Tâm và kế người Do Thái
Tác giả: Hoài Thu
Ký hiệu tác giả: HO-T
DDC: 155.8 - Tâm lý sắc tộc và quốc gia
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 1

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 617BC0011057
Nhà xuất bản: Thanh Hóa
Năm xuất bản: 2010
Khổ sách: 21
Số trang: 411
Kho sách: Ban Thần
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

Tác giả đi từ thực tế, dân tộc Do Thái chỉ chiếm 1% dân số thế giới, nhưng lại là dân nắm giữ 20% tài sản của thế giới.

Vậy nguyên nhân dẫn tới thành công của người do thái là gì? Một dân tộc bị tàn sát, truy đuổi và phiêu bạt khắp nơi, bí quyết gì làm cho họ khác các dân tộc khác và làm cho họ có những kỳ tích phi thường như vậy?

Chương 1: nhấn mạnh bình thường trong kinh doanh của nhiều người thì lãi ít tiêu thụ mạnh. Nhưng đối với người Do Thái thì ngược lại, khẩu hiệu của họ là lãi nhiều mới có thể kiếm được nhiều tiền. Với phương châm hàng tốt thì không thể rẻ và hàng rẻ thì không tốt. Người Do Thái cho rằng hạ thấp giá cả chứng tỏ bạn không tin tưởng vào sản phẩm của mình. Và người Do Thái cũng nhấn mạnh vào vai trò của tiền, trong kinh doanh phải làm ra lợi nhuận đôi khi phải mạo hiểm và phải dùng trí não để kiếm tiền. Để kinh doanh thành công thì dùng công thức “kinh doanh thành công = trí tuệ con người + tiền của người khác”

Chương 2: tâm và kế đối nhân xử thế thì người Do Thái cho rằng lợi dụng nhược điểm của đối phương là điều quan trọng nhất. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, bất luận là trong thương trường hay trong cuộc sống, hiểu để biết về đối phương đồng thời tìm ra được và lợi dụng được nhược điểm của họ sẽ giúp bản thân đạt được mục đích mong muốn.

Chương 3: người Do Thái đặc biệt nhấn mạnh đến tính toán trong việc chi tiêu khắt khe với bản thân từng xu một phải tiết kiệm, không chỉ biết tiêu tiền mà còn phải biết tiếc tiền và làm số tiền mình đang có thêm sinh lời. Vì vậy, mà người Do Thái không có chủ chương gửi tiền trong ngân hàng vì đó là tiền chết mà phải kinh doanh. Ngược lại, người Do Thái lại ủng hộ làm từ thiện, làm từ thiện là sợi dây gắn bó, một trung tâm nối tiếp là điểm hội tụ trong cộng đồng bị phân tán.

Chương 4: người Do Thái quan tâm đến giáo dục, giáo dục và tôn giáo được coi trọng như nhau. Vì thế họ khuyến khích đọc sách và phát triển ngành sách mở các thư viện. Theo thống kê họ là người đọc sách nhiều nhất thế giới tri thức chính là tài sản. Qua đó họ coi trọng và đề cao tầm quan trọng của ngoại ngữ. Nhờ có ngoại ngữ mà người Do Thái luôn đi trước trong tất cả mọi lãnh vực nhờ tiếp cận trau dồi ngôn ngữ khác mà không cần phiên dịch.

Chương 5: trong đàm phán kinh doanh điều quan trọng nhất phải có kế hoạch công phu. Câu cách ngôn của người Do Thái là “hỏi đường 10 lần còn hơn là đi lạc một lần” ý chỉ con người phải tìm hiểu rõ phương hướng mục tiêu trước khi hành động không nên hành động vội vã.

Tóm lại, qua cuốn sách ta sẽ hiểu được nguyên nhân dẫn đến thành công của người do thái ngày nay. Nguyên chính yếu là tri thức, cọi trọng tri thức, trau dồi tri thức, coi trọng đồng tiền.