I. Tác giả
Nhà giáo dục và triết gia John Dewey sinh năm 1859 tại Burlington, bang Vermont, Mỹ. Năm 1884, ông nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins. Ông dạy triết học tại Đại học Michigan và giữ chức vị trí trưởng khoa Triết, tâm lý và giáo dục của trường này.
Năm 1904, Ông tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia.
Mối quan tâm đặc biệt của ông là cải cách giáo dục. Ông ủng hộ việc học hỏi bằng hành động sáng tạo thay vì hàng lối học vẹt.
Ⅱ. Tác phẩm
Cuốn sách được viết vào năm 1909, nhưng giá trị của nó thì vượt thời gian và cho thấy giá trị trong lĩnh vực ngày nay.
Ông dành sự quan tâm đặc biệt cho những đứa trẻ -những người triển vọng và tương lai. Theo ông, đứa trẻ là một tổng thể có tổ chức, cả về trí tuệ, xã hội, đạo đức và thể chất.
Qua tác phẩm, ông đã giải phóng cái nhìn rộng, sâu và đầy nghiêm khắc vào lĩnh vực mà ai cũng thấy mình trong đó, trừ những trường hợp hữu hạn đặc biệt.
III. Nội dung
Không thể có 2 bộ nguyên tắc đạo đức
Có thể nói, giáo dục là công việc của tất cả mọi người, tùy vào vị trí của họ, trong đó có tránh nhiệm đạo đức.
Giáo dục là công việc chung
Giáo dục là công việc chung của chúng ta, và theo cách nào đó, nó không bao hàm việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe hoặc các quyền hợp pháp của cá nhân.
- Giáo dục là dịch vụ chuyên môn
- Quan hệ giữa ý kiến chuyên gia và dư luận
- Hiểu căn bản những nguyên tắc đạo đức trong giáo dục.
1. Mục tiêu đạo đức của nhà trường
Sự khác nhau giữa “ý tướng đạo đức” và “ý tưởng về đạo đức” về bất cứ điều gì trở thành một phần của tính cách và là một phần động lực hữu hiệu của hành vi - và ý tưởng về hành động đạo đức. Mở rộng hơn phạm vi giáo dục đạo đức gián tiếp và sống động phát triển tính cách thông qua tất cả các cơ quan, các phương tiện và tài liệu về đời sống học đường là chủ đề quan trọng hiện nay.
2. Rèn luyện đạo đức dựa vào cộng đồng trường học
Trách nhiệm đạo đức của nhà trường, và của những người điều hành nó, là trách nhiệm đối với xã hội. Trường học cơ bản là một thể chế được xã hội dựng nên để làm một công việc đặc biệt thực hiện một chức năng đặc thù nhằm duy trì đời sống và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hệ thống giáo dục không thừa nhận trách nhiệm đạo đức trên vai nó thì đó là hệ thống bị bỏ rơi và mắc lỗi.
3. Rèn luyện đạo đức từ phương pháp giảng dạy.
Việc giảng dạy phải được nhấn mạnh tập trung vào việc xây dựng và phổ biến hơn là hấp thụ và giảng dạy.
Ở trường học, nơi tập trung hướng cao nhất đến vần đề đạo đức, các phương pháp học tập và học thuộc lòng có thể như để nhấn mạnh về mặt xúc cảm, đánh giá hơn năng lực cần phải có nỗ lực gắn kết tính hiệu quả đạo đức chân thật với quá trình học tập đơn thuần.
4. Bản chất xã hội của chương trình giáo dục
Có 3 giá trị độc lập: một thuộc về văn hóa, hai là về thông tin và ba là rèn luyện trí óc. Trong thực tế ba điều này chỉ đề cập đến 3 giai đoạn của sự hiểu biết xã hội văn hóa là sự kết hợp của thông tin và rèn luyện trí óc. Thông tin là xác thực hoặc có tính giáo dục. Rèn luyện trí óc có giá trị khi phản ứng lại thông tin.
Một sự quan tâm được mời gọi đối với 3 nhóm vấn đề đạo đức của trường học. Đó là về khả năng hiểu biết xã hội, năng lực xã hội và các lợi ích xã hội.
5. Khía cạnh tâm lý của giáo dục đạo đức
Khía cạnh tâm lý của giáo dục tự nó được gói gọn trong sự xem xét về tính cách:
- Sự cân nhắc về cách hành xử như một phương thức thể hiện cá nhân, hành động cá nhân, đưa chúng ta đi từ khía cạnh xã hội đến tâm lý đạo đức.
- Những gì chúng ta cần trong giáo dục là lòng tin thật sự vào sự tồn tại của các nguyên tắc đạo đức và có thể áp dụng một cách hiệu quả.
IV. Đánh giá
- Ưu điểm:
+ Tác giả đã nâng cao việc giáo dục đạo đức trong trường học.
+ Mối liên hệ giữa việc giáo dục đạo đức và xã hội được tạo nên các mối dây gắn kết cần thiết.
+ Vai trò của người dạy đối với việc giáo dục đạo đức được chỉ ra và có tầm quan trọng hình thành đạo đức của chủ thể.
+ Ông đã bóc tách, mổ xẻ những ý tưởng về trường học như “thể chế xã hội và đạo đức”.
- Nhược điểm:
+ Việc vận hành lý thuyết vào thực tiễn hẳn là sẽ khô, vì đối với mỗi thể chế xã hội, cách thức hướng tới việc giáo dục đạo đức là khác nhau.
+ Sự bó hẹp phạm vi thực hành chỉ dừng ở các nước tư bản phương Tây mà thôi.
(Chủng sinh: Giuse Mai Hoàng Dũng)