Những nhà tư tưởng lớn - Sartre trong 60 phút | |
Tác giả: | Walther Ziegler |
Ký hiệu tác giả: |
ZI-W |
Dịch giả: | Tô Tuấn Lưu |
DDC: | 109 - Lịch sử triết học theo địa lý, thời gian và nhân vật |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 1 |
Hiện trạng các bản sách
|
LỜI GIỚI THIỆU | 5 |
KHÁM PHÁ LỚN CỦA SARTRE | 11 |
TƯ TƯỞNG CỐT LÕI CỦA SARTRE | 21 |
Con người bị kết án phải tự do | 22 |
Sự tự do và cái lỗi nợ | 28 |
Sự tự do như là sự xuất hoạt [ecstasie] hay hiện hoạt [stand out] | 34 |
Cái "cho-mình" và cái "tự-mình" | 41 |
Ba sự xuất hoạt [Tecstasy/the ecstasy] của thời tính | 44 |
"Ngụy tín” - "Mauvaise foi" | 53 |
Hư vô | 60 |
"Nhìn" và "Bị nhìn" | 70 |
"Sự xấu hổ" dưới "cái nhìn của người khác" | 78 |
“Tôn-tại-cho-người-khác” như sự đâu tranh để được thừa nhận | 86 |
Tình yêu như là sự vượt bỏ đấu tranh? | 91 |
Tự do tuyệt đối và trách nhiệm tuyệt đối | 99 |
PHÁT KIẾN CỦA SARTRE CÓ ÍCH GÌ CHO CHÚNG TA NGAY MAY? | 105 |
Thoát khỏi "mauvaise foi" - Hãy bước trên con đường của bạn! | 106 |
Không chỉ mơ ước - Hãy biến tư tưởng và quan niệm thành hiện thực! | 112 |
Khi cần thiết, hãy thay đổi tư duy! | 117 |
Hãy can đảm vào cuộc - dấn bước chính trị! | 121 |
Bảng mục các trích dẫn | 129 |
Tiểu sử tác giả | 134 |
Cuốn sách mở đầu với lời dẫn về khẩu hiệu của người theo chủ nghĩa hiện sinh là: “Đừng để ai bảo mình phải sống như thế nào, hãy tự quyết định và chịu trách nhiệm về những hành xử của mình”. Hãy sống thành thực và sâu sắc cả trong quan hệ tình yêu, tình bạn lẫn trong những dấn thân chính trị. Tư tưởng của Sartre được cuốn sách trình bày qua 8 cụm từ tiêu biểu gồm: con người bị kết án phải tự do; sự tự do và cái lỗi nợ; cái “cho mình” và cái “tự mình”; sự xuất hoạt của thời tính: quá khứ, hiện tại và tương lai; nguỵ tín; hư vô; nhìn và bị nhìn; và “tồn tại cho người khác” như sự đấu tranh để được thừa nhận.
1. Con người bị kết án phải tự do.
Tư tưởng này được Sartre nêu lên trong tác phẩm thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản. Theo đó, con người không gì khác hơn là các dự phóng của chính mình. Con người chỉ hiện hữu trong chừng mực mà tự thực hiện, như thế không gì khác hơn là toàn bộ những hành vi của mình, không gì khác hơn là cuộc đời của chính mình. Sự tự do của ta là luôn luôn tuyệt đối. Tuy nhiên, đấy không phải chỉ là món quà tặng, mà còn là một gánh nặng. Vì luôn được tự do nên ta phải quyết định liên tục dù muốn dù không. Ta không thể để cuộc đời mình trôi đi mà phải tích cực tạo dựng nó. Bị kết án bởi vì nó không hề tự sáng tạo mình; mặt khác lại đang tự do bởi vì một khi đã bị ném vào thế giới, nó mang trách nhiệm cho tất cả những gì mình làm.
2. Sự tự do và cái lỗi nợ.
Mỗi một sự lựa chọn đều đặt tiền đề trên sự lọc lựa và loại bỏ. Mỗi sự lựa chọn đều là sự lựa chọn sự hữu hạn. Tổng số của các quyết định to nhỏ sẽ định hướng cho cuộc đời của ta. Vì ta hoàn toàn mang trách nhiệm cho các mục tiêu của mình, nên ta mang lỗi nợ. Cái “lỗi nợ” là cái lỗi nợ của ta đối với chính mình. Tự do là một “bản án” ba tầng. Đầu tiên là bị “ném” vào một sự tồn tại mà chẳng hề được hỏi ý kiến trước. Thứ hai là ta từng giây phút phải lựa chọn một khả thể nào đó và từ bỏ các khả thể
khác. Và thứ ba, ta bị “kết án” phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình và gắn liền với nó là phải chịu “lỗi nợ”.
Con người phải tự dự phóng cho tương lai và luôn sống “cho mình”. Dự phóng của con người là “ném mình vào trong tương lai” và biến tương lai ấy thành “đề án, kế hoạch” cho cá nhân mình một cách có ý thức. Con người trước hết sẽ là những gì có thể dự phóng để tồn tại, chứ không phải là những gì mình ắt sẽ là (thực hiện một bản chất), hiện hữu thì có trước bản chất.
3. Cái “cho mình” và cái “tự mình”.
Con người phải tự lo toan “cho mình”, phải tự trù tính tương lai “cho mình” và tự mang trách nhiệm “cho mình” và cho những hành vi của mình. Tồn tại của con người không bao giờ chỉ là cái nó đang là vào một thời điểm nhất định, mà luôn mang chút gì đó của cái tương lai mà nó sẽ là. Cái “tồn-tại-cho-mình” của con người có thể, từng giây phút một, tự hiến mình thành cái gì khác mới mẻ hơn; hay chí ít, cũng có được sự dự tính để sẽ không còn là cái nó hiện tại đang là. Con người phải được định nghĩa như cái nó còn chưa là, mà không được định nghĩa nó như cái nó hiện tại đang là.
4. Sự xuất hiện của thời tính: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Con người thật sự chẳng phải chỉ là những gì nó đã là và hiện tại đang là, mà luôn có phần nào đó của cái nó hiện nay chưa là những được dự phóng để trở thành cái sẽ là của tương lai.
5. Nguỵ tín.
Tầm quan trọng của quá khứ tự phụ thuộc chặt chẽ vào dự phóng hiện tại của tôi. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tôi có thể tuỳ nghi thay đổi được ý nghĩa của những hành động trước kia của mình. Mà đúng ra ngược lại, chính dự phóng nền tảng hiện nay của tôi sẽ tuyệt đối quyết định ý nghĩa hay tầm quan trọng mà quá khứ có thể có cho tôi. Mỗi con người phải tự mang trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Việc đổ lỗi cho các điều kiện xác quyết chỉ hoàn toàn là sự thiếu đích thực, sự nguỵ tín. Sự chọn lựa kém cỏi – sự thấp kém mà ta cảm nhận và sống qua là một công cụ được chọn để biến ta thành thứ tương tự vật thể, nghĩa là làm cho ta hiện hữu như một cái gì đơn thuần ngoài lề tuy vẫn sống trong thế giới. Phải nhận định được cái dự phóng nền tảng cá biệt, tức là cái cung cách lựa chọn đặc trưng chi phối cuộc đời để khuyến khích ta can đảm chọn lựa khuynh hướng sống mới mẻ và tốt đẹp hơn. “Nếu không có bất cứ điều gì buộc tôi phải bảo toàn cuộc sống, thì cũng không có bất cứ điều gì ngăn cản tôi tự đâm đầu xuống vực thẳm cả”.
6. Hư vô.
Hư vô là điều ta có thể mãnh liệt trải nghiệm và cảm nhận được. Hư vô, cái mà ta thường xuyên mang theo nơi bản thân cốt lõi của mình, sẽ biểu lộ trực tiếp với ta, khi ta lâm vào tâm trạng sợ hãi. Sự sợ hãi (khác với khiếp sợ) là sự hoảng hốt trước ta. Sự sợ hãi bộc lộ cái cốt lõi của nó vào lúc con người sợ mình không có đủ sức để xử lý và làm chủ được những nhiệm vụ của đời sống của họ nữa. Sự tự do là tuyệt đối khi ta dùng những quyết định của mình để trở thành cái ta là (không phải cái ta muốn). Mỗi một quyết định của ta đều là một “Creatio ex nihilo”. Sự tự do chính xác là cái hư vô đã luôn tồn tại nơi tâm điểm của con người và buộc cái thực tại – người phải tự tác tạo, thay vì chỉ tồn tại.
7. Nhìn và bị nhìn.
Khi bị người khác nhìn, ta nắm bắt họ như một chủ thể, đồng thời ta lại bị ném trở về với chính mình và trở thành cái bị “cố định hoá”. Ta bị “cố định hoá” bởi vì ta không thể tránh né được cái ý nghĩa mà người khác gán cho ta. Cái nhìn của người khác đã làm cho sự tự do của tôi bị tê liệt. Ta bị bó buộc cảm thấy mình biến thành đối tượng dưới cái nhìn của người khác. Trong giây phút va chạm đó, cái nhìn của người khác cố định hoá, cô đọng lại hay gói gọn ta vào một hình ảnh của sự xuất hiện nào đó và không chừa lại cho ta bất cứ khả thể nào khác. Qua đó, cái nhìn của người khác rút gọn ta thành một cái “tự mình”, tức là một cái đơn thuần “như nó là”. Sự xuất hiện thuần tuý không phải là cảm giác một đối tượng nào đó phạm lỗi, mà nói chung là một đối tượng; nghĩa là tội nhận ra tôi nơi cái tồn tại bị mấy phẩm giá đó, bị phụ thuộc và bị đóng khung vào cái tôi đang là cho người khác. Bản chất của “cái nhìn” nó thuần tuý là một sự quy chiếu về chính ta, bởi vì chỉ nhờ cái nhìn của người khác mà ta mới có được hình ảnh về mình. Ta thậm chí phải cần cái nhìn của người khác, để mới có thể đến được với chính mình.
8. “Tồn tại cho người khác” như sự đấu tranh để được thừa nhận.
Sự tự do của người khác là nền tảng của sự tồn tại của mình. Chính vì ta tồn tại nhờ tự do của người khác, ta không có bất cứ sự an toàn nào cả, ta lâm nguy trong sự tự do đó. Nó đúc khuôn cho sự tồn tại của ta và làm ta hiện hữu, nó ban phát và lấy mất đi những giá trị. Cái dự phóng của ta để giành lại sự tồn tại của mình chỉ có thể thực hiện được khi ta chiếm lĩnh được sự tự do đó và biến nó thành một sự tự do chịu phục tùng tự do của ta. Ngoài cách dùng bạo nghịch và quyền lực, còn có một con đường khác để có thể khéo léo dành được sự thừa nhận của người khác là tình yêu. Một khi “cái nhìn của người khác” trở thành “cái nhìm của tình yêu”, ta sẽ nhận được sự thừa nhận nâng ta cao vượt lên, vì nó vô điều kiện.
Những người đang yêu sẽ làm tất cả trong khả năng của họ để “người kia” khao khát mình như một đối tượng ưu tiên trong thế giới của họ và để “người kia” công nhận mình như một sự tự do không thể vượt hơn được. Người đang yêu không muốn sở hữu người mình yêu như người ta làm chủ một đồ vật. Họ đòi hỏi một kiểu mẫu chiếm hữu đặc biiệt. Họ muốn sở hữu tự do đúng như tự do.
“Hãy trung thực với chính bạn và hãy sống cuộc đời mình”.
(Chủng sinh: Gioan B. Vương Tùng Lâm)
-
Tác giả: Nguyễn Hữu Vui
-
Tác giả: Dagobert D. Runes
-
Tác giả: Bryan Magee
-
Tác giả: Will Durant
-
Tác giả: Allan Megiall
-
Tác giả: Julián Marías
-
Tác giả: Nhiều tác giả
-
Tác giả: Paul Radin
-
Tác giả: Anthony Storr
-
Tác giả: Anthony Stenvens
-
Tác giả: Patrick Gardiner
-
Tác giả: Michael Tanner
-
Tác giả: N. Berdyaev
-
Tác giả: O.M. Nobile
-
Tác giả: Karl Jaspers