Vì tôi không hoàn hảo | |
Nguyên tác: | So, I am not Perfect |
Tác giả: | Robert J. Furey |
Ký hiệu tác giả: |
FU-R |
Dịch giả: | Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O.Cist |
DDC: | 248.2 - Trải nghiệm Tôn giáo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
Đôi lời về tác giả | 5 |
Dẫn nhập | 77 |
CHƯƠNG 1: TẠI SAO LẠI KHIÊM NHƯỜNG? | 11 |
Những lợi ích của khiêm nhường | 11 |
Thực hành sự khiêm nhường | 17 |
Cái có và cái là | 24 |
Lòng tự hào | 25 |
Trước khi chúng ta tiếp tục | 30 |
CHƯƠNG 2: MỌI NGƯỜI CẦN ĐẾN NHAU | 32 |
Mặc cảm tự ti | 34 |
Mặc cảm tự tôn | 43 |
Ảo tưởng về khả năng không thể bị tổn thương | 46 |
Các mối liên hệ lành mạnh | 48 |
Kết luận | 51 |
CHƯƠNG 3: TRẺ EM | 52 |
1. Các bậc làm cha mẹ | 54 |
2. Các trẻ em lành mạnh | 58 |
3. Kết luận | 65 |
CHƯƠNG 4: NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH | 67 |
Tính dục | 67 |
Hôn nhân và ly dị | 70 |
Nghề nghiệp | 74 |
Nói trước công chúng | 77 |
Tính ghen tị | 77 |
Lòng biết ơn | 79 |
Phẫu thuật thẩm mỹ | 82 |
Tìm kiếm sự hoàn hảo | 83 |
Nỗi thất vọng | 85 |
Tiến trình lão hóa | 88 |
Linh đạo | 92 |
CHƯƠNG 5: CÁI CHẾT | 96 |
Chấp nhận thân phận phải chết của chúng ta | 98 |
Nỗi thương tiếc | 109 |
Kết luận | 118 |
CHƯƠNG 6: LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC BIỆT | 120 |
Các thái độ đối với người khuyết tật | 126 |
Che giấu những khuyết điểm - thiếu sót | 130 |
Khuyết điểm - thiếu sót là một tình trạng của con người | 133 |
Kết luận | 133 |
CHƯƠNG 7: KHÔNG KHIÊM NHƯỜNG, KHÔNG CÓ SỰ ỔN ĐỊNH | 139 |
Mục lục | 157 |
Những hứa hẹn về sự vĩ đại luôn lôi cuốn thính giả. Những cuốn sách nói về việc cải thiện sức khỏe, hạnh phúc, ngoại hình và năng lực luôn đắt khách. Người ta luôn tìm kiếm những cách để trở nên khá hơn. Nhưng trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến nhân đức bị lãng quên là nhân đức khiêm nhường. Sự khiêm nhường không bao giờ là một đề tài cuốn hút dân chúng. Sự khiêm nhường là điều mà nền văn hóa ngày nay không thích nói đến. Và trong cuốn sách này tác giả sẽ cho ta thấy được định nghĩa của khiêm nhường cũng như giải thích tại sao nó là điều cốt yếu cho sự lành mạnh về tâm linh cũng như tâm lý.
Chương 1: Tại Sao Khiêm Nhường?
Lợi ích của khiêm nhường: Sự khiêm nhường giúp ta sống những thiếu sót, khuyết điểm và giới hạn của mình. Sự khiêm nhường là chiều kích kết nối cuộc sống tâm lý và tâm linh của con người.Thực hành đức khiêm nhường: Đón nhận những yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình mà không quá gay gắt, vì biết rằng chúng xảy đến cho mình trong thân phận còn người. Không sống một cuộc sống tránh né hoàn toàn sự thi đua. Và trên hết không có nghĩa là bỏ đi cảm xúc tự hào.
Chương 2: Mọi Người Cần Đến Nhau
Khiêm nhường cho phép chúng ta chấp nhận nhu cầu mình cần đến những người khác. Đây là nên tảng của các mối liên hệ lành mạnh. Tính khiêm nhường cũng cho phép chúng ta yêu thương và chấp nhận những giới hạn của con người. Chúng ta không cần phải hoàn hảo để sống hạnh phúc. Chúng ta cần khiêm nhường để là chính mình. Không có sự khiêm nhường chúng ta tiếp tục cố gắng làm một người khác.
Ngày nay hơn bao giờ hết chúng ta không thể tự túc, tự lo mọi việc cho mình được. Chúng ta phụ thuộc vào các bác sĩ, thầy giáo, các chuyên viên, kỹ sư. Những người lành mạnh không cảm thấy thất bại, khi họ nhận ra họ cần đến người khác. Còn người không lành mạnh ở mãi trong cái vòng luẩn quẩn giữa mặc cảm tự tic ho đén khi kiệt sức.
Chương 3: Trẻ Em
Yếu tố quan trọng để chấp nhận bản thân là kinh nghiệm được yêu thương vô điều kiện. Cảm xúc được yêu thương chân thật như chúng ta là, sẽ là mỏ neo trong tâm trí chúng ta. Mọi kỷ niệm không bao giờ chết. Sau khi một đứa trẻ đã kinh nghiệm được người khác chấp nhận, em có thể tiến tới chấp nhận những người trong thế giới của em. Khi em phát triển một sự tôn trọng và đánh giá cao các bạn bè của em, em sẽ bắt đầu chấp nhận bản thân.
Chương 4: Những Người Trưởng Thành
Trong chương 1 và chương 2, tác giả đã bàn đến thế nào là đức khiêm nhường có thể đi vào cuộc sống của người trưởng thành, những khía cạnh bị tác động bởi sự hiện diện hay vắng mặt đức khiêm nhường. Khi thời gian trôi qua, người ta phát triển lớn hơn về đức khiêm nhường. Chúng ta nhận ra những giới hạn của những phép thuật. Mặc dù chúng ta có thể kinh nghiệm về một phép lạ, cuối cùng chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể tạo ra các phép lạ. Những người trưởng thành thì liên quan đến tính dục, hôn nhận, ly dị, nghề nghiệp, nói trước công chúng, tính ghen tị, lòng biết ơn, phẫu thuật thẩm mỹ, tìm kiếm sự hoàn hảo, nỗi thất vọng, tiến trình lão hóa và linh đạo.
Chương 5: Cái Chết
Sự khiêm nhường là những khả năng nhận biết và giới hạn của cuộc sống chúng ta. Cái chết là một nghịch lý. Nó là mầu nhiệm lớn của cuộc đời. Nhưng nó cung cấp cho chúng ta một cảm thức về sự chắc chắn. Chúng ta không biết chết là gì, những nó xảy ra cho tất cả cho tất cả chúng ta. Nếu chúng ta chọn đối diện với giới hạn này, chúng ta có thể phát triển một sự hiển biết rõ rang hơn về cuộc sống chúng ta không sống mãi.
Chối bỏ cái chết dẫn đến sự chán chường. Không có ý thức về cái chết, người ta có khuynh hướng trì hoãn. Rất dễ dàng để lại công việc cho ngày mai, nếu có một sự cung cấp ngày mai mãi mãi. Cái chết có thể giết chúng ta, hay cái chết khích lệ ta sống can đảm.
Chương 6: Là Những Người Khác Biệt
Những người không phát triển đức khiêm nhường để chấp nhận những giới hạn của họ, thì dần dần sẽ rơi vào xấu hổ. Khi cảm giác xấu hổ trở nên tràn ngập, cá nhân tiếp tục tách mình ra khỏi người khác. Hoàn cảnh bay giờ ngày càng tệ hơn. Không có sự nâng đỡ của một mối liên hệ ấm áp, con người cảm thấy mình không đáng yêu. Điều tốt nhất chúng ta có thể gọi hoàn cảnh này là chạm đáy. Có một điểm cuối về xấu hổ thường khó nhận ra. Người ta thường có khuynh hướng thừa nhận về cảm giác tội lỗi. Trong tư vấn, khách hàng thường hay nói: “Tôi luôn cảm thấy tội lỗi” hay dường như tôi luôn làm điều sai trái. Người ta sẽ không bao giờ cảm thấy họ làm điều sai trái, nếu họ cảm thấy họ không có khả năng để làm điều đúng.
Chương 7: Không Khiêm Nhường, Không Có Sự Ổn Định
Cuốn sách này tập trung vào việc đối diện và chấp nhận những khía cạnh đau đớn của con người chúng ta. Tác giả gọi những khía cạnh đau đớn này là những giới hạn của chúng ta. Những giới hạn không thể thay đổi được chỉ có thể chấp nhận hay chối bỏ. Tuy nhiên, những giới hạn là chức năng của sự chối bỏ. Sự chấp nhận những giới hạn của chúng ta có nghĩa là chấp nhận chính mình là bất toàn. Tất cả chúng ta đều có những giới hạn để đối phó. Diễn tả sự bất toàn của chúng ta có lẽ là điều dễ dàng nhất về nhân tính của chúng ta.Việc thừa nhận những nhu caaufvaf giới hạn của mình chứng tỏ rằng chúng ta là những con người đích thực. Khi cố gắng hơn những gì chúng ta có thể thực hiện, chúng ta sẽ bất bại. Nỗi sợ thất bại sẽ giảm nguy cơ liên quan đến việc cố gắng.
(Chủng sinh: Giuse Đỗ Văn Thọ)
-
Tác giả: Michael Rondet, SJ
-
Tác giả: John Ching Hsiung Wu
-
Tác giả: Pierre Talec
-
Tác giả: Thomas Hart
-
Tác giả: Lm. Tâm Giao
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Desmond Tutu
-
Tác giả: Thomas Merton
-
Tác giả: Xavier Thévenot
-
Tác giả: Thánh Gioan Thánh Giá
-
Tác giả: Juan Arias
-
Tác giả: Lm. Thiện Cẩm, OP
-
Tác giả: Michel Quoist
-
Tác giả: Hoàng Thị Đáo Tiệp
-
Tác giả: Lm. Nguyễn Châu Hải
-
Tác giả: Lloyd John Ogilvie
-
Tác giả: Éloi Leclerc
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: St. Têrêsa Avila
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: Gary Chapman
-
Tác giả: M-J. Ollivier
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: John LaBrioia
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Jack Philip
-
Tác giả: Eckhart Tolle
-
Tác giả: Maurice Foumond
-
Tác giả: Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
-
Tác giả: Ronda De Sola Chervin
-
Tác giả: Michael Paul Gallagher
-
Tác giả: Frances Young
-
Tác giả: Anselm Grün
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: J. Maurus
-
Tác giả: Ngọc Sáu
-
Tác giả: Song Bong-Mo, S.J
-
Tác giả: Nino Salvaneschi
-
Tác giả: J. Bournique
-
Tác giả: Chiara Lubich
-
Tác giả: René Schweitzer
-
Tác giả: Charles de Foucauld