tinh thần trẻ trung hơn. Sự trẻ trung chính là khả năng chiếu tỏa vẻ đẹp rạng rỡ của tâm hồn ra bên ngoài.
f. Làm sao tìm thấy tình yêu mọi nơi
Cách thức tốt nhất để đi tìm tình yêu là đi tìm nhân đức. Mỗi nhân đức là một cách hành động khác nhau trong tình yêu và biểu lộ tình yêu.
3. Bí quyết 3:Vui thích trong tương quan
Vui thích trong tương quan là mức độ chúng ta có thể chia sẻ chân thành với người khác và tìm thấy niềm vui khi chia sẻ.
a. Tương quan là cốt lõi của hành trình giữa trần thế
Các kitô hữu được mời gọi thiết lập tương quan. Khả năng tương giao và nối kết mà chúng ta đang tìm hiểu là cốt lõi của cuộc hành trình dưới trần thế này. Tùy theo điều kiện sống của mình chúng ta phải tìm cách nối kết với những người khác. Đó là bí quyết duy trì tinh thần trẻ trung và nhận ra sự bất lão mới mẻ khi bạn đến tuổi già.
b. Chúng ta tương giao với nhau như trẻ thơ
Tác giả cho chúng ta thấy khi còn nhỏ chúng ta dễ dàng tương giao với người khác hơn nhờ vào những trò chơi trải nghiệm. Tuy nhiên khi lớn lên thì không biết vì sao mà một số người trong chúng ta đã đánh mất khả năng tương giao với người khác. Khi những người lớn tuổi cắt đứt các mối tương giao mà buông trôi vào sự cô lập họ có thể rơi vào sự thất vọng.
c. Dễ buông mình vào sự cô lập
Tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy khi lớn tuổi thường người ta chỉ nghĩ đến mình nhưng lại không nhận biết là mình chỉ nghĩ đến mình vì và họ cắt đứt liên lạc với tha nhân. Và hạnh phúc trọn vẹn trong tuổi già là có một người bạn tâm giao.
d. Tương quan bao gồm...
- Là khả năng truyền đạt trọn vẹn cảm xúc của mình
- Là khả năng thông cảm với cảm xúc của người khác
- Là khả năng khen ngợi người khác
- Biết rõ người khác và các nhu cầu họ quan tâm
e. Vật đệm hữu hiệu ngăn ngừa sự xa lánh
Theo tác giả, tương giao là một vật đệm ngăn ngừa sự xa lánh. Chia sẻ một cách thân mật là cung cấp sinh lực cho cuộc sống và tạo nên hạnh phúc mà chúng ta không thể có được bằng một cách khác.
4. Bí quyết 4. Sống trong giây phút hiện tại
Sống trong giây phút hiện tại là mức độ chúng ta ý thức và tập trung vào thực tế hiện nay của chúng ta.
a. Sức sống tâm linh là sức sống trong giây phút hiện tại
Theo tác giả, thời điểm duy nhất mà chúng ta có chính là bây giờ và mục tiêu duy nhất hiện nay của chúng ta là học yêu thương tốt hơn. Cách thức duy nhất để bạn biết yêu thương nhiều hơn là trải nghiệm tình yêu ngay lúc này, ngay ở đây và ngay bây giờ.
b. Nghĩ về quá khứ sinh ra cảm xúc có tội, nghĩ đến tương lai sinh ra lo sợ
Thực tế cho chúng ta thấy rằng tâm trí chúng ta đấy nhiều khi bị xâm chiếm bởi muôn ngàn việc khác. Trí óc chúng ta hoặc sống trong tương lai hoặc sống trong quá khứ. Chúng ta bỏ lỡ những gì đang xảy ra ngay lúc này.
Thỉnh thoảng, chúng ta có thể hồi tưởng và cảm thấy dễ chịu về quá khứ ôn lại những kỷ niệm ngọt ngào và những sự kiện liên quan. Tuy nhiên, chúng ta thường cảm thấy nuối tiếc về những việc đã xảy ra trong quá khứ.
Sợ hãi là một cảm xúc phát xuất từ việc chúng ta áp đặt quá khứ lên tương lai. Trong vô thức chúng ta giả định rằng quá khứ nhất định sẽ được lặp đi lặp lại. Hôm nay cũng như hôm qua và ngày mai cũng như hôm nay. Theo logic ấy chúng ta không thể lớn lên và không bao giờ có thể thay đổi.
c. Với việc hồi tưởng trong hiện tại
Tác giả cho thấy rằng hồi tưởng có thể là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự trẻ trung của bạn. Khi hồi tưởng không phải chúng ta chỉ mong muốn cho ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, vì khi đó chỉ mang đến những cảm xúc tiêu cực nhưng nếu việc hồi tưởng giúp đón nhận ân sủng Thiên Chúa và cảm nhận tình yêu của Ngài thì sự bình an tình yêu hy vọng và phó thác sẽ là phần thưởng mang lại sự trẻ trung cho chúng ta.
d. Sự toàn vẹn đối lại sự thất vọng
Tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy những năm cuối đời người ta có thể bộc lộ 2 loại thất vọng: khó tính và căm thù chính mình.
e. Hiểu biết các nhu cầu của mình
Tác giả chỉ là cho chúng ta thấy việc cần thiết hiểu các nhu cầu của mình nếu không muốn để mình rơi vào tình trạng bệnh tật cả về thể lý lẫn tâm lý. Để làm được điều đó chúng ta phải nhận biết các nhu cầu của mình và đáp ứng các nhu cầu của mình chứ đừng lo thỏa mãn các nhu cầu của người khác mà thôi.
f. Chúng ta có thể chọn giây phút hiện tại
Ngay lúc này là thời điểm tha thứ. Tác giả mời gọi chúng ta hãy biến mỗi giây phút hiện tại thành một mắt xích trong chuỗi hành động tha thứ vì yêu thương kéo dài trọn cuộc đời chúng ta. Khi tha thứ trở thành mục tiêu trong mỗi giây phút hiện tại thì sự an tĩnh và bình an của thời bây giờ sẽ bao bọc chúng ta trong sự tươi trẻ dịu dàng.
5. Bí quyết 5. Chấp nhận con người đích thực của mình
Chấp nhận con người đích thực của mình là mức độ chúng ta nhận biết và thật lòng thừa nhận bản chất thực sự thánh thiêng của mình đối lập với bản tính trần thế của chúng ta.
a. Trưởng thành là gì?
Theo tác giả sự trẻ trung là một thái độ và não trạng chứ không phải tình trạng của thân xác, cho nên chúng ta có quyền lựa chọn. Sự trưởng thành thường liên quan đến việc chọn lựa giữa logic của con tim và logic của trí óc.
b. Lòng tự trọng nghèo nàn gia tăng tốc độ lão hóa
Theo tác giả, người có lòng tự trọng vững chắc thì vững tin rằng họ có giá trị, họ khá lắm, họ đáng yêu. Suy cho cùng vì chúng ta là con cái Thiên Chúa và được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa nên tự bản chất chúng ta đều tốt lành. Trái lại, người thiếu tự trọng thì không chấp nhận mình như mình là, họ nghĩ mình không đáng yêu và không thể yêu thương mình. Vì nhiều lý do khác nhau một số người trong chúng ta đã để mất cơ hội hay không bao giờ có cơ hội khám phá sự thật, vẻ đẹp và sự tốt lành hiện diện bên trong chúng ta.
c. Chúng ta là công dân Nước Trời
Theo tác giả, yếu tố chính trong việc kiến tạo lòng tự trọng là cuộc đối thoại nội tâm của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta tự biểu lộ qua cuộc đối thoại ấy chúng ta mới có thể biết chúng ta thật sự là ai. Những người có lòng tự trọng vững vàng thì nói với mình một cách tích cực, tự tin và khiêm tốn.
d. Nhìn thấy vẻ đẹp đích thực của mình
Tác giả nói chúng ta có nhiệm vụ phải hiểu rõ bản chất cao đẹp của chúng ta, đồng thời ca ngợi sự kỳ diệu và vẻ đẹp cũng của bản chất ấy bởi vì nó là một phần của chúng ta, một phần hoàn hảo và giống như Thiên Chúa. Cuộc sống chúng ta là một hành trình có chủ đích và mục tiêu đồng thời chứa đựng nhiều bài học yêu thương mà chúng ta có thể học tập mỗi ngày mà bài học đầu tiên là biết được chúng ta đích thật là ai.
e. Năm phương tiện thiêng liêng
Theo tác giả mỗi phương tiện sau đây sẽ giúp bạn đến gần hơn và hiểu rõ hơn bản chất thánh thiêng của mình.
- Cầu nguyện: Qua đó nối kết với Thiên Chúa giãi bày tâm sự với vị thầy nội tâm là Chúa Thánh Thần để được hướng dẫn hy vọng và soi sáng.
- Suy niệm: Hãy chọn một vấn đề một biến cố và nối kết với vinh quang Thiên Chúa một cách có ý thức và bình an.
- Hội họa: Qua nét vẽ bạn sẽ đi xuống dưới từng ý thức và tiếp cận với cách sống của bạn trong tầng tiềm thức hay tiền ý thức.
- Viết truyện: Bạn có thể đến gần cái phần không dễ tiếp cận trên bình diện ý thức. Ngay cả khi bạn không hiểu hết những gì bạn viết về mình viết, truyện vẫn có thể mang lại lợi ích cho bạn.
- Viết nhật ký: nhằm ghi lại các khám phá của bạn trong đời sống tâm linh.
6. Bí quyết 6: Tha thứ cho tha nhân và tha thứ cho mình
Tha thứ cho tha nhân và cho chính mình là mức độ chúng ta học biết những yếu tố thiết yếu của việc tha thứ và thể hiện những yếu tố đó trong đời sống của mình.
a. Nối kết thân xác - trí tuệ - tinh thần
Tác giả cho thấy sự nối kết của thân xác - trí tuệ - tinh thần có liên quan mật thiết với sự tha thứ. Ngành y khoa có hàng núi dữ liệu liên quan đến sự tương tác giữa hoạt động của thân xác với tư duy và cảm xúc. Bên cạnh đó một điều cần thiết cho mỗi chúng ta đó là sự tha thứ.
b. Mầm mống của sức khỏe yếu kém
Qua các ví dụ tác giả kết luận rằng đổ lỗi cho người khác, phê phán, chỉ trích, oán hận, âm mưu…đó là các nguyên nhân làm cho sức khoẻ sa sút và đánh cắp sức sống của chúng ta.
c. Không ngừng tha thứ
Tác giả cho thấy ý nghĩa của việc tha thứ. Đó là công việc của Thiên Chúa chứ không phải là công việc của chúng ta. Vậy mà chúng ta vẫn bị ảo tưởng mà tự đặt mình lên bệ đài công chính bằng cách nỗ lực đáp ứng những tiêu chuẩn nào đó của khuynh hướng cầu toàn. Những tiêu chuẩn ấy vượt lên trên cả những tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Chúng ta không ngừng được mời gọi biểu lộ thiện chí muốn tha thứ.
d. Tha thứ không phải là...
Thứ nhất tha thứ không phải là miễn chuẩn trách nhiệm cho người khác cho người có lỗi. Thứ đến tha thứ không đòi hỏi người có lỗi phải thể hiện lòng hối lỗi và đền bù. Thứ 3 tha thứ không phải là thừa nhận mình “sai”. Cuối cùng tha thứ không phải là hòa giải.
e. Tha thứ vô điều kiện
Tác giả cho thấy rằng nhiều khi chúng ta đặt điều kiện cho sự tha thứ nghĩa là chúng ta đòi người khác phải đáp ứng một số điều kiện rồi mới được tha thứ. Tha thứ vô điều kiện thì không có “chão thừng ràng buộc” hay điều kiện lúc đó là hình thức nguyên tuyền nhất của sự tha thứ.
Những nguyên tắc tha thứ
- Nguyên tắc một: Bạn hãy chấp nhận phần trách nhiệm của mình vì sự xúc phạm có thể do chính bạn gây ra.
- Nguyên tắc 2: Hãy xem xét mọi sự đố kị lâu đời một cách khách quan
- Nguyên tắc 3: Bạn hãy ý thức rằng tha thứ là một hành động thiết thực của tình yêu
- Nguyên tắc 4: Hãy đoái nhìn kẻ có lỗi với đôi mắt của Thiên Chúa.
f. Những lợi ích cụ thể của tha thứ
Theo tác giả lợi ích của tha thứ là kích thích sự tăng trưởng của đời sống tâm linh, giúp giải thoát năng lực mà bạn đã phung phí khi bám chặt vào sự hận thù và nhờ sự tha thứ mà chúng ta sống một cách dồi dào hơn.
7. Bí quyết 7. Buông bỏ tức giận và mọi náo động trong nội tâm
Buông bỏ tức giận và mọi náo động là mức độ chúng ta cảm nghiệm sự bình an trong tâm hồn và cảm nhận tình yêu Thiên Chúa trong cõi lòng.
a. Tức giận là một cảm xúc của con người trưởng thành
Theo tác giả tức giận và những loại xáo động khác có thể cản trở chúng ta cảm nghiệm sự bình an và tình yêu trong tâm hồn. Nhưng cũng có những lúc sự tức giận có thể hữu ích nếu chúng ta phát huy khả năng kiểm soát sự tức giận và sử dụng sự tức giận như một sức mạnh thúc đẩy như đã dự định.
b. Nắp cống
Tác giả cho thấy nắp cống có thể ví như một cái nắp che đậy những cảm xúc tức giận mà bạn ấp ủ trong một thời gian dài. Với thời gian áp lực dưới nắp cống sẽ tăng và bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lực để giữ cho tất cả sự tức giận ở dưới nắp.
c. Tức giận và sợ hãi
Tác giả cho thấy sự tức giận gia tăng tốc độ lão hóa. Người ta sợ mình tức giận nhưng sự tức giận cũng chính là một phản ứng cảm xúc xuất phát từ sợ hãi.
d. Nhất là phụ nữ
Trong nền văn hoá chúng ta rõ ràng phụ nữ không được phép biểu lộ sự tức giận. “Quý bà” có bổn phận phải cắn răng chịu đựng và nuốt giận, phóng chiếu sự tức giận hay làm bất cứ điều gì khác ngoại trừ việc biểu lộ sự tức giận. Tác giả gọi đó là niềm tin lỗi thời.
e. Mà làm sao buông bỏ
- Phải phân biệt sự xúc phạm và kẻ vi phạm
- Phải chế ngự sợ hãi
- Tha thứ một cách vô điều kiện
8. Bí quyết 8. Hiến mình cho người khác
Hiến mình cho người khác là mức độ chúng ta thực sự làm cho kẻ khác một cách vị tha và vì yêu thương.
a. Cho là nhận
Theo tác giả có những người âm thầm giúp đỡ kẻ khác một cách vô điều kiện chứ không nhằm lợi ích cho mình và họ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Những người như thế thì khá trưởng thành và đều đặn gia tăng sức sống tâm linh và sự trẻ trung.
b. Vô vàn công trình nghiên cứu
c. Những công trình nghiên cứu tiến trình lão hóa
Các công trình nghiên cứu đưa ra cho chúng ta một số nhận xét chúng ta có khuynh hướng giúp đỡ người khác nếu:
- Chúng ta đã biết người ấy
- Chúng ta thấy người ấy ở trong hoàn cảnh giống như chúng ta. Ngược lại, chúng ta ít có khả năng giúp đỡ họ nếu chúng ta thấy họ khác chúng ta.
- Chúng ta sinh sống trong một thành phố nhỏ. Ngược lại, chúng ta ít có khả năng giúp đỡ người khác nếu chúng ta sống ở trung tâm đô thị.
- Chúng ta cảm thấy như thể không có ai giúp đỡ họ.
d. Chúng ta cảm thấy gì khi giúp đỡ kẻ khác
Theo tác giả câu trả lời phổ biến nhất đó là “tôi cảm thấy cao thượng khi giúp đỡ người khác” thứ đến là “tôi cảm thấy mạnh khỏe và có nhiều năng lực hơn” “tôi cảm thấy toàn thân ấm áp”. Tất cả câu trả lời đó cho chúng ta thấy điều kì diệu khi giúp đỡ người khác.
e. Tình yêu thì vượt ngoài quy luật của thế gian
Tình yêu là quà tặng duy nhất có khả năng gia tăng gấp bội những điều chúng ta đã tặng ban cho người khác.
f. Tiến trình lão hóa đòi hỏi chúng ta sắp xếp lại nguồn lực
Điều tiết sự chăm sóc người khác và chăm sóc chính bản thân.
9. Bí quyết 9. Sống đức tin
Sống đức tin là mức độ chúng ta biểu lộ niềm tin tuyệt đối vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng chúng ta.
a. Đức tin - thành phần cốt yếu của sự trẻ trung
Theo tác giả đức tin là phần cốt yếu của đời sống tâm linh đồng thời là một thành phần chính trong việc phát huy sự trẻ trung. Bởi vì đức tin bảo vệ chúng ta khỏi thất vọng, khỏi tên trộm nguy hiểm là sự lão hóa.
b. Lão hóa - một thời cơ để lớn lên trong đức tin
Qua các ví dụ tác giả nhấn mạnh việc cần thiết và quan trọng của đức tin trong cuộc sống.
c. Tuổi trẻ và hạnh phúc như trẻ thơ
Nhờ tin tưởng vào Thiên Chúa mà chúng ta buông bỏ những nỗi băn khoăn, tha thứ cho anh chị em, tập trung vào giây phút hiện tại, hiến mình cho tha nhân và tìm thấy tình yêu ở khắp mọi nơi.
d. Đức tin vào sức khỏe tâm thần
4 cấp độ có sức khỏe tâm thần:
- Rối loạn thần kinh
- Tinh thần lành mạnh
- Mạnh khỏe
- Tỉnh thức thiêng liêng
e. Một thời gian riêng tư để sống đức tin
Con đường duy nhất để sống hạnh phúc trong tuổi già là tin rằng Chúa Thánh Thần có điều muốn dạy chúng ta và Thiên Chúa đang dẫn dắt chúng ta đến một nơi tốt đẹp hơn.
10. Bí quyết 10. Khám phá ý nghĩa thâm sâu của đời sống
Đó là mức độ chúng ta có được một ý thức mới mẻ về Thiên Chúa để chúng ta có thể nhìn thấy tầm quan trọng của đời sống trên những cấp độ sâu sắc hơn bằng cách hiến dâng mạng sống mà tuôn theo ý định của Thiên Chúa.
a. Nhân đức là hành động yêu thương
Nhân đức tình yêu được thể hiện qua việc làm. Khi thực hành nhân đức chúng ta được cung cấp những cơ hội tuyệt vời để thể hiện và biểu lộ chính đức tin mà chúng ta khao khát.
b. Nhầm lẫn ý nghĩa đời sống.
Cách duy nhất để tìm ra ý nghĩa đời sống là đặt mục đích cho cuộc sống. Mục đích của đời sống phải là một điều gì đó mà chúng ta không bao giờ có thể đạt tới hay làm chủ một cách trọn vẹn được.
c. Khởi điểm của việc phát triển nhân cách
Theo tác giả mọi nhân đức đều nối kết với nhau và phát suốt bởi cùng một nguồn mạch. Nguồn mạch ấy chính là tình yêu Thiên Chúa.
d. Nhân đức còn cao quý hơn phần thưởng
Tác giả cho thấy rằng thế gian không mấy quan tâm đến nhân đức. Những kẻ khôn ngoan theo kiểu thế gian nghĩ rằng những người đức hạnh thì không hấp dẫn và dĩ nhiên là họ không thích những gì thiếu hấp dẫn.
e. Sự thất bại tột bậc của đời sống
Sự thất bại tột cùng của con người là từ chối đối diện với những thách đố của cuộc sống.
11. Bí quyết 11. Quản lý cảm xúc sao cho hữu ích
Đó là mức độ bạn có thể điều khiển những phản ứng cảm xúc đối với các biến cố và các tương quan trong cuộc sống và toàn thể hoàn cảnh mà chúng ta đang sống trong đó khi chúng ta trưởng thành.
a. Cảm xúc luôn tìm cách bộc lộ ra ngoài
Theo tác giả chúng ta thường hay tìm cách bộc lộ cảm xúc theo 3 con đường: Chuyển cảm, phóng chiếu và cố tạo phản ứng.
b. Đối phó với cảm xúc như thế nào
- Gọi đúng tên cảm xúc
- Khẳng định cảm xúc ấy là của mình
- Chế ngự cảm xúc
- Đặt mục tiêu cho cảm xúc
- Bày tỏ cảm xúc
12. Bí quyết 12. Quân bình đời sống
Đó là mức độ chúng ta có thể thống nhất mọi lãnh vực khác nhau của đời sống trong sự hài hoà tức là cung cấp đồng đều năng lực cho mỗi lĩnh vực của đời sống.
a. Sự khôn ngoan trong lòng chúng ta
Theo tác giả khi về già bản chất của trí tuệ trở nên ý thức hơn, suy nghĩ chín chắn hơn và tỉnh thức hơn nhờ ơn Chúa Thánh Thần và trí tuệ sáng suốt hơn chúng ta có khả năng làm chủ cuộc đời mình đó là sự khôn ngoan.
b. Quân bình đời sống là gì?
Theo tác giả đó là một cuộc sống êm đềm vui tươi hướng về Thiên Chúa. Người sống quân bình thì có một đời sống tâm linh tràn đầy sức sống và khám phá được sự tươi trẻ bên trong nội tâm.
c. Quân bình đời sống và bệnh tật
Tác giả khẳng định rằng một khi đời sống của chúng ta mất trật tự chúng ta sẽ ngã bệnh. Không phải là “bạn có thể ngã bệnh” hay “có lẽ bạn sẽ ngã bệnh” mà “bạn sẽ ngã bệnh”.
d. Phát huy con đường mang lại sự quân bình
Sự quân bình trong đời sống sản sinh sự khôn ngoan và sự khôn ngoan là thành phần cốt yếu của sức sống tâm linh.
(Chủng sinh: Phêrô Phạm Văn Minh)