1. Nỗi khó và nỗi khổ
Cuộc đời đầy gai góc. Đó là chân lý tuyệt vời vì một khi chúng ta thực sự hiểu nó là chính lúc chúng ta vượt qua nó. Một khi chúng ta thực sự biết rằng cuộc đời là khổ và đón nhận nó thì cuộc sống sẽ không còn khổ nữa. Bởi vì nếu người ta chấp nhận nó thì nó hết còn là vấn đề.
Đời sống là một chuỗi dài vấn đề. Chúng ta muốn rên rỉ chúng hay là muốn giải quyết chúng đây? Chúng ta cùng muốn dạy cho con cái mình biết giải quyết các vấn đề cuộc sống không?
Việc đương đầu và giải quyết các khó khăn làm một tiến trình không mấy êm ả và chính bởi đó nên đời mới khó. Các khó khăn khởi lên trong ta tâm trạng nản lòng hay cảm xúc đau đớn u sầu..Tuy nhiên, chính trong sự đương đầu và giải quyết các vấn đề này mà cuộc đời có được ý nghĩa của nó. Các vấn đề trong cuộc sống, chính là mặt cắt phân biệt giữa thành công và thất bại. Các vấn đề ấy lay động lòng can đảm và các sáng tạo của chúng ta, hay nói đúng hơn chúng tạo ra nơi chúng ta sự can đảm và sáng suốt. Nếu cuộc sống không có vấn đề thì người ta chẳng thể nào trưởng thành tâm thần và tâm lý được. Vì thế, chúng ta hãy tự trang bị cho mình và con em mình những phương thế khả dĩ đem lại sự cường tráng cho tâm thần và tâm linh. Chúng ta hãy ý thức và dạy cho con em mình ý thức sự cần thiết của đau khổ và giá trị rút ra từ đau khổ.
2. Đình hoãn và khoái cảm
Đình hoãn và khoái cảm là một phương pháp bố trí những niềm vui và nỗi đau của cuộc sống sao cho có thể gia tăng sự dễ chịu bằng cách đón nhận sự khổ trước và uống cạn nó.
Em bé đã học các “phương pháp” này từ rất sớm. Một đứa trẻ chủ động khi chơi với bạn có thể chủ động nhường cho bạn phiên trước và nhận phiên sau. Hay em cố gắng học bài trước rồi xem tivi sau.
Tuy nhiên, có nhiều thanh thiếu niên tỏ ra rất yếu kém khả năng đình hoãn ấy hoặc không có khả năng đình hoãn. Cho dù trí thông minh không tệ, điểm của chúng vốn kém chỉ vì không chịu học bài.
3. Lỗi của cha mẹ
Đừng cho rằng sau bởi gia đình thiếu khuôn khổ mà các thiếu niên trở thành ngang tàng vô kỷ luật. Nhưng các em là những người trẻ tuổi ấu thời bị tát tai, bị đấm. Những cái kỷ luật ấy thật vô nghĩa.
Họ là bậc cha mẹ nói “một đường làm một nẻo” họ thường xuyên say xỉn trước mặt lũ trẻ. Họ sẵn sàng cãi nhau và đánh nhau “hằm bà lằng” bất chấp con cái họ đang có ở đó. Họ ăn ở bầy hầy nhớp nhúa. Lối sống của họ không trật tự ngăn nắp chỉ như “nước đổ đầu vịt”. Nếu trong gia đình xảy ra chuyện cha đánh mẹ như cơm bữa thì việc đánh phạt thằng bé vì nó đánh chị nó sẽ có nghĩa lý gì.
Nói cho cùng thì tình yêu là mọi sự. Giáo dục con cái cũng cần thời gian. Nếu tôi hiểu mình có giá trị tôi sẽ hiểu thời gian của mình có giá trị tôi sẽ muốn dùng nó một cách tốt nhất.
4. Yếu tố thời gian trong việc giải quyết vấn đề
Xử lý một việc mà chúng ta coi là khó. Nhưng hãy nán lại cần một chút thời gian để xem lại tình hình để lên kế hoạch và giải quyết.
Vấn đề dành thời gian rất quan trọng. Bởi vì nhiều người duy chỉ vì không dành thời gian đủ mà phải gặp biết bao khó khăn trong cuộc sống về mặt tâm linh, trí thức và xã hội.
Yếu tố quan trọng hơn là có thời gian nhưng sai lầm lớn nhất là người ta hy vọng các vấn đề sẽ tự nhiên biến mất mà không cần xử lý.
Không đâu bạn phải xử lý chúng nếu không chúng cứ còn hoài và mãi mãi chúng là lá chắn chặn đứng cuộc phát triển tâm linh của bạn và anh mới có thể bước tiếp những bước khác.
5. Nhận lãnh trách nhiệm
Không có cách nào khác để chúng ta giải quyết các vấn đề của cuộc sống ngoại trừ giải quyết chúng.
Chúng ta cũng không thể giải quyết được một vấn đề bằng cách mong ngóng một ai đó khác sẽ giúp giải quyết giùm ta. Và tôi nhận ra rằng đây là vấn đề của tôi và chính tôi có bổn phận giải quyết nó.
Thế nhưng rất nhiều người tìm cách tránh né những phiền toái của các vấn đề bằng cách tự nhủ rằng “chuyện này do kẻ khác hoặc do hoàn cảnh xã hội gây ra, tôi không giải quyết được người khác phải chịu trách nhiệm giải quyết chuyện này cho tôi, đó thực sự chẳng phải là vấn đề riêng của tôi.
6. Hai chứng rối loạn
Người đa mang là người nhìn đâu cũng cảm thấy trách nhiệm của mình còn người tắc trách là người không nhìn nhận đủ phần trách nhiệm của mình. Đúng rồi!
Phải có một bề dày kinh nghiệm đáng kể và một quá trình trưởng thành lâu dài chúng ta mới có khả năng để nhìn thế giới và hiểu vị trí của mình trong thế giới.
Nếu bạn không có phần giải quyết vấn đề thì bạn là một phần của vấn đề.
7. Chạy trốn tự do
Thời giờ của mình là do mình chịu trách nhiệm chứ! Chính tôi và chỉ mình tôi mới là người quyết định cách sử dụng thời giờ và cách sắp xếp thời biểu của mình. Nếu tôi đã muốn đầu tư nhiều thời giờ hơn cho công việc so với các bạn đồng sự thì đó là sự lựa chọn của tôi.
Bất cứ khi nào chúng ta muốn tìm cách lẩn tránh trách nhiệm về cung cách sống của mình, chúng ta cũng đang giao trách nhiệm ấy cho một người nào đó hoặc một cơ chế nào đó. Và điều đó có nghĩa là chúng ta đang giao quyền hạn của mình cho kẻ khác.
Toàn bộ cuộc sống của mỗi người trưởng thành là một chuỗi liên tục những chọn lựa và quyết định cá nhân.
8. Phụng sự cho sự thật
Chúng ta phải không ngừng ý thức điều này nếu chúng ta muốn cuộc sống mình được lành mạnh và tinh thần mình được trưởng thành. Điều ấy thật tự nhiên vì chân lý là thực tại. Cái sai lầm là cái không thực.
Chúng ta không được sinh ra với những tấm bản đồ có sẵn, chúng ta phải tự vẽ bản đồ cho mình và quá trình vẽ bản đồ đòi hỏi sự cố gắng. Càng cố gắng trân trọng và nhận hiểu thực tại thì chúng ta càng làm cho tấm bản đồ rộng ra và chính xác hơn.
9. Chuyển vị tấm bản đồ “quá đát”
Chuyển vị là lấy lời nhận biết và ứng xử của cuộc sống đã được hình thành trong thời thơ ấu vốn phù hợp với bối cảnh thời thơ ấu để áp dụng một cách không phù hợp với bối cảnh trưởng thành.
Chân lý và thực tại bị người ta tránh né vì nó gây đau đớn cho người ta. Chúng ta có thể chỉ vẽ lại bản đồ của mình khi mà chúng ta có quy phạm để vượt qua nỗi đau đớn ấy. Chúng ta phải triệt để phụng sự cho sự thật. Nói cách khác chúng ta phải luôn luôn đặt sự thật lên trên khuynh năng của ta chúng ta, thà hy sinh sự dễ chịu của mình để bảo vệ sự thật. Sự lành mạnh tâm thần là một tiến trình không ngừng phụng sự cho sự thật dù phải trả giá nào đi nữa
Nhận Định
Cuốn sách “Con đường chẳng mấy ai đi” là một tác phẩm hay, xuất sắc, ý nghĩa và nhân văn. Tại sao tôi nói thế? Vì trong tác phẩm có mỗi phân đoạn đều có lấy ví dụ tình huống thực tế, có những nhân vật đóng vai trò quan trọng để đưa đến những luận điểm (bài học) cho tác giả. Từ những luận điểm đó tác giả chứng minh và đó là những bài học thực tế cho chúng ta. Với tôi, tôi đã học trong cuốn sách này rất nhiều vì là những bài học thực tiễn để giúp tôi cải thiện và sửa lỗi nhiều.
Tôi hy vọng quyển sách này được phân bố nhiều nơi trên nước việt nam. Những bài học này rất thực tế với đời sống của chúng ta nói chung và chủng sinh như tôi nói riêng.
Tôi hy vọng quyển sách này dịch ra nhiều thứ tiếng hơn nữa không chỉ các bạn Việt Nam được học qua bài học thực tế này mà còn cả những bạn khác đều được thay đổi cuộc sống của mình.
(Chủng sinh: Đaminh Nguyễn Văn An)