Cái đẹp là một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều. Người ta ngưỡng mộ cái đẹp trong các công trình tự nhiên, cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng cũng có người nói rằng những thứ đó là không đẹp. Do đó thử hỏi những nhà thẩm mỹ định nghĩa thế nào về cái đẹp, đâu là nguồn gốc của nó, bản chất của nó, khái niệm rõ ràng về nó, ý nghĩa thật sự cái đẹp là tuyệt đối hay tương đối. Có một điều mọi người đều đồng ý và công nhận với nhau rằng cái đẹp gần như ai cũng cảm thấy rõ rệt về nó nhưng rất ít người biết được nó là cái gì. Denis Diderot đã xuất bản cuốn sách “từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật” như là một câu trả lời khá khách quan cho mọi người về cái đẹp dù là trong quan điểm của ông về cái đẹp vẫn có phần chủ quan hoặc. Qua tác phẩm, tác giả muốn làm rõ mối tương quan giữa cái đẹp cái thật và cái tốt.
Denis Diderot (1713-1784) là kiến trúc sư của công trình bách khoa thư đồ sộ, nhà văn có nhiều đóng góp độc đáo, nhà triết học duy vật sôi nổi “lòng yêu chân lý và chính nghĩa”, nhà phê bình nghệ thuật sắc sảo. Ông là “nhà thơ lớn, nhà họa sĩ lớn, nhà điêu khắc lớn...tuy chưa từng bao giờ làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, nặn tượng”. Trên đây là chút vắn tắt về tác giả theo F. Grimm
Trước khi đưa ra quan điểm của mình về cái đẹp, trong phần luận về cái đẹp tác giả đưa ra những quan điểm của các vị tiền bối về cái đẹp. Từ đó tác giả phê bình đánh giá nhận định và đưa ra quan điểm của mình về cái đẹp. Diderot mở đầu dẫn luận bằng quan điểm của Platon về cái đẹp. Ông cho rằng Platon đã khởi xướng về môn mỹ học. Với Platon đã cung cấp cho chúng ta trong tác phẩm của ông về những ví dụ về cái đẹp đã chỉ rõ thế nào là không đẹp nhưng chưa nói với ta thế nào là đẹp. Tiếp đến Diderot nêu ra quan điểm của thánh Augustinô và phê bình rằng thánh Augustinô đã thu gọn vẻ đẹp về sự đơn nhất hoặc tỷ lệ chính xác giữa các bộ phận với nhau của một cái toàn thể và tỷ lệ chính xác giữa các bộ phận của một bộ phận được xem như cái toàn thể và cứ thế mãi mãi. Theo ông thánh Augustino đang nói về bản chất của cái hoàn hảo hơn là cái đẹp. Ông đưa ra nhận định như vậy vì ông quan niệm rằng không có thượng đế nên không có sự mỹ hoàn hảo như thánh Augustino công nhận Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.
Tiếp theo ông đưa ra nhận định của mình về Wolff khi cho rằng Wolff đã lẫn lộn cái đẹp với sự hứng thú do nó gây ra và với cái hoàn thiện, có những cái gây hứng thú mà chẳng đẹp, có những cái khác đẹp nhưng lại không gây hứng thú, tuy rằng cái gì cũng có thể đạt đến mức hết sức hoàn hảo, nhưng trong số đó có những cái chẳng mảy may có chút vẻ đẹp nào; đấy là tất cả những đối tượng của khứu giác và của vị giác xem xét trong mối liên hệ đến các giác quan ấy.
Crouzas đã Diderot đánh giá về quan niệm của ông như sau: “Crouzas đã chất đầy định nghĩa của ông về cái đẹp, đã không nhận ra rằng càng nêu lên rất nhiều tính chất của cái đẹp, ông càng làm cho nó trở nên cá biệt, và tuy định bàn về cái đẹp nói chúng, nhưng ông lại bắt đầu bằng cách cho nó một khái niệm chỉ có thể áp dụng được vào một vài loài đẹp riêng biệt”
Về Hutcheson, ông đặt ra hai mục tiêu, thứ nhất là giải thích ngọn nguồn niềm hứng thú chúng ta cảm thấy trước sự hiện diện của cái đẹp, thứ hai là trên những tính chất một thực thể phải có để gây nên trong chúng ta niềm hứng thú cá nhân ấy, do vậy mà chúng ta cảm thấy nó đẹp. Ông đã chứng tỏ sự có thật của giác quan thứ sáu ít hơn là làm cho chúng ta cảm thấy rằng thiếu sự trợ giúp ấy thì khó phát triển nguồn hứng thú mà cái đẹp đem đến chó chúng ta; và nguyên tắc của Hutcheson là sự đồng dạng trong sự đa dạng không bao quát, ông đã áp dụng nguyên tắc ấy một cách tinh tế hơn là đúng sự thật vào các hình học, và các nguyên tắc đó chẳng thể áp dụng chút nào vào một loại cái đẹp khác, cái đẹp trong việc chứng minh các chân lý trừu tượng và phổ quát.
Tác giả cuối cùng được Diderot nói đến là cha Andre, tu sĩ dòng Tên với tác phẩm luận bàn về cái đẹp, và theo nhận định của Diderot thì cha Andre có lẽ là người cho đến thời ông đã nghiên cứu sâu nhất, đã biết rõ nhất vấn đề cái đẹp mênh mông và khó khăn ra sao, ông cho rằng cha Andre đã nêu lên những nguyên tắc đúng đắn nhất và chắc chắn nhất đáng được đọc hơn cả. Diderot đã chỉ ra điều còn thiếu trong trước tác của cha Andre là triển khai nguồn gốc các khái niệm tương quan, trật tự, đối xứng có trong chúng ta.
Từ những tổng hợp quan điểm trên Diderot đã nêu ra quan điểm của ông về cái đẹp qua phần dẫn luận: “Cái đẹp là một thuật ngữ chúng ta áp dụng vào vô vàn thực thể song dù giữa các thực thể có sự khác nhau thế nào đi nữa, nhất thiết hoặc là chúng ta áp dụng sai thuật ngữ cái đẹp hoặc là trong các thực thể ấy có một tính chất mà dấu hiệu là thuật ngữ cái đẹp. Vậy tôi gọi cái đẹp ở ngoài tôi, tất cả những gì chứa đựng trong bản thân nó cái gợi dậy trong trí tuệ của tôi ý niệm về cái đẹp, đối với tôi tất cả những gì gợi dậy ý niệm ấy”. Tất cả tốt lên là mối tương quan gắn bó mật thiết giữa cái thật, cái tốt và cái đẹp. Trong phần những ý nghĩ vụn vặt của tôi về màu sắc, ông đã đưa ra ví dụ để chứng minh quan điểm trên của ông qua câu nói “người ta từng nói rằng màu sắc đẹp nhất thế gian là cái màu đỏ dễ thương mà vẻ ngây thơ, trẻ trung, khỏe mạnh, nhu mì và bẽn lẽn nhuộm trên đôi má người thiếu nữ”. Ông khẳng định rằng không có cái đẹp tuyệt đối vì ông là kẻ vô thần nhưng theo ông thì có 2 loại cái đẹp là nguồn gốc của cái đẹp chính: Thứ nhất là cái đẹp thực tế, quan điểm đó dựa trên 3 kết luận: Thứ nhất đẹp thực tế là nguyên tắc mô phỏng tự nhiên, đẹp đòi hỏi phải nghiên cứu sâu và rộng các sản vật đủ mọi loài. Thứ 2 khi người ta coi như có sự hiểu biết hoàn hảo tự nhiên và những giới hạn mà tự nhiên quy định cho mình khi sản sinh ra từ trong thực thể, thì rõ ràng số những trường hợp khác cái đẹp, nhất có thể được sử dụng trong các nghệ thuật mô phỏng và đem so với số những trường hợp đành phải lựa chọn cái kém đẹp hơn thì cũng như đem đi so sánh với một cái vô tận. Thứ 3 dù vẻ đẹp có mức tối đa thực vậy ở mỗi công trình tự nhiên được xem xét trong bản thân nó. Cái loại đẹp thứ 2, cái đẹp được nhận thấy là cảm nhận về những tương quan là cơ sở của cái đẹp sự tương quan là một thao tác của trí tuệ, xem xét một thực thể hoặc một tính chất coi như giả định có một thực thể khác hoàn hoặc một tính chất khác bên thực tế hoặc tính chất ấy Diderot chia tương quan đó thành 3 phần: tương quan thực thể, tương quan được nhận thấy, tương quan có tính trí tuệ hoặc do hư cấu.
Khitrình bày nguồn gốc về cái đẹp, Diderot đưa ra nghiên cứu về nguồn gốc những ý kiến khác nhau của mọi người về cái đẹp; gồm có 12 căn nguyên khiến các đánh giá khác nhau, cũng có thể sai lầm. Diderot cho rằng: dù tất cả những nguyên tắc dẫn đến các đánh giá khác nhau thì đấng hoàn hảo không phải là một lý lẽ để nghĩ rằng cái đẹp thực tế, cái đẹp ở chỗ cảm nhận những tương quan là một hão huyền. Việc áp dụng nguyên tắc có thể biến hóa vô tận thay đổi bất ngờ có thể gây ra những bình luận và cuộc chiến nhưng nguyên tắc không vì thế mà kém bền vững.
Để có những tác phẩm nghệ thuật thì cần phải có những tác giả và khi có những tác phẩm của những tác giả thì đều hiển nhiên là sẽ xuất hiện những nhà phê bình. Diderot cho là vai trò của tác giả là một vai trò khá hão huyền vì họ cho rằng mình có thể dạy cho công chúng những bài học. Ông còn cho vai trò của những nhà phê bình hão huyền hơn nữa vì họ tưởng rằng mình có thể dạy những bài học cho những người có thể dạy cho công chúng bài học, ông lên án các nhà phê bình vì cho rằng những phê bình đối xử rất khác nhau với những người còn sống và những người đã qua đời. Khi tác giả còn sống thì họ thổi phồng thiếu sót và quên đi những ưu điểm có lẽ một phần vì họ muốn các thứ còn tốt hơn thế một phần là họ muốn loại trừ những cách giả bình thường. Nhưng khi tác giả đã qua đời thì giới phê bình tìm cách nâng cao ưu điểm và che đậy những thiếu sót. Trên quan điểm đó Diderot đã cho rằng nhà phê bình thật sự và nghiêm khắc nhất lại là chính tác giả. Họ lao đao khổ tứ biết bao nhiêu vì chính họ biết rõ chỗ sai sót sâu kín mà hầu như nhà phê bình chẳng bao giờ chạm ngón tay vào. Ông cho rằng là nhà phê bình đích thực thì cần phải có đủ sự sáng suốt và nhất là một người có đức hạnh chín chắn. Sự thật và đức hạnh là thứ mãnh liệt nhất.
Khi đã trình bày quan điểm của mình về cái đẹp trong phần luận về cái đẹp. Tác giả đã đưa ra những cảm nghĩ của mình về hội họa, trong phần tùy bút về hội họa. Phần này được chia làm 7 chương với các loại hình nghệ thuật. Chương một tác giả nêu ra những ý nghĩ của mình về hội họa. Ông cho rằng cái đẹp là mô phỏng lại tự nhiên, mô phỏng càng hài hòa và tương tự các nguyên nhân thì chúng càng làm ta hài lòng. Như vậy với ông cái thật có tương quan rất gần với cái đẹp càng chạm đến cái thật bao nhiêu thì nó càng vươn tới cái đẹp bấy nhiêu. Chương 2 là những suy nghĩ của Diderot về màu sắc: ông cho rằng hình vẽ thì tạo hình dạng cho con người và chính màu sắc tạo cho sự sống và hơi thở thần linh chuyền cho họ sinh khí. Với ông chỉ có bậc thầy nghệ thuật mới là người bình phẩm thành thạo, còn lại chỉ có thể bình phẩm về màu sắc. Nhưng trong thiên hạ không thiếu người vẽ giỏi mà nhà tô màu vĩ đại chẳng có bao nhiêu. Ông cho rằng “da thịt là cái khó thể hiện nhất, cái màu trắng ấy, trắng đều không nhợt nhạt, không xỉn, các hỗn hợp màu đỏ và xanh lam ấy nó chỉ hơi ánh lên phơn phớt, chính là máu là sự sống chúng làm cho nhà nghệ sĩ tô màu tuyệt vọng. Ai có được ý thức về da thịt là đã tiến một bước dài. Mọi cái còn lại so với nó chẳng nghĩa lý gì cả. Ngàn họa sĩ chết đi chưa cảm được da thịt, ngàn họa sĩ khác chết đi cũng không cảm nhận được nó.
Ông cho rằng lý do bị như thế là do bị quy luật kìm hãm, bị kìm hãm trong tác phẩm của thầy, họ chỉ giỏi việc sao chép lại chứ chưa thể tự cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, họ nhìn bằng đôi mắt người khác chứ chưa phải đôi mắt của họ.
Chương 3 về sáng tối trong hội họa theo Diderot vẻ sáng tối là phân bố chính xác các bóng tối và ánh sáng, vấn đề dễ khi có ít đồ vật và sẽ khó khăn khi có nhiều đồ vật đồ vật biến dạng và có nhiều điểm sáng. Trong hội họa hiệu quả ánh sáng là một hỗn hợp các bóng tối và ánh sáng chân thật mạnh mẽ và vui tươi và nhất là có một ánh sáng thống nhất trong bức tranh. Độ sáng tối cũng cần phải được kiểm tra phương pháp kỹ thuật để xác định xem các hình vẽ có được tô bóng tối trên tranh đúng như trong tự nhiên hay không đó là vạch một mặt phẳng bố cục bức tranh của hình xếp đặt các thực thể nào đó và so sánh những ánh sáng của các thực thể trên mặt phẳng với những ánh sáng của các thực thể trên tranh chúng phải như nhau ở 2 bên hoặc trong những tương quan như nhau.
Tính chất biểu hiện là vấn đề tác giả bàn đến trong chương 4 biểu hiện nói chung là hình ảnh của một tình cảm. Một diễn viên không thành thạo về hội họa là một diễn viên xoàng, một họa sĩ không phải là người xem tướng giỏi là một họa sĩ xoàng. Người họa sĩ giỏi là người nắm được những nét biểu hiện trên khuôn mặt và diễn đạt chúng một cách chân thực. Biểu hiện nó phải thể hiện ra một thứ tình cảm chắc chắn mà người họa sĩ muốn truyền tải.
Mọi tác phẩm đều phải có một bố cục, bố cục được phân biệt thành bố cục đẹp mắt và bố cục biểu hiện. Bố cục nó phải đơn giản, rõ ràng không được có hình nào vô ích, không có chi tiết phụ nào thừa, chủ đề phải thống nhất và nó cần phải có sự đa dạng. Với Diderot về bố cục biểu hiện thì có thể đồng thời là đẹp mắt khi đã đạt được đến mọi khả năng biểu hiện của mình, nó cũng đủ đẹp mắt. Bố cục không thể tách rời khỏi biểu hiện nếu không có biểu hiện thì nó là một thứ nhạt nhẽo. Sự biểu hiện đòi hỏi một trí tưởng tượng mãnh liệt. Hơn nữa bố cục càng rộng thì càng đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều theo tự nhiên để tác phẩm biểu hiện một cách chân thực.
Chương 6 tác giả trình bày quan điểm của mình về kiến trúc. Diderot cho rằng kiến trúc đã sản sinh ra hội họa và điêu khắc thì chính nhà hội họa và điêu khắc mà kiến trúc được hoàn thiện. Ông phê bình những nhà kiến trúc sư nào không phải là người vẽ giỏi. Vì họ sẽ không biết đến tỷ lệ cân đối, không biết rút ra từ đâu các ý niệm về vĩ đại, cái giản dị, cái thanh nhã, cái nặng nề, cái nhẹ nhõm, cái thon cao, cái trang trọng, cái lịch sự, cái uy nghi. Ông cho rằng mọi nghệ thuật phải quy về 3 đặc tính này: chắc chắn, tương xứng và cân đối.
Trong phần hệ luận ở chương 7 tác giả cho rằng tất cả các nguyên tắc trên có lý nghĩa gì nếu thẩm mỹ là một chuyện tùy hứng, nếu không có một quy tắc vĩnh viễn bất biến nào về cái đẹp. Ông cho rằng cái thật, cái tốt, cái đẹp rất khăng khít với nhau khi thêm một chút sáng chói vào cái thật,cái tốt thì cái thật sẽ đẹp, cái tốt sẽ đẹp.
(Chủng sinh Đaminh Đinh Văn Quang)