Cuốn sách là tổng hợp các bài viết của Hồng Y Kasper – một thần học gia nổi tiếng người Đức – về các vai trò của thực thể truyền thống trong cộng đoàn Ki-tô giáo. Xuất phát từ cái nhìn của Công đồng Vaticano II, tác giả lần lượt tìm nền tảng cho: Phó tế, Linh mục, Giám mục, Giáo luật, Giáo hội địa phương, Giáo hội hoàn vũ, đại kết,…qua đó đem đến bức tranh đầy đủ về sứ vụ trong tương lai.
Cuốn sách gồm 7 chương:
- Chức Phó tế: Nói về hình thức vai trò của phó tế.
- Chức Linh mục: Thảo luận về chức tư tế thừa tác, vai trò và vị trí của chức linh mục sau Công đồng.
- Chức Giám mục: Tính Bí tích của Giám mục
- Kế vị tông đồ: Những tiêu chuẩn Thánh Kinh và sự khác biệt về việc đồng thuận với Đấng kế vị.
- Giáo luật: Ý nghĩa của giáo luật và tính pháp lý.
- Giáo hội phổ quát và Giáo hội địa phương: vài vấn đề mang tính Giáo hội học, mối quan hệ mục vụ.
- Viễn cảnh đại kết.
Trong giới hạn bài điểm sách ngắn, người tóm sách chỉ xin nói vài điểm cần và quan trọng với chủng sinh trong mục vụ.
Thứ nhất, về chức Phó tế, chẳng lạ gì khi một phó tế luôn cảm thấy bất an khi mãi chưa được giới thiệu thụ phong. Và giai đoạn phó tế chờ lên linh mục cũng làm nhiều phó tế đắn đo mục vụ thế nào cho vừa. Như Hồng Y cho thấy một bức tranh rộng hơn về vai trò của phó tế. Xuất phát về khủng hoảng linh mục, chức Phó tế vĩnh viễn trở nên một hướng đi mới. Phó tế không được truyền chức hay đặt lên. Công việc của Phó tế có phải là công tác xã hội nhân đạo hay là phục vụ cho sự hiệp thông Giáo Hội. Phó tế là tiền linh mục. Kết luận lại, Đức Hồng Y nói, Phó tế phải mang tình yêu của Đấng phục vụ và thế giới nhờ phục vụ trong hiệp thông trong Giáo hội, là bác ái nơi mục vụ.
Thứ hai, về chức Linh mục. Sự khủng hoảng linh mục ở Châu Âu sau Công đồng làm khơi mào bàn luận về chức Linh mục. Sự tràn lan của não trạng dân chủ và thế giới tục hóa làm cho thể chế của Giáo Hội bị suy yếu. Nền tảng bản chất của Giáo Hội với Kinh Thánh và Truyền thống bị suy yếu, lấy tính thực dụng thay cho bí tích. Nhiệm vụ Tông đồ và thừa tác tông đồ của Giáo Hội dẫn đến nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn. Quyền thánh chức và quyền tài phán cần được gắn liền với nhau, cần liên quan đến linh mục, với chức tư tế cộng đồng thì gắn với sự tham dự với sứ mạng khác thừa tác vụ của mục tử.
Thứ ba, Giáo luật. Không thể phủ nhận vai trò của giáo luật nhưng cần đi sâu hơn vào ý nghĩa của giáo luật: Lòng thương xót và phần rỗi của linh hồn. Đức Hồng Y cho rằng: vì áp dụng quá khắt khe nên mất tính công bằng của luật. Luật bị đối lập với lòng thương xót, trong khi lòng thương xót phải kiện toàn sự công lý của luật. Và điều này, Đức Hồng Y cho rằng, cần khơi lại ý hướng chủ đạo: luật tối cao là phần rỗi các linh hồn đến Nước Cha trị đến. Cùng đó, quy tắc hợp tình hợp lý, công bằng nhân vị. Một phân tích về Epikeia và Aequitas làm sáng tỏ ý nghĩa của bộ giáo luật.
Còn nhiều điểm hay, điểm phân tích sâu rộng trong cuốn sách. Cuốn sách chắc chắn sẽ đem đến những kiến thức thú vị cùng những câu hỏi suy tư mục vụ cho chủng sinh hôm nay. Làm sao sống đúng căn tính tu trì trong thời điểm chức thánh tương xứng? Làm sao không coi chức thánh là đường thăng tiến thay vì sự trao ban xuống, mở rộng của ân sủng? Làm sao yêu thương nơi lề luật, làm sao sống môi trường địa phương trong thông hiệp với giáo hội hoàn vũ, làm sao đối thoại trong viễn tượng tương lai. Ước cho cuốn sách nhỏ này khơi mào những thao thức của chúng ta về giáo hội trong ngày hôm nay và sau 60 năm sau Công Đồng.
(Chủng sinh: Giuse Hoàng Đình Hiệp)