Qua những kinh nghiệm gặp phải trong đời sống riêng và những nghiên cứu chuyên sâu của tác giả.
Phần đầu tác phẩm này, tác giả đã nêu lên kinh nghiệm về cái ác, nhờ đó có thể chỉ ra sự phức tạp và thách thức khi suy tư về vấn đề này. Vì thế, trong phần đầu tiên ông tập trung vào việc làm rõ các khái niệm có liên quan đến cái ác như: Đau khổ, tội lỗi, cái ác đã phạm, cái ác phải gánh chịu hay sự quy tội, tố cáo và quở trách. Có như thế mới hy vọng tìm ra được một cách trực tiếp tiếp cận phù hợp với vấn đề.
Phần thứ hai tác giả đi sâu vào những cấp độ diễn ngôn về cái ác phải cụ thể là 5 cấp độ:
Cấp độ đầu tiên theo thần thoại phải mở đường cho những biện thần luận thuần lý, bằng cách nhấn mạnh vào vấn đề nguồn gốc tuy nhiên câu trả lời đó chỉ mang đến sự an ủi.
Cấp độ minh triết tiếp tục đi tới trên con đường đã mở từ đó dẫn đến những cách lý giải khác, ở đây cái ác, đau khổ như là một sự đáp trả phải trừng phạt đích đáng phải nhận.
Và câu trả lời như thế chưa thể làm thỏa mãn mọi người khi mà ai cũng thấy việc phân bổ những cái xấu cái ác, đau khổ tỏ ra độc đoán, tùy tiện và không cân xứng.
Cấp độ thứ ba, ta bước thêm một bước nữa trong con đường tự biện để tìm kiếm câu trả lời, bằng thuyết ngộ đạo và ngộ đạo phản ngộ đạo. Ngộ đạo thuyết thì cho rằng cái ác đến với con người là do con người bị cột chặt vào thân xác yếu đuối (nhị nguyên). Thuyết ngộ đạo phản ngộ đạo thì lại cho rằng là nơi thụ tạo phải có một sự khuyết thiếu so với đấng sáng tạo dẫn đến phủ định bản thể của cái ác.
Giai đoạn biện thần luận. Tập trung xét cái ác trên khía cạnh siêu hình khi dùng các nguyên lý như nguyên lý về cái tối hảo vậy nguyên lý túc lý và biện chứng pháp của Hegel.
Giai đoạn của phép biện chứng “tan vỡ” giai đoạn này người ta thừa nhận cái ác là một thực tại không thể hòa giải được với cái thiện của thượng đế. Cái ác phải đồng nghĩa với hư vô. Và Đức Kitô đã đánh bại cái hư vô đó bằng cách tự hư vô hoá chính mình trên thánh giá. Sở dĩ cái ác vẫn còn là do khoảng cách giữa thắng lợi đã giành được và thắng lợi hiển hiện hoàn toàn. Thượng đế “cho phép” ta chưa thấy sự ngự trị của Ngài và vẫn còn cảm thấy bị cái hư vô đe dọa.
Tuy nhiên giai đoạn này vẫn chưa thoát ra khối biện thần luận, phải chăng sự hiền minh chính là ở chỗ thừa nhận tính cách nhan đề bất khả giới của suy tư về cái ác.
Phần ba là suy tư hành động và cảm thụ. Tác giả cho thấy việc suy tư khác đi sẽ có triển vọng mở ra lối thoát cho việc suy tư nhiều hơn trước nay. Chính tại đây, một nẻo đường có thể mở ra nơi mà suy tư hành động cảm thụ sát cánh bên nhau qua đó đưa ra câu trả lời về mặt cảm xúc liên quan đến những sự chuyển hóa. Chân trời mà sự chuyển hóa này hướng đến, theo tác giả là sự hiền minh và sự từ bỏ mọi ham muốn.
(Chủng sinh: Vinh sơn Đỗ Văn Đức)