Chương 1: Tác giả đặt ra câu hỏi: Tu để sống trọn lành? Từ câu chuyện trong Tin Mừng Mattheu 19,21. Tác giả nhận định “sống trọn lành” không phải là ơn gọi riêng của một nhóm người, mà là ơn gọi của tất cả mọi người Kitô hữu
Tu để làm việc mục vụ?
Căn tính của đời tu: ước muốn sống trọn vẹn và triệt để chương trình Phúc Âm, quy chiếu mọi khía cạnh cuộc sống vào đó, coi đó như mục tiêu hàng đầu của đời mình. Cái ước muốn ấy được bộc lộ bằng đời sống với lời khấn hứa được Giáo hội chuẩn nhận.
Hình thức và tinh thần: cái qua mau và cái vĩnh tồn. Tinh thần mới là cốt lõi, là cái quan trọng, là cái tồn tại qua mọi thời còn hình thức thì sẽ già cỗi rồi qua đi. Sống theo luật vì yêu mến. Đó là cốt lõi của 3 lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.
Chương 2: Lời khấn nghèo + chương 3: đời tu và ưu tiên cho người nghèo.
Khơi nguồn từ Đức Kitô (Pl 2,5-8)
- Đức Kitô đã “huỷ mình ra không”.
- Ngài đã cắm lều ở giữa người nghèo.
- Ngài đã nâng cao thân phận những người nghèo để họ có thể vào Nước Trời.
Bước theo Đức Kitô trong thời đại ngày nay: hiểu cái “nghèo” là như thế nào?
+ Nghèo về sở hữu
+ Nghèo vật chất
+ Nghèo trong hiện hữu
+ Nghèo tinh thần
Nghèo và sứ mạng: khi xét mình về sứ mạng của người tu sĩ trong thế giới hiện nay, chúng ta đứng về phía ai: về người giàu hay người nghèo. Hình như chúng ta không đứng về phía ai nhưng lại thành 1 phía thứ 3: người đặc biệt. Chúng ta không nghèo vì chúng ta có nhiều thứ. Chúng ta không giàu vì chúng ta không phải bận rộn làm ăn, không phải cạnh tranh như người giàu. Nhưng chúng ta dễ thấy thân thiện với những người giàu, thích có nếp sống dễ chịu, nhiều ưu đãi. Thực trạng này chúng ta phải hoán cải. Nhưng hoán cải thế nào?
Ý nghĩa của sự ưu tiên chọn người nghèo chủ yếu là thay đổi vị trí xã hội: nghĩa là từ nay chúng ta nhìn thế giới, xã hội, Giáo hội, nhân loại từ vị trí người nghèo, nhìn từ hoàn cảnh của họ, tìm những giá tri của họ và tiếng kêu của họ, những đóng góp tuy hạn chế nhưng có giá trị của họ vào việc thăng tiến cho chính bản thân họ để xây dựng một xã hội công bằng hơn.
Chương 4: Lời khấn khiết tịnh
Nhìn lại vấn đề: chúng ta có thể tự hỏi phải chăng đời tu từ bao thế kỉ qua là một sự chạy trốn thế gian, sợ giao tiếp, co rút vào chính mình, trở thanh một thứ ích kỉ về tình cảm.
Lời khấn khiết tịnh của người tu sĩ thường chỉ là cố gằng giữ cho được sự trong sạch luân lý, chứ không phải là một sức mạnh giải phóng giúp họ biết yêu thương nhiều hơn. Điều này có phần tiêu cực hơn là tích cực.
+ Sự khác biệt giữa trong sạch và khiết tịnh
+ Đức khiết tịnh là đức yêu thương, nguồn gốc từ Thiên Chúa, tình yêu lý tưởng, mẫu mực và bao la. Người khiết tịnh là người hiểu được giá trị tự tuyệt vời của tình yêu ấy và hiến dâng cho tình yêu ấy. Bằng cuộc sống mình, người khiết tịnh mạc khải cho người khác hiểu được tình yêu tuyệt vời ấy.
Huấn luyện đức khiết tịnh: thay vì bảo vệ đức trong sạch một chiều, tác giả nói đến sự cần thiết giúp người tu sĩ ý thức về tính toàn vẹn của nó. Cuộc đời người tu sĩ khiết tịnh được hiểu và được sống trong tinh thần hiệp thông với Chúa, với anh chị em cộng đoàn và tha nhân.
Chương 5: Lời khấn vâng phục
Người tu sĩ khấn vâng phục, ý thức rằng mình đang nối dài sự hiện diện và sứ mạng của Đức Kitô giữa trần gian, và phải ý thức rằng đức vâng phục của mình phải thực hiện trong khuân khổ của cộng đoàn. Trong cộng đoàn, tu luật không chỉ để điều hành cuộc sống chung nhưng còn giúp tu sĩ và cộng đoàn ấy thực hiện cái lý tưởng nội tại: làm theo ý Chúa, để được Chúa hiện diện.
Chương 6: Tác giả đưa ra một cái nhìn mới về đức vâng phục.
Thay vì tìm hiểu đức vâng phục khi nhìn vào cơ cấu tổ chức xã hội loài người, đức vâng phục ở đây hướng đến mục tiêu là để hoàn thành sứ mạng loan báo và thực hiện Nước Trời. Đức vâng phục ấy nằm trên bình diện đức tin và chân lý, thể hiện trong tình yêu thương, công chính và tự do. Nhìn theo sự vâng phục của Đức Kitô: từ bắt chước sang tham dự vào sứ mạng của Ngài; từ rèn luyện nhân đức sang thể hiện trọn vẹn con người.
Chương 7: Quyết định của người có ý muốn theo Chúa
Chương 8: Vâng phục, chọn người nghèo vấn nạn của lương tâm.
Phần này nói đến Giáo hội chuyển mình trong thế giới ngày nay. Giáo hội không tách mình ra khỏi thế giới nhưng đi vào thế giới
Chương 9: Những chiều kích căn bản của một cộng đoàn tu.
- Tình liên đới
- Nhân vị
- Đặc tính mới mẻ của cộng đoàn tu là phải quy chiếu về đức tin
- Nhịp điệu của Thiên Chúa, cái khác biệt của cộng đoàn tu với cộng đoàn xã hội khi ta khám phá ra và bắt nhịp với Chúa Thánh Linh đang hoạt động.
Nhận định
Người tu sĩ sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục vì Đức Kitô đã sống như vậy. chỉ đơn giản là họ noi theo Ngài. Ý nghĩa của 3 từ “khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh” luôn bị con người đặt vấn đề, đặc biệt ngày nay khi người ta đề cao giàu có, khoái lạc và tự do cá nhân.
Quả thực, khó nghèo không có nghĩa là không sở hữu gì, sống khiết tịnh không phải là một sự kìm nén các xung động của thể xác, vâng phục cũng không hề đối nghịch với tự do cá nhân. Người tu sĩ noi theo Đức Kitô nên 3 lời khuyên cần được hiểu trong sự quy chiếu về Ngài.
Thực ra, trong Phúc Âm còn rất nhiều lời khuyên khác ngoài 3 điều này. Nhưng đây được xem là 3 điều căn cốt, trọng yếu nhất giúp người đi tu noi gương Thầy Chí Thánh của mình.
(Chủng sinh Giuse Trần Mạnh Cường)